CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
I. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢ
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP hàng hải – chi nhánh đống đa
4.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP hàng hải – chi nhánh đống đa
4.2.1. Hoạt động huy động vốn
Trong những năm gần đây, thị trường chứng kiến cuộc chạy đua huy động vốn của các NHTM. Sự canh tranh của các NHTM nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân diễn ra khá quyết liệt, thông qua các dịch vụ chăm sóc khách hàng, lãi suất cạnh tranh và các chương trình khuyến mại có giá trị lớn để thu hút khách hàng. Ngoài ra, thị trường chứng khoán cũng là một kênh huy động vốn đặc biệt thuận lợi của các ngân hàng.
Nguồn vốn là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng, nó quyết định đến khả năng đáp ứng vốn cho nền kinh tế. Tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn phản ánh lãi suất đầu vào, đảm bảo mọi hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng có lãi. Vì vậy, Ngân Hàng luôn quan tâm đến công tác huy động vốn trong dân cư và đặc biệt là huy động vốn trên địa bàn.
Ngân hàng đã huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau như: tiền gửi của dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tư nhân, tập thể…Ngoài ra, Ngân hàng còn đa dạng các thời hạn và khung lãi suất với mục đích thu hút được nhiều nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế.
Với tinh thần, thái độ tận tụy phục vụ khách hàng như giải quyết thủ tục thuận lợi nhanh chóng, hạn chế tối đa những sai sót nhầm lẫn về mặt nghiệp vụ để đảm bảo ngày càng có uy tín đối với khách hàng. Từ đó Ngân hàng tạo thế chủ động trong việc đi vay và cho vay. Vì vậy nguồn vốn huy động của MSB nói chung
và của chi nhánh đống đa nói riêng qua các năm qua đều tăng cao do MSB đã không ngừng mở rộng mạng lưới chi nhánh. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động duy trì ở mức cao.
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động
Đơn vị: triệu đồng
0 500 1000 1500 2000 2500 3000
2006 2007 2008 2009 2010
tổng nguồn vốn huy động
1.257.203
1.432.481
1.243.740
2.442.472 2.483.496
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của MSB - Đống Đa
Đơn vị : Triệu Đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tổng huy động vốn 1.257.203 1.432.481 1.543.740 2.442.472 2.483.496
1. Nội tệ 984.748 1012.469 1054.032 1846.414 1802.975
a. Tiền gửi các TCKT 212.408 320.716 335.234 529.521 663.548
b. Tiền gửi dân cư 772.340 692.753 719.798 1317.893 1239.427
- TG không kỳ hạn 36.153 27.246 28.057 80.411 112.126
- TG có kỳ hạn <12 tháng 650.078 566.304 595.341 979.069 922.734 - TG có kỳ hạn từ 12 đến 24 tháng 65.944 67.960 55.028 162.012 123.927 - TG có kỳ hạn trên 24 tháng 20.165 32.243 41.372 96.401 111.640
2. Ngoại tệ Quy ra VNĐ 272.445 420.012 489.708 596.058 581.521
Tăng trưởng - 13,92% 7,75% 58,26% 1,68%
(Nguồn báo cáo thường niên của Chi nhánh Maritimebank Đống Đa) Nguồn vốn huy động của MSB chi nhánh Đống Đa các năm qua đều tăng cao do MSB đã không ngừng mở rộng mạng lưới chi nhánh. Vào thời điểm cuối năm 2006, tổng vốn huy động đạt 1.257.203 triệu đồng, đến năm 2010 tăng lên
2.483.496 triệu đồng. Tốc độ tăng huy động có phần chững lại trong năm 2008 với 7,75% tuy nhiên sang 2009 khi tình hình kinh tế có nhiều dấu hiệu khởi sắc, vốn huy động của ngân hàng đã hồi phục với 2.442.472 triệu đồng đạt tăng trưởng 58,26%.
Nguồn vốn huy động phân theo cơ cấu của MSB chi nhánh Đống Đa có sự chuyển dịch. Về tổng vốn huy động được trong năm 2010 tăng 1,68% so với 2009 tương ứng với 41.024 triệu đồng. Tuy nhiên có sự chuyển dịch đáng kể trong cơ cấu vốn huy động bằng nội tệ và ngoại tệ, theo chiều hướng tăng nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ, giảm nguồn vốn huy động bằng nội tệ. Năm 2009 tổng giá trị vốn huy động bằng nội tệ đạt 1.846.414 triệu đồng chiếm 75,6% và bằng ngoại tệ đạt 596.058 triệu đồng chiếm 24,4%.
Trong năm 2010 tổng giá trị vốn huy động bằng nội tệ giảm xuống còn 1.802.975 triệu đồng chiếm 72,6%, và bằng ngoại tệ lại tăng lên đến 681.521 triệu đồng chiếm 27,4%.
Sự giảm đi của tổng vốn huy động bằng nội tệ là từ sự giảm đi từ nguồn vốn huy động của dân cư. Trong khi tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng lên 25,3%, tiền gửi dân cư giảm đi 5,9%, nhưng xét theo quy mô tuyệt đối và tỷ trọng giữa hai nguồn này, làm cho tổng vốn huy động bằng nội tệ giảm đi.
Xuất phát từ xu hướng đồng đô la lên giá so với đồng Việt Nam, đồng Việt Nam cũng đối mặt với khả năng mất giá do lạm phát trong nước cao, nhu cầu về đô la trong nước tăng khiến các ngân hàng tăng lãi suất huy động bằng đô la từ đó làm tăng số vốn huy động bằng ngoại tệ lên. Bên cạnh đó tình hình kinh tế đã bước qua giai đoạn suy thoái một phần vốn tiết kiệm cũng được rút ra khỏi ngân hàng để chuyển sang các lĩnh vực đầu tư khác. Năm 2010 cũng là năm giá vàng tăng cao khiến cơn sốt vàng diễn ra, nhiều người dân thay vì gửi tiết kiệm chuyển hướng sang mua vàng tích trữ. Những điều này có thể lý giải một phần cho sự giảm đi đáng kể vốn huy động bằng nội tệ (giảm 15,4%) đặc biệt từ dân cư.
Định hướng phát triển của Maritimebank gần đây và trong thời gian tới là nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng đối với các tổ chức kinh tế, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhằm tạo ra một lợi thế cạnh tranh với các ngân hàng khác. Nằm trong định hướng chung đó, Chi nhánh Maritimebank Đống Đa cũng đã có sự phát triển trong việc thu hút một phần vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế nhờ đó mà có sự tăng trưởng 122,8% trong năm 2010.
Về cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn đã có những thay đổi theo hướng tích cực trong năm 2010, ta có thể nhận thấy sự thay đổi đó thông qua sự thay đổi tỷ trọng các kỳ hạn nguồn vốn thông qua bảng 1.
Năm 2009, trong tổng nguồn vốn huy động được thì nguồn ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn, chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tới 74,3%, trong khi các
nguồn dài hạn hơn 12 tháng lại chiếm tỷ trọng nhỏ 19,6%, trong đó nguồn vốn huy động trên 24 tháng chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ 0,7% tổng nguồn vốn Chi nhánh huy động được từ dân cư. Đây không phải là cơ cấu hiệu quả, ngân hàng cần phải tăng cường huy động những nguồn vốn dài hạn, giảm tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn dưới 12 tháng.
Năm 2010, nguồn vốn dài hạn đã có sự tăng lên đáng kể, nguồn trên 24 tháng tăng 15,63%. Tuy nhiên sự sụt giảm của nguồn ngắn hạn giảm 5,8%, cho thấy tính không ổn định của các nguồn ngắn hạn có thể gây tác động tới việc chuyển kỳ hạn nguồn vốn, cân đối kỳ hạn nguồn vốn và kỳ hạn cho vay, ngân hàng gặp khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch nguồn vốn và chính sách tín dụng hợp lý.