TIỀM NĂNG VÀ KHUYẾN NGHỊ DỰA TRÊN CƠ SỞ THỰC TẾ

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) đề tài phân tích cung và cầu thịtrường ô tô điện ở việt nam (Trang 44 - 49)

I. Nhận xét tiềm năng của thị trường ô tô điện

Việt Nam hứa hẹn là thị trường ô tô điện đầy tiềm năng, vì nhiều lý do như sau:

1.1.Chính sách hỗ trợ của chính phủ

Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách hỗ trợ ô tô điện nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô điện và giảm thiểu khí thải trong môi trường.

Dưới đây là một số chính sách hỗ trợ ô tô điện của chính phủ Việt Nam:

Giảm mức thu lệ phí trước bạ: Cụ thể, Nghị định 10/2022/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành quy định ô tô điện chạy pin, trong vòng 3 năm kể từ ngày 1/3/2022, nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu là 0%. Trong vòng 2 năm tiếp theo, nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu bằng 50% mức thu đối với ô tô chạy xăng, dầu có cùng số chỗ ngồi. Đây được xem là chính sách nhằm khuyến khích thị trường xe điện để hướng đến tương lai điện khí hóa phương tiện.

Giảm thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt: đối với xe ô tô điện nhập khẩu được quy định tại Điều 7 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014:

- Xe ô tô điện chạy bằng pin, loại chở người từ 9 chỗ trở xuống, từ ngày 1/3/2022 đến hết ngày 28/02/2027 là 3%; từ ngày 1/3/2027 mức thuế suất áp dụng mới là 11%.

35

Bảng 1. Biểu suất thuế TTĐB đối với xe ô tô điện chạy pin tại Việt Nam

- Ngoài ra, đối với các loại ô tô chạy điện khác, loại chở người 9 chỗ trở xuống, mức thuế TTĐB là 15%, từ 10 đến dưới 16 chỗ là 10%, từ 16 đến 24 chỗ là 5%, loại vừa chở người vừa chở hàng là 10%.

- Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng lượng sử dụng thì thuế suất thuế TTĐB áp dụng bằng 70% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng tải trọng chạy bằng xăng dầu thông thường.

Bảng 2. Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt

BIỂU THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

Miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện: Chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô được Bộ Tài chính triển khai thực hiện từ năm 2020.

Theo đó, các doanh nghiệp được miễn hoàn toàn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất, gia công (lắp ráp) các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.Chính sách này sẽ được kéo dài đến năm 2027 theo quy định tại Nghị định số 101/2021/NĐ-CP ngày 15/11/2021, Để được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện 0%, các doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu về sản lượng chung tối thiểu và sản lượng riêng tối thiểu cho mẫu xe cam kết. Quy định này khá phù hợp với thực tế hiện nay khi lượng sản xuất xe điện ở Việt Nam còn rất ít, góp phần khuyến khích đầu tư, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất ô tô điện.

Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách hỗ trợ ô tô điện để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô. Việc áp dụng các chính sách này có thể giúp ngành công nghiệp ô tô điện phát triển mạnh mẽ và hấp dẫn hơn trong tương lai.

1.2.Xu hướng tiêu dùng xanh của người tiêu dùng

Hiện nay, người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới tiêu dùng thông minh, bền vững, cũng như những sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường ngay từ khâu sản xuất đến tiêu thụ và sử dụng sản phẩm. Người dân các và nhà đầu tư đã chuyển dần thói quen mua sắm bằng các kênh tiêu dùng “xanh” và ưu tiên cho bảo vệ sức khoẻ, tái tạo năng lượng. Bắt đầu từ những đồ dùng nhỏ quanh cuộc sống chúng ta như gói rau, củ, quả bằng lá chuối; dùng bình nước bằng thủy tinh, ống hút bằng tre hoặc giấy; sử dụng ly giấy thay ly nhựa, túi vải thay túi nilon… đến những sản phẩm có giá trị lớn như xe máy điện, ô tô điện.

1.3.Nhu cầu vận chuyển cá nhân tăng cao

Với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vận chuyển cá nhân tăng cao, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Xe điện với chi phí thấp hơn so với xe chạy bằng xăng có thể trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho người tiêu dùng.

1.4.Xăng đang ngày càng trở nên khan hiếm và đắt đỏ thúc đẩy người tiêu dùng chuyển hướng mua xe ô tô điện

Kể từ đầu năm 2022, giá xăng dầu của thế giới và Việt Nam đã trải qua nhiều lần tăng giá do sự ảnh hưởng của chênh lệch cung – cầu và sự căng thẳng chính trị thế giới. Trong vòng chưa đầy 1 năm, giá xăng tại Việt Nam có thời điểm tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến các phương tiện xe chạy bằng xăng, dầu và cũng thúc đẩy nhu cầu khách hàng đối với thị trường xe điện tăng lên rất lớn.

1.5.Công nghệ phát triển

Với những công nghệ mới được trang bị, giúp cải thiện hiệu suất và khả năng di chuyển của xe, xe điện đi được quãng đường xa hơn, thời gian sạc điện ít hơn, tải trọng lớn hơn và mẫu mã hiện đại hơn chính là những yếu tố giúp xe điện ngày càng gần gũi với người tiêu dùng.

1.6.Tiềm năng thị trường

Thị trường Việt Nam với dân số gần 100 triệu người, tỷ lệ sở hữu ô tô thuộc diện thấp trong khu vực, GDP tăng trưởng ổn định, tầng lớp trung lưu đang gia tăng mạnh mẽ, tốc độ phát triển công nghệ nhanh, sẽ là một trong những thị trường có tương lai phát triển xe điện rất lớn. Bên cạnh đó, Việt Nam có tiềm năng

37

phát triển nguồn điện sạch rất lớn như điện gió, điện mặt trời là cơ sở quan trọng để thực hiện điện hóa

Tổng quan, thị trường ô tô điện tại Việt Nam có tiềm năng lớn và đang trên đà phát triển. Trong đó, chính sách hỗ trợ của chính phủ, xu hướng tiêu dùng xanh, nhu cầu vận chuyển cá nhân tăng cao, công nghệ phát triển và tiềm năng thị trường là những yếu tố quan trọng để thị trường ô tô điện tại Việt Nam phát triển trong tương lai.

II. Khuyến nghị dựa trên cơ sở thực tế

Ngành công nghiệp ô tô đang có dấu hiệu bước sang kỷ nguyên xe điện.

Khác với ngành công nghiệp ô tô truyền thống đã hình thành cả trăm năm nay với các siêu cường thống trị như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản. Điểm xuất phát của các doanh nghiệp trong ngành xe điện hiện gần như bằng nhau.

Đó chính là cơ hội cho những doanh nghiệp mới nhảy vào ngành và những nước như Việt Nam củng cố vị thế của mình trong chuỗi giá trị ô tô toàn cầu thông qua việc thu hút đầu tư từ các Tập đoàn đa quốc gia và sự tham gia của các doanh nghiệp nội địa vừa và nhỏ vào hệ sinh thái xe điện.

Để tạo cơ hội cho chính mình, Việt Nam cần xây dựng lộ trình cấp quốc gia về triển khai và áp dụng xe điện với sự cân bằng giữa hai yếu tố cung và cầu. Lộ trình xác định các chính sách khuyến khích cần thiết để thúc đẩy cơ hội tham gia của doanh nghiệp trong nước vào những cấu phần của chuỗi cung ứng xe điện toàn cầu mà Việt Nam có tiềm năng.

Mục tiêu chính của lộ trình là thay thế nhập khẩu, thậm chí tham gia vào hoạt động xuất khẩu. Cụ thể: thành lập cơ quan ở cấp Trung ương chịu trách nhiệm và điều phối các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng và triển khai lộ trình, xây dựng bộ tiêu chuẩn và yêu cầu các nhà sản xuất tuân thủ tiêu chuẩn chung để khuyến khích sản xuất trong nước, xây dựng tiêu chuẩn khí thải chuyên biệt cho các loại xe trên thị trường.

Sau khi xác định được lộ trình chuyển đổi, các chính sách đi kèm cũng cần được mau chóng ban hành nhằm đáp ứng tốc độ thay đổi của quá trình này. Việt Nam gần như chưa có chính sách hỗ trợ khác về tín dụng, đầu tư, thương mại dành cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xe điện. Mô ®t trong những khó khăn của việc triển khai tín dụng cho phát triển ô tô điê ®n là những dự án về ô tô điện thường yêu cầu nguồn vốn lớn, duy trì trong một thời gian dài, đòi hỏi ngân hàng phải có lượng vốn lớn và dài hạn.

Theo ước tính, chi phí sản xuất ô tô điện so với xe động cơ đốt trong truyền thống cùng kích thước vẫn đắt hơn khoảng 45%. Đây là rào cản khiến nhiều doanh nghiệp Việt chưa sẵn sàng chuyển đổi từ xe dùng động cơ đốt trong sang xe điện, ngoại trừ các nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam như Vinfast, THACO, TC Motor hay mới đây là Tập đoàn Geleximco.

Do vậy, trong thời gian tới, Việt Nam có thể nghiên cứu áp dụng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt ưu đãi áp dụng cho từng dòng xe điện (HEV, PHEV, BEV, FCEV) căn cứ vào mức phát thải CO2. Đây là chính sách đã được áp dụng thành công tại nhiều nước trên thế giới nhằm hạn chế hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường, ưu tiên phát triển công nghiệp “xanh”, tạo sự công bằng trong chính sách thuế và không ảnh hưởng đến nguồn thu Ngân sách Nhà nước.

Cùng với đó là xây dựng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vượt trội nhằm thu hút đầu tư các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô điện, tập trung vào các dòng xe chưa sản xuất tại các quốc gia trong khu vực, hướng vào thị trường xuất khẩu…

Đồng thời Bộ Giao thông Vận tải thực hiện phân tích toàn diện về mức độ sử dụng, mật độ phương tiện, mô hình giao thông và tình trạng tắc nghẽn và phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng kế hoạch phát triển hạ tầng cơ sở sạc điện. Việt Nam cần có tiêu chuẩn cho trạm sạc và đảm bảo trạm sạc nhanh có thể sử dụng được cho xe điện của tất cả các thương hiệu, đáp ứng cho các dòng xe mà các hãng có thể cung cấp ra thị trường Việt Nam trong thời gian tới. Bên cạnh đó, trong quy hoạch xây dựng cần có yêu cầu về lưới điện phù hợp, mặt bằng tối thiểu dành cho trạm sạc điện, trước tiên là tại các thành phố lớn và các điểm dừng chân trên quốc lộ. Ngoài ra, cần có chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất cung cấp trạm sạc, hỗ xây dựng các nhà máy sản xuất pin để có thể giảm giá thành xe điện.

Hệ quả tích cực của các chính sách này là giá xe điện giảm và ngày càng gần với túi tiền của người tiêu dùng, cùng với những cơ chế ưu đãi dành riêng sẽ góp phần thay đổi thói quen của người dùng, tạo nguồn cầu ổn định và lâu dài cho thị trường.

39

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) đề tài phân tích cung và cầu thịtrường ô tô điện ở việt nam (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)