1. Đánh giá.
1.1. Mô hình tổ chức Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ưu điểm:
Ổn định tiền tệ và tài chính: Theo mô hình này thì Chính phủ có thể thông qua Ngân hàng nhà nước để thực hiện chính sách quản lý kinh tế vh mô thông qua chính sách tiền tệ. Đồng thời, Ngân hàng nhà nước trực thuộc chính phủ nên sẽ tạo được uy tín, độ tin cậy của các cá nhân, tổ chức vào bộ máy nhà nước, từ đó duy trì được sự ổn định ở một mức độ nào đó khi có khủng hoảng xảy ra.
Thúc đẩy kinh tế phát triển: Sự liên kết trực tiếp với chính phủ cho phép ngân hàng nhà nước tích hợp mục tiêu kinh tế và chính trị. Điều này giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong bối cảnh mục tiêu xã hội và chính trị.
Đồng thời, thông qua các hạng mục đầu tư công, có thể giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo công ăn việc làm từ đó góp phần vào ổn định xã hội, phát triển kinh tế.
Bù đắp thâm hụt ngân sách: Chính phủ có thể sử dụng chính sách tiền tệ để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước.
Đây là mô hình phù hợp với yêu cầu cần tập trung quyền lực để phục vụ phát triển, xây dựng nền kinh tế trong thời kỳ đang phát triển.
Nhược điểm:
Hiệu suất không cao: Các hoạt động của Ngân hàng Nhà nước đều do Chính phủ hoặc Quốc hội đề ra chỉ tiêu, điều này khiến cho các chính sách tiền tệ quốc gia mà Ngân hàng Nhà nước thực hiện sẽ không tương ứng với tình hình thực tế mà sẽ theo “kịch bản” đã được duyệt từ trước. Điều này là một điểm trừ lớn bởi nền kinh tế trong nước và quốc tế đều có sự chuyển biến hàng ngày, hàng giờ. Các chỉ tiêu được đặt ra từ trước có thể sẽ không phù hợp với thực tế, nó khiến sự phản ứng của Ngân hàng Nhà nước khi thị trường biến động trở nên sơ cứng và thiếu linh hoạt.
Nguy cơ lạm phát: Bởi vì Chính phủ đã sử dụng chính sách tiền tệ để bù đắp bôi chi ngân sách nên sẽ gây ra lạm phát, đều này rất nguy hiểm nếu chỉ số lạm phát không được khống chế. Hậu quả của nó ta có thể nhìn thấy trong lịch sử khi thực hiện kế hoạch kinh tế Giá - Lương - Tiền làm lạm phát tăng phi mã lên 600% khiến cho đồng tiền mất gần như giá trị và nền kinh tế trở nên điêu đứng.
Phục vụ cho mục đích chính trị: Bởi vì là một cơ quan thuộc Chính phủ đồng thời Chính phủ còn là chủ sở hữu của Ngân hàng nhà nước nên khi Chính phủ yêu cầu, Ngân hàng Nhà nước buộc phải thực hiện chúng dù có trái ngược với các sứ mệnh và các chính sách tiền tệ như phải thực hiện tái cấp vốn để xóa các khoản vay nợ của Ngân hàng thương mại Nhà nước.
Các nhiệm vụ, chức năng, thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước được quy định trong Luật nên khi muốn thay đổi mục tiêu chính sách tiền tệ cần thay đổi cả Luật Ngân hàng Nhà nước.
2. Giải pháp.
Trên thế giới, nhiều chuyên gia kinh tế nhất trí rằng không có mô hình NHTW nào là lý tưởng cho mọi quốc gia. Sự lựa chọn này không hoàn toàn nằm trong ý muốn chủ quan mà còn phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế- xã hội và thể chế chính trị của từng nước.
Điều đó có nghha rằng mỗi một quốc gia có thể vận dụng một mô hình NHTW khác nhau phù hợp với điều kiện thực tiễn của mình. Ở nước ta, NHNN là cơ quan của Chính phủ và Thống đốc NHNN là thành viên Chính phủ. Lựa chọn như thế là
dựa trên thể chế chính trị, đặc thù kinh tế- xã hội và hệ thống luật pháp của nước ta, điều này là phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu quản lý của Chính phủ. Từ những quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước 1997, có thế thấy Quốc hội đã mở rộng thẩm quyền và tăng tính tự chủ của Ngân hàng Nhà nước khá nhiều. Tuy nhiên, để hoạt động của NHNN với tư cách là một NHTW trong nền kinh tế thị trường, việc nâng cao hơn nữa tính độc lập của NHNN là hết sức cần thiết. Chúng ta có thể mở rộng, trao thêm quyền cho Thống đốc Ngân hàng nhà nước chủ động lựa chọn và điều hành các công cụ chính sách tiền tệ mà không phải tách Ngân hàng Nhà nước ra khỏi Chính phủ hay để nó trở thành cơ quan độc lập hoàn toàn. Như đã phân tích ở trên thì ở nước ta, Ngân hàng Nhà nước đang được tổ chức ở cấp độ tự chủ là độc lập tự chủ hạn chế, điều này được biểu hiện rõ trong các quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại các Điều 2, 3, 4 của Luật này. Việc quy định như vậy, về ưu điểm Chính phủ có thể định lượng trước các chỉ tiêu và Ngân hàng Nhà nước chỉ cần thực hiện sao cho các chỉ tiêu đó được hoàn thành, điều này là tốt trong một nền kinh tế ổn định và tăng trưởng liên tục nhưng sẽ là không tốt khi nền kinh tế biến động hay khủng hoảng.
Như vậy, giải pháp chúng tôi đưa ra là cần nâng mức độ độc lập của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lên cấp độ Độc lập tự chủ trong lựa chọn công cụ điều hành.
Đây là điều cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập một cách nhanh chóng và mật thiết với thị trường quốc tế. Đặt trong bối cảnh đó, nếu một tổ chức có nhiệm vụ quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế quốc dân, là đỉnh của kinh tự tháp trong hệ thống tài chính lại không thể tự chủ trong việc lựa chọn công cụ điều hành thị trường thì quả là một sự thiệt hại to lớn cho cả quá trình hội nhập cũng như tốc độ phát triển kinh tế của nước ta. Kế đến, để tăng tính độc lập về mặt tổ chức nhân sự của NHNN thì có thể cân nhắc kéo dài nhiệm kỳ của Ban lãnh đạo NHNN hơn nhiệm kỳ của Quốc hội và Chính phủ. Có như thế thì các quyết định của NHNN mới không bị ảnh hưởng bởi chu kỳ bầu cử thành lập Chính phủ, các kế hoạch kinh tế ngắn hạn của Chính phủ mà có thể tập trung hơn vào nhiệm vụ chuyên môn của mình là điều tiết thị trường. Cuối cùng, cần có quy định về việc Ngân hàng Nhà nước không được cho Ngân sách Trung ương vay trực tiếp mà chỉ cấp tín dụng gián
tiếp thông qua thị trường thứ cấp có hạn mức và phải có trái phiếu Chính phủ làm tài sản bảo đảm.
Muốn thực hiện được các điều kể trên thì thứ quan trọng nhất là cần phải sửa đổi, bổ sung Luật Ngân hàng Nhà nước bởi nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của NHNN đều do Luật quy định.