CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI – CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
3. Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng
3.1. Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp.
Chính sách tín dụng của Chi nhánh được xây dựng trên cơ sở: quy chế cho vay do NHNN ban hành, quy chế bảo đảm tiền vay do Chính phủ và NHNN ban hành, chiến lược và định hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Hàng Hải. Trên tinh thần không vi pham quy tắc nhưng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng, Chi nhánh đã xây dựng chính sách tín dụng khá hợp lý.
Về đối tượng cho vay, bao gồm các cá nhân và doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để sử dụng cho những mục đích chính đáng, không vi phạm pháp luật dựa trên
những nguyên tắc cơ bản nhất là sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay như thỏa thuận trong hợp đồng.
Về mức vay, thời hạn vay, phương thức giải ngân và thu nợ cũng khá linh hoạt và được thực hiện theo thỏa thuận của khách hàng với Chi nhánh.
3.2. Quản lý, giám sát các danh mục cho vay.
Sau khi NH cấp tín dụng cho KH dùng như thỏa thận trong hợp đồng tín dụng thì NH cần thiết phải kiểm soát khách hàng. Công việc này là thường xuyên tiếp tục mối quan hệ qua lại với khách hàng bằng cách gọi điện hỏi thăm tình hình, tham quan cơ sở sản xuất, nghe ngóng thông tin về khách hàng cũng như phương án sản xuất kinh doanh… Để biết được sử dụng tiền vay có đúng mục đích, đúng tiến độ hay không; tình hình sản xuất kinh doanh có biến chuyển bất lợi gì, có dấu hiệu lừa đảo hay làm ăn thua lỗ gì không… Đây là những dấu hiệu cho phép NH nhận xét một cách chính xác về KH, từ đó có thể đưa ra những quyết định phù hợp. Những thông tin theo chiều hướng tốt thì cho thấy chất lượng tín dụng được đảm bảo, ngược lại, khi khoản vay bị đe dọa thì ngân hàng cần có biện pháp kịp thời như ngừng giải ngân, thu hồi trước nợ, giảm số tiền vay… Quan hệ tín dụng được kết thúc khi NH thu hồi hết gốc và lãi. Việc xem xét tìm nguyên nhân là rất quan trọng giúp NH đưa ra quyết định mới đảm bảo an toàn khoản cho vay như với những KH có khó khăn vè tài chính song vẫn cố gắng khắc phục trả nợ thì NH sẽ cho gia hạn nợ, cho vay thêm, giảm lãi suất… Như vậy công việc kiểm tra giám sát sau khi cho vay là quan trọng mà CBTD hết sức chú ý nhằm hạn chế tối đa rủi ro tín dụng. Và để hoàn thành tốt công việc này ngân hàng có thể thực hiện:
Khi khách hàng trình báo cáo tài chính cho cán bộ tín dụng thì phải xem xét kĩ, phân tích về tình hình tài chính khách hàng cũng như quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh như thế nào… Từ đó nắm rõ được các yếu tố tác động lớn khả năng trả nợ của khách hàng.
Đột xuất hoặc hàng quý hàng tháng định kì trên cơ sở sổ sách hạch toán theo dõi của khách hàng, các chứng từ hóa đơn, trực tiếp kiểm tra theo dõi tiến độ hoạt động phương án dự án sản xuất kinh doanh để có thể nắm rõ được mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng.
Khi xem xét các trường hợp có đảm bảo bằng bảo lãnh của bên thứ ba đòi hỏi cán bộ tín dụng chú ý đến năng lực tài chính của người bảo lãnh. Đặc biệt, những trường hợp đảm bảo bằng thiết bị, máy móc, nhà xưởng thì phải thường giám sát tài sản đảm bảo và hồ sơ đảm bảo tiển vay để dễ dàng phát hiện và đưa ra biện pháp xử
lý kịp thời, tránh trường hợp không mong muốn: hư hỏng, mất giá trị trên thị trường, đã đem đảm bảo ở ngân hàng khác…Ngoài nhiệm vụ này thì chi nhánh cũng cần chú ý đến công tác kiểm soát khiểm tra nội bộ nhằm đem lại kết quả cao nhất.
3.3. Trích lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro tín dụng.
Với hoạt động tín dụng thì rủi ro là khách quan, khó tránh khỏi. Để bù đắp những tổn thất khi rủi ro xảy ra, ngân hàng tiến hành trích lập dự phòng từ nguồn lợi nhuận sau thuế. Cụ thể:
Bảng 3.1: Quy định trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng tại MSB – Đống Đa
Nhóm Loại Tỷ lệ dự phòng cụ thể
1 Nợ đủ tiêu chuẩn 0%
2 Nợ cần chú ý 5%
3 Nợ dưới tiêu chuẩn 20%
4 Nợ nghi ngờ 50%
5 Nợ có khả năng mất vốn 100%
Theo quyết định này thì nợ quá hạn được phân thành 5 nhóm tương ứng với tỉ lệ trích lập dự phòng riêng. Định kỳ hàng quý và trong thời gian 15 ngày làm việc đầu tiên thì ngân hàng cần phải tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Ngân hàng cần thực hiện đúng, đầy đủ theo quyết định tuy nhiên không nên tuân thủ, áp đặt quá mức mà đôi lúc phải linh hoạt khi xác định rủi ro có thể xảy ra cho mỗi khoản vay. Khi sử dụng quỹ dự phòng bù đắp tổn thất chỉ được thực hiện khi đó là khoản vay thuộc nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) mà sau quá trình thương lượng với người đi vay và phát mại tài sản bảo đảm vẫn chưa đủ. Do đó, trên cơ sở từng nhóm nợ có tại ngân hàng mà ngân hàng đánh giá được khả năng rủi ro gặp phải đồng thời trích lập số tiền dự phòng chính xác. Một vấn đề cần nói đến là ngân hàng cần phải xác định đúng nhóm nợ của khoản vay từ đó mới đưa ra con số dự phòng chính xác, hạn chế thừa thiếu quá mức và tỉ lệ trích lập dự phòng tương ứng nhóm nợ thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.2: Quy định phân loại nợ tại MSB – Đống Đa
Phân loại Tiêu chuẩn Tỉ lệ trích
lập DPRR Nợ đủ tiêu
chuẩn
+ Các khoản nợ trong hạn được đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn
% Nợ cần chú ý +Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày
+Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn đã cơ cấu lại.
50%
Nợ dưới tiêu chuẩn
+Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày
+Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo ngày thời hạn đã cơ cấu lại.
20%
Nợ nghi ngờ +Các khoản nợ quá hạn từ 180 đến 360 ngày.
+Các khoản nợ cơ cấu lại theo thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày theo thợi hạn đã cơ cấu lại.
50%
Nợ có khả năng mất vốn
+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày +Các khoản nợ khoanh chờ chính phủ xử lý
+Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại.
100%