Chương 2................................................................................................................................ Phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng thương mại và phát triển
2.1.1. Phân tích tình hình và kết quả kinh doanh
Để thấy rõ hơn bản chất và xu thế của những thay đổi đang diễn ra có ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng thương mại và phát triển AMG, ta có thể theo dõi số liệu ở bảng 1.1: Bảng phân tích biến động các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng thương mại và phát triển AMG:
Bảng 1.1: Bảng phân tích biến động các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng thương mại và phát triển AMG
Đơn vị tính: Đồng Việt Nam
Chỉ tiêu
Năm 2022
Năm 2021
Năm 2020
Chênh lệch 2022 so với 2021
Chêch lệch 2021 so với 2020
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
40.827.104.220 37.827.194.299 35.295.195.153 2.999.909.921 +7,93% 2.531.999.076 +7,17%
2. Các khoản giảm trừ Doanh thu
17.938.109.220 15.285.195.110 14.367.163.162 2.652.914.110 +17,36% 918.031.948 +6,39%
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
22.888.995.000 22.541.999.189 20.928.013.991 346.995.811 +1,54% 1.613.985.198 +7,71%
4. Giá vốn hàng bán
20.948.104.220 19.817.194.110 18.496.195.135 1.130.910.110 +5,71% 1.320.998.975 +7,14%
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
1.940.890.780 2.724.805.079 2.431.836.856 -783.914.299 -28,77% 292.968.223 +12,05%
9
cung cấp dịch vụ 6. Doanh thu hoạt động tài chính
150.938.105.22 0
140.294.110.401 136.856.396.18 4
10.643.994.81 9
+7,59% 3.437.714.217 +2,51%
7. Chi phí tài chính
9.938.039.220 7.918.402.110 5.836.195.306 2.019.637.110 +25,51% 2.082.206.804 +35,68%
-Trong đó: Chi phí lãi vay
8.928.110.204 6.918.110.938 4.926.105.496 2.009.999.266 +29,05% 1.992.005.442 +40,44%
8. Chi phí bán hàng
9.901.205.220 5.928.110.938 3.026.295.301 3.973.094.282 +67,02% 2.901.815.637 +95,89%
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
15.029.220.020 10.029.110.019 9.025.185.192 5.000.110.001 +49,86% 1.003.924.827 +11,12%
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
118.010.531.540 119.243.292.451 121.400.557.24 1
- 1.232.760.911
-1,03% - 2.157.264.790
-1,77%
11. Thu nhập khác
7.938.110.938 6.817.104.220 5.927.194.205 1.121.006.718 +16,44% 889.910.015 +15,01%
12. Chi phí khác 5.837.109.220 4.039.209.330 3.606.195.105 1.797.899.890 +4,45% 433.014.225 +12,01%
13. Lợi nhuận khác
2.101.001.718 2.777.894.890 2.320.999.100 -676.893.172 -24,37% 456.895.790 +19,69%
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
120.111.533.258 122.021.187.34 1
123.721.556.34 1
- 1.909.654.083
-1,57% - 1.700.369.000
-1,37%
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
27.028.150.656 28.612.375.370 26.549.348.306 - 1.584.224.714
-5,54% 2.063.027.064 7,77%
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN
93.083.382.602 93.408.812.001 97.172.208.035 -325.429.399 -0,35% - 3.763.396.034
-3,78%
( Nguồn: Sinh viên tự tính toán)
Đồng thời Để nghiên cứu kỹ hơn về xu hướng thay đổi trong hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của công ty, ta có thể theo dõi số liệu qua bảng 1.2: Bảng phân tích
10
kết quả kinh doanh đồng quy mô của Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng thương mại và phát triển AMG:
Bảng 1.2: Bảng phân tích kết quả kinh doanh đồng quy mô của Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng thương mại và phát triển AMG
Năm 2022 Năm 2021
Năm 2020 Chênh lệch năm 2022 so với năm 2021
Chêch lệch năm 2021 so với 2021 DTT từ bán hàng
và CCDV
100% 100% 100%
Giá vốn hàng bán 91,52% 87,91% 88,38% +3,61% -0,47%
LN gộp 8,48% 12,09% 11,62% -3,61% +0,47%
DT tài chính 659,44% 622,37% 653,94% +37,07% -31,57%
Chi phí tài chính 43,42% 35,13% 27,89% 8,29% +7,24%
Chi phí bán hàng 43,26% 26,3% 14,46% +16,96% +11,84%
Chi phí QLDN 65,67% 44,5% 43,12% +21,17% 1,38%
LNT từ HĐKD 515,58% 528,98% 580,09% -13,4% -51,11%
( Nguồn: Sinh viên tự tính toán) 2.1.1.1. Nhận xét về doanh thu
Nhìn vào số liệu trong bảng 1.1, ta dễ dàng nhận thấy những dấu hiệu tiêu cực trong hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng thương mại và phát triển AMG trong năm 2022 khi so sánh với năm 2021, và trong năm 2021 khi so sánh với năm 2020
Mặc dù tất cả các chỉ tiêu về doanh thu chủ yêu của công ty có sự tăng nhẹ, tuy nhiên tất cả các chỉ tiêu về lợi nhuận chủ yếu của công ty có sự giảm mạnh.
2.1.1.1.1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 11
Cụ thể, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2022 tăng so với năm 2021 với mức tăng tuyệt đối là 2.999.909.921 đồng tương ứng với mức tăng tương đối là 7,93%; năm 2021 tăng so với năm 2020 với mức tăng tuyệt đối là 2.531.999.076 đồng tương ứng với mức tăng tương đối là 7,17%. Đây là một mức tăng nhẹ về chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
2.1.1.1.2. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Về chỉ tiêu doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, năm 2022 chỉ tiêu này tăng so với năm 2021 với mức tăng tuyệt đối là 346.995.811 đồng tương ứng với mức tăng tương đối là 1,54%; năm 2021 tăng so với năm 2020 với mức tăng tuyệt đối là 1.613.985.198 đồng tương ứng với mức tăng tương đối là 7,71 %. Chỉ tiêu doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng cũng không đáng kể, tuy nhiên đây chưa hẳn là một dấu hiệu tiêu cực với một công ty trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.
Về sự tăng nhẹ không đáng kể của chỉ tiêu doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ có thể kể tới việc so sánh tốc độ tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với tốc độ tăng của các khoản giảm trừ doanh thu ta thấy, tốc độ tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng không đáng kể so với tốc độ của các khoản giảm trừ doanh thu( chỉ tiêu này năm 2022 tăng so với 2021 với mức tăng tuyệt đối là 2.652.914.110 đồng tương ứng với mức tăng tương đối là 17,36% lớn hơn so với mức tăng của chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2022 tăng so với năm 2021 với mức tăng tuyệt đối 2.999.909.921 đồng tương ứng với mức tăng tương đối là 7,93%), dẫn tới doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ có sự tăng nhẹ, không đáng kể.
2.1.1.1.3. Doanh thu hoạt động tài chính
Về phía chỉ tiêu doanh thu hoạt động tài chính, chỉ tiêu này năm 2022 tăng so với năm 2021 với mức tăng tuyệt đối là 10.643.994.819 đồng tương ứng với mức tăng tương đối là 7,59%; chỉ tiêu này năm 2021 tăng so với năm 2020 với mức tăng tuyệt đối là 3.437.714.217 đồng tương ứng với mức tăng tương đối là 2,51%.
12
Chỉ tiêu doanh thu hoạt động tài chính cũng có tốc độ tăng nhỏ hơn so với tốc độ tăng của chi phí tài chính, đặc biệt nhỏ hơn so với tốc độ tăng của chi phí lãi vay( Chi phí tài chính và chi phí lãi vay có mức tăng tuyệt đối lần lượt của năm 2022 so với năm 2021 là 2.019.637.110 đồng và 2.009.999.266 đồng tương ứng với mức tăng tương đối của năm 2022 so với năm 2021 lần lượt là 25,51% và 29.05% trong khi doanh thu hoạt động tài chính trong năm 2022 so với năm 2021 chỉ có sự tăng rất nhẹ với mức tuyệt đối chỉ 2.019.637.110 đồng tương ứng với mức tăng tương đối 7,59%; tương tự như vậy chi phí tài chính và chi phí lãi vay có mức tăng tuyệt đối lần lượt của năm 2021 so với năm 2020 là 2.082.206.804 đồng và 1.992.005.442 đồng tương ứng với mức tăng tương đối của năm 2021 so với năm 2020 lần lượt là 35,68% và 40,44% trong khi doanh thu hoạt động tài chính trong năm 2022 so với năm 2021 chỉ có sự tăng rất nhẹ với mức tuyệt đối chỉ 3.437.714.210 đồng tương ứng với mức tăng tương đối chỉ 2,51%.
Qua bảng 1.2, ta nhận thấy doanh thu tài chính nằm ở mức cao so với doanh thu thuần, và có xu hướng tăng lên trong nhiều năm. Năm 2020 doanh thu tài chính nằm ở mức 653,94% so với doanh thu thuần, đến năm 2021 con số này lên mức 622,37% và tăng vượt trội lên 659,44% so với doanh thu thuần. Việc một doanh nghiệp đầu tư xây dựng có mức doanh thu tài chính vượt trội có thể là một dấu hiệu tích cực tuy nhiên cũng có thể do doanh nghiệp tận dụng sử dụng vay nợ để đầu tư tài chính, trong trường hợp doanh thu tài chính không thể bù đắp được cho chi phí lãi vay thì đây có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tài chính của công ty.
2.1.1.1.4. Thu nhập khác
Tuy nhiên, nếu các chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, chỉ tiêu doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ và chỉ tiêu doanh thu hoạt động tài chính có sự tăng nhẹ thì chỉ tiêu thu nhập khác của công ty lại có sự tăng mạnh. Đây không hẳn là một tín hiệu tích cực của công ty bởi lĩnh vực chính của công ty là đầu tư, xây dựng, về thu nhập từ các lĩnh vực khác, không hẳn là một yếu tố đẩy mạnh được hiệu quả hoạt động của công ty. Chỉ tiêu này năm 2022 so với năm 2021 có sự tăng mạnh với
13
mức tăng tương đối là 1.121.006.718 đồng tương ứng với mức tăng tương đối là 16,44%; chỉ tiêu này này 2021 so với năm 2020 có sự tăng với mức tăng tuyệt đối là 889.910.015 đồng tương ứng với mức tăng tương đối là 15,01%.
2.1.1.2. Nhận xét về chi phí
2.1.1.2.1. Giá vốn hàng bán ( Chi phí sản xuất)
Do doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ có sự tăng nhẹ, nhỏ hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán (giá vốn hàng bán năm 2022 tăng 5,71%, cao hơn mức tăng cảu doanh thu thuần là 1,54%, tương tự chỉ tiêu giá vốn hàng bán năm 2021 so với năm 2020 tăng với mức tuyệt đối là 1.320.998.975 đồng tương ứng với mức tăng tương đối lên tới 7,14%), điều này khiến cho lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm trong năm 2022 so với năm 2021, điều này cho thấy công tác quản lý chi phí sản xuất của doanh nghiệp chưa thực sự tốt, có thể doanh nghiệp đã lãng phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất
Qua bảng 1.2 ta nhận thấy, chi phí trực tiếp (Giá vốn hàng bán) đang thay đổi theo chiều hướng không tốt. Tỷ lệ giá vốn hàng bán tăng qua các năm, từ 88,38% năm 2020 lên 87,91% năm 2021 và lên tới 91,52% năm 2022, tăng 3,14% sau ba năm. Điều này nghĩa là, nếu như năm 2020, cứ mỗi 100 đồng doanh thu thuần, công ty phải chi 88,38 đồng cho giá vốn hàng bán thì tới năm 2022, công ty đã phải chi tận 91,52 đồng cho giá vốn hàng bán ( tăng 3,14 đồng). Đây có thể là kết quả của việc quản lý chi phí sản xuất không tốt khiến giá thành đơn vị tăng lên. Nó cũng có thể là kết quả việc tăng giá bán chậm hơn so với giá thành sản xuất. Cho dù thay đổi do nguyên nhân nào thì sự tăng lên của tỷ lệ này qua ba năm cũng là một xu hướng tiêu cực với tình hình tài chính của công ty.
2.1.1.2.2. Chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là hai chỉ tiêu có tốc độ tăng mạnh nhất trong các chỉ tiêu chi phí, và cao gấp nhiều lần tốc độ tăng của doanh thu. Chỉ tiêu
14
chi phí bán hàng năm 2022 tăng so với 2021 đáng kể với mức tuyệt đối là 3.973.094.282 đồng tương ứng với mức tương đối 67,02% cao gấp 60 lần tốc độ tăng của doanh thu; năm 2021 so với năm 2020 chỉ tiêu này tăng đáng báo động với mức tăng tuyệt đối lên tới 2.901.815.637 đồng với mức tăng tương đối là 95,89%, cao gấp gần 90 lần tốc độ tăng của doanh thu. Điều này cho thấy công tác quản lý chi phí bán hàng của doanh nghiệp chưa hiệu quả, vào năm 2021, đại dịch covid 19 xảy ra khiến tình hình kinh doanh khó khăn, nhiều bất động sản không thể cho thuê được nên doanh nghiệp đã chi quá nhiều cho công tác marketing, giới thiệu sản phẩm,...mà không thu về được doanh thu như ý.
Qua bảng 1.2, ta nhận thấy chi phí bán hàng cũng thay đổi theo chiều hướng không tích cực. Chi phí bán hàng nằm ở mức 14,46% so với doanh thu thu thuần năm 2020, tuy nhiên đến năm 2021 tỷ lệ này tăng lên tới 26,3% và tăng vượt trội lên mức 43,26%
năm 2022. Nếu năm 2020 và 2021, đây có thể coi là một mức chi phí phù hợp với một doanh nghiệp xây dựng, cho thuê cần có nhiều hoạt động quảng cáo và một hệ thống tiêu thụ rộng lớn, nhất là đặt trong một bối cảnh doanh thu đang có xu hướng tăng lên thì năm 2022, mức chi phí này là hoàn toàn không hợp lý, ngoài việc cho thấy xu hướng quản lý chi phí bán hàng còn nhiều yếu kém của doanh nghiệp còn cho thấy công ty chưa có những nỗ lực cắt giảm chi phí bán hàng.
2.1.1.2.3. Chi phí quản lý doanh nghiệp
Tương tự như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng có tốc độ tăng đáng kể so với tốc độ tăng của doanh thu. Cụ thể, năm 2022 chỉ tiêu này của doanh nghiệp tăng so với năm 2021 với mức tăng tuyệt đối là 5.000.110.001 đồng tương ứng với mức tăng tương đối là 49,86% cao gấp gần 49 lần tốc độ tăng của doanh thu và năm 2021 so với năm 2020 chỉ tiêu này tăng với mức tăng tuyệt đối ít hơn, chỉ 1.003.924.827 đồng với mức tăng tương đối là 1,77%. Điều này cho thấy ngoài công tác quản lý chi phí bán hàng, công tác quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty AMG cũng chưa thật sự tốt, công ty đã phải chi rất nhiều khoản tiền cho việc quản lý, điều này là một điều bình thường so với các doanh nghiệp xây dựng, đầu tư bởi việc
15
xây dựng các tòa nhà từ đó thuê ban quản lý đội ngũ để quản lý là một điều hiển nhiên, thậm chí việc càng chi nhiều tiền cho ban quản lý, bảo vệ,...các tòa nhà cho thuê cũng có thể cho thấy một tình hình kinh doanh khả quan. Tuy nhiên điều đáng báo động ở đây không phải việc doanh nghiệp chi bao nhiêu cho việc quản lý doanh nghiệp mà là ở tốc độ tăng của cả chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng một cách đáng bao động, cao gấp nhiều lần so với tốc độ tăng của doanh thu, bên cạnh đó, tốc độ tăng này so với các doanh nghiệp cùng ngành và với mức bình quân ngành thực sự bất thường, điều này chỉ có thể giải thích bởi hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chưa được tốt, doanh thu mang về không đáng kỳ vọng.
Đồng thời, qua bảng 1.2 ta nhận thấy, tương tự như với tỷ trọng chi phí bán hàng, tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên tương đối so với doanh thu và các chi phí khác. Có thể dễ dàng nhận thấy, mức độ tăng tỷ trọng ủa chi phí quản lý doanh nghiệp là lớn nhất trong các loại chi phí. Ở năm nào, mức chi phí này cũng rất cao đối với một doanh nghiệp tốc độ tăng doanh thu đang là rất nhỏ. Năm 2020, chỉ tiêu này là 43,12%
so với doanh thu thuần, sang tới năm 2021 chỉ tiêu này có sự tăng nhẹ lên 44,5% nhưng sang tới năm 2022 chỉ tiêu này tăng đáng báo động lên tới 65,67% so với doanh thu thuần. Doanh nghiệp chưa thực sự nỗ lực cắt giảm chi phí quản lý doanh nghiệp mà ta đã thấy ở phần trên.
2.1.1.2.4. Chi phí khác
Chỉ tiêu chi phí khác lại có tốc độ tăng nhỏ nhất so với các loại chi phí, điều này là không hợp lý bởi chỉ tiêu này không ảnh hưởng quá nhiều đến hiệu quả kinh doanh của một công ty xây dựng. Chính vì vậy, ta có thể nhìn thấy một điều rõ ràng trong bảng 1.1 rằng, mặc dù tốc độ tăng của chi phí khác nhỏ hơn tốc độ tăng của thu nhập khác, tuy nhiên vẫn khiến cho lợi nhuận trước thuế sụt giảm.
2.1.1.3. Nhận xét về lợi nhuận
2.1.1.3.1. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
16
Cụ thể, chỉ tiêu lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2022 giảm so với năm 2021 với mức giảm tuyệt đối là 783.914.229 đồng tương ứng với mức giảm tương đối là 28,77%; năm 2021 có sự tăng nhẹ so với năm 2020 với mức tăng tuyệt đối là 292.968.223 đồng tương ứng với mức tăng tương đối là 12,05%. Việc lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2022 giảm tới 28,77% so với năm 2021 là một con số đáng báo động về tình hình kinh doanh của công ty.
2.1.1.3.2. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Đối với chỉ tiêu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu này cũng có sự giảm nhẹ. Cụ thể, chỉ tiêu này năm 2022 giảm so với năm 2021 với mức giảm tuyệt đối là 1.232.760.911 đồng tương ứng với mức giảm tương đối là 1,03%; chỉ tiêu này năm 2021 giảm so với năm 2020 với mức giảm tuyệt đối là 2.157.264.790 đồng tương ứng với mức giảm tương đối là 1,77%.
2.1.1.3.4. Lợi nhuận kế toán trước thuế
Về chỉ tiêu tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của doanh nghiệp, chỉ tiêu này năm 2022 có sự giảm nhẹ so với năm 2021 với mức giảm tuyệt đối là 1.909.654.083 đồng tương ứng với mức giảm tương đối là 1.57%; chỉ tiêu này năm 2021 so với năm 2021 có sự giảm nhẹ hơn với mức giảm tuyệt đối là 1.700.369.000 đồng với mức giảm tương đối là 1,37%.
2.1.1.3.5. Lợi nhuận kế toán sau thuế
Cuối cùng là chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế TNDN, chỉ tiêu này năm 2022 có sự giảm nhẹ so với năm 2021 với mức giảm tuyệt đối chỉ 325.429.399% tương ứng với mức giảm tương đối là 0,35%, tuy nhiên chỉ tiêu này năm 2021 có sự giảm mạnh hơn so với năm 2020 với mức giảm tuyệt đối là 3.763.396.034 đồng tương ứng với mức giảm tương đối là 3,78%.
Qua một số phân tích khái quát, ta có thể có thấy những dấu hiệu tiêu cực trong hoạt động kinh doanh của công ty như sau:
17
Tất cả các chỉ tiêu về doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp đều có sự tăng nhẹ, tuy nhiên tất cả các chỉ tiêu về lợi nhuận chủ yếu của doanh nghiệp có sự sụt giảm đáng kể, đặc biệt, tốc độ giảm của chỉ tiêu lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2022 so với năm 2021 lên tới 28,77%, cao gấp gần 20 lần so với tốc độ giảm của doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2022 so với năm 2021 là 1,54%. Những hạn chế trong việc tăng trường doanh thu và lợi nhuận phản ảnh những thất bại trong việc khuyếch trương hoạt động, chiếm lĩnh thị phần và quản lý chi phí.
Đặc biệt mức giảm đáng báo động của lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ kéo theo sự sụt giảm của lợi nhuận trước thuế và một tín hiệu không mấy khả quan về tình hình tài chính của công ty.
Bên cạnh đó, ta có thể nhận thấy răng do chưa có những tiến bộ trong việc quản lý chi phí nên tỷ suất lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu không hề được cải thiện, thậm chí còn có chiều hướng giảm xuống.
Qua việc phân tích khái quát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, ta có thể kết luận được về một số điểm mạnh và hạn chế của doanh nghiệp như sau:
Thứ nhất, công tác quản lý chi phí của Công ty chưa hiệu quả. Trong đó, công tác quản lý chi phí sản xuất( giá vốn hàng bán), công tác quản lý chi phí bán hàng, công tác quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp đều chưa hiệu quả.
Thứ hai, công ty đang quá quan tâm về việc tiết giảm các khoản chi phí khác và nguồn thu nhập khác mà không có các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chính của công ty
Thứ ba, công ty chưa có sự cân bằng hợp lý giữa mức độ đầu tư vào hoạt động tài chính để thu được một mức doanh thu hoạt động tài chính phù hợp với mức chi phí tài chính sẽ phải bỏ ra.
Về hiệu quả:
Công ty có chính sách đầu tư tài chính tốt, thu được lợi nhuận đáng kể.
18