Đánh giá thực trạng phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) chủ đề số 2 giải pháp phát triển thị trường bảohiểm việt nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 25 - 30)

II. Thực trạng phát triển thị trường BHNT Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

2.3 Đánh giá thực trạng phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

2.3.1 Kết quả đạt được

Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ngày càng tăng vượt trội.

Theo IAV, 10 năm trước doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ toàn thị trường chỉ quanh mốc 18.400 tỷ đồng, song đến năm 2021 đã vươn lên 160.000 tỷ đồng - tăng gần 9 lần.

Nhìn chung, thời gian qua, thị trường bảo hiểm đạt mức tăng trưởng cao và ổn định, với mức tăng trưởng bình quân 20%/năm, cơ bản hoàn thành các mục tiêu đề ra tại Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm giai đoạn 2011 - 2020. Thị trường bảo hiểm ngày càng thể hiện được vai trò, vị trí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Các sản phẩm bảo hiểm ngày càng được đa dạng hóa và chất lượng ngày một nâng cao.

Các doanh nghiệp bảo hiểm đã và đang hoạt động an toàn, hiệu quả, tính chuyên nghiệp, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng được cải thiện. Các sản phẩm và chất lượng dịch vụ được tăng cường ngày càng đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tham gia bảo hiểm. Đồng thời, cơ chế, chính sách quản lý, giám sát thị trường bảo hiểm từng bước được hoàn thiện, hỗ trợ thị trường bảo hiểm phát triển mạnh mẽ và góp phần thúc đẩy hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế.

Số lượng doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ngày một tăng

Các doanh nghiệp bảo hiểm cùng nhau cạnh tranh, tuyên truyền về bảo hiểm, xây dựng uy tín thương hiệu và cung cấp sản phẩm bảo hiểm ngày một tốt hơn. Toàn thị trường có 19 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, các doanh nghiệp bảo hiểm đều có năng lực tài chính mạnh, biên khả năng thanh toán tốt và được xếp hạng nhóm A theo tiêu chuẩn của Bộ Tài chính quy định tại Thông tư 195/2015/TT-BTC.

Số lượng người dân tham gia bảo hiểm và hưởng quyền lợi bảo hiểm ngày càng nhiều với mọi tần lớp dân cư, mọi lứa tuổi, mọi khu vực địa lý.

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm là người thành thị chiếm 42%, phi thành thị chiếm 58%, đặc biệt những vùng núi chuyên canh cây công nghiệp hay vùng đồng bằng, vùng biển, các hộ kinh doanh trang trại tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm lớn. Có đến gần 50% người tham gia bảo hiểm mang lại quyền lợi được bảo hiểm cho người thân: vợ, chồng, con cái, cha mẹ, anh chị em ruột.

Kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm và cung cấp dịch vụ khách hàng ngày càng mở rộng.

Xét về số lượng, theo Niên giám thị trường bảo hiểm Việt Nam, số đại lý bảo hiểm liên tục tăng qua từng năm: Nếu như năm 2011 có 283.593 đại lý thì tới năm 2018 tăng lên 899.071 đại lý và các năm 2019, 2020 tiếp tục tăng lên tương ứng 1.026.224 đại lý và 1.066.835 đại lý. Ngoài ra các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ còn có 1.000 chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trên toàn quốc để phục vụ khách hàng ký kết hợp đồng bảo hiểm, quản lý đại lý, tiếp nhận thông tin khách hàng, xử lý chi trả tiền bảo hiểm, chăm sóc khách hàng, khám sức khỏe lần đầu và định kỳ được tốt hơn. Một số doanh nghiệp bảo hiểm đã thiết lập hệ thống kênh phân phối bán sản phẩm bảo hiểm qua các ngân hàng thương mại (đạt khoảng 7% tổng

doanh thu toàn ngành), qua hệ thống bưu điện, hội phụ nữ, hội nông dân. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm tích cực đơn giản hóa thủ tục ký kết hợp đồng bảo hiểm và trả tiền bảo hiểm theo hướng tạo thuận lợi cho khách hàng. Mạng lưới hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm đã phủ khắp toàn quốc từ vùng sâu vùng xa đến thành thị, biên giới, hải đảo.

Bảo hiểm nhân thọ tích lũy tiết kiệm vừa bảo vệ rủi ro của người tham gia bảo hiểm vừa là kênh thu hút vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế xã hội.

Trong giai đoạn 2011 - 2017, tổng số tiền doanh nghiệp tái đầu tư trở lại nền kinh tế tăng trưởng bình quân đạt 17,7%/năm. Riêng trong năm 2017, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm đạt khoảng 251 nghìn tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2016.

Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tích cực tham gia vào hoạt động xã hội Hàng năm các doanh nghiệp bảo hiểm đóng góp hàng trăm tỷ đồng cho các hoạt động khuyến học (tài trợ học bổng, tặng xe đạp đồ dùng học tập cho học sinh nghèo, xây dựng trường học), tặng nhà tình nghĩa, giúp đỡ người nghèo, hỗ trợ nạn nhân tai nạn giao thông, chất độc màu da cam, tài trợ viện phí, tài trợ các hoạt động văn hóa, thể thao và các hoạt động công ích khác.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân a) Hạn chế

Các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ còn chưa thực sự đa dạng, chất lượng chưa cao

Ghi nhận thực tế trên thị trường, loại hình bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam chỉ mới đáp ứng phần nhỏ nhu cầu thị trường và dư địa phát triển còn khá lớn. Trong đó, có thể kể đến sản phẩm, dịch vụ Bảo hiểm hưu trí trong loại hình Bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam có tiềm năng phát triển. Đồng thời, đây cũng là sản phẩm, dịch vụ dự kiến có sự tăng trưởng tốt trong tương lai, do đó nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành bảo hiểm tại Việt Nam cũng bắt đầu quan tâm đến bảo hiểm hưu trí. Đơn cử, lượng lớn người nông thôn chưa có điều kiện tham gia được bảo hiểm xã hội, nên bảo hiểm hưu trí là một sản phẩm tiềm năng có thể đáp ứng nhu cầu đối tượng này.

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm nhân thọ còn thấp.

Hiện cả nước có khoảng 10 triệu người tham gia BHNT, tương đương 10% dân số. Trong khi đó, tại Philippines, khoảng 38% dân số có bảo hiểm, tỷ lệ này tại Malaysia khoảng 50%, Singapore khoảng 80%, Mỹ, Nhật khoảng 90%... Tại Hoa Kỳ, 70% các hộ gia đình tham gia bảo hiểm nhân thọ, tỷ lệ này ở những quốc gia phát triển tại Đông Nam Á như Malaysia và Singapore lần lượt là 75% và 80%. Trong khi đó, tại Việt Nam, chưa tới 11% dân số tham gia hình thức bảo hiểm này.

Chất lượng đội ngũ nhân viên tư vấn bảo hiểm còn chưa cao

Phần lớn nhân viên tư vấn của các công ty là người không chuyên, như sinh viên mới ra trường chưa tìm được việc, người vừa thất nghiệp hoặc người muốn làm thêm để có thêm thu nhập nên phần lớn họ đều có kiến thức không sâu về bảo hiểm. Nhiều thuật ngữ trong hợp đồng bảo hiểm khá “mơ màng” không chỉ với người mua mà cả các tư vấn viên. Điều này dẫn đến không ít trường hợp khi có vấn đề xảy ra người mua bị thiệt do không nắm vững hợp đồng, người tư vấn thì không thấy bóng dáng. Và từ đây hình ảnh của BHNT bị xấu đi rất nhiều.

Thu Hương - một tư vấn viên bảo hiểm giàu kinh nghiệm cho biết, tuần qua xảy ra cuộc tranh cãi nảy lửa giữa khách hàng bị tai nạn giao thông tại Vinh (từ tháng 8/2018, bị gãy xương hàm dưới, gãy răng, gãy đốt sống tay, thủng màng nhĩ tai trái, liệt vùng 7 ngoại biên, vỡ xương đá) với một công ty bảo hiểm cũng bởi lý do chất lượng tư vấn không tốt. “Khách hàng này cho biết, đã gần 1 năm trôi qua, nhưng công ty bảo hiểm vẫn chưa chi trả bảo hiểm với lý do khách hàng sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông. Trong khi theo vị này, ở các cuộc tư vấn mua bảo hiểm trước đó đều không được giải thích về việc sử dụng sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông, nếu xảy ra tai nạn thì sẽ không được chi trả bồi thường”, chị Hương nói và giải thích, lý do khiến tư vấn viên "né" đề cập tới các trường hợp loại trừ bảo hiểm do e ngại nếu nói rõ ngay từ đầu thì khách hàng sẽ không mua bảo hiểm. Và từ đây hình ảnh của BHNT bị xấu đi rất nhiều.

Ngoài ra rất nhiều công ty bảo hiểm ký hợp đồng độc quyền với các ngân hàng để bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng. Việc phát triển nhanh chóng trên của kênh bancassurance cũng kéo theo không ít bất cập đã được báo giới phản ánh thời gian gần đây như một số nhân viên ngân hàng ép khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn, hoặc tư vấn không đầy đủ khiến một số khách hàng nhầm lẫn giữa sản phẩm bảo hiểm và

sản phẩm ngân hàng...Các tư vấn viên trong trường hợp này chính là các nhân viên ngân hàng lại càng thiếu kiến thức về bảo hiểm hơn, tồn tại tình trạng một số nhân viên ngân hàng chạy theo KPI nên nhân viên ép khách hàng vay vốn phải mua bảo hiểm mới được giải ngân, hay việc chèo kéo khách hàng gửi tiết kiệm mua bảo hiểm.

Nhiều trường hợp người dân đến phòng giao dịch của một ngân hàng tại Hà Nội để gửi tiết kiệm. Họ được nhân viên của ngân hàng và công ty bảo hiểm tư vấn tham gia hợp đồng với tên "Tâm an đầu tư" với lãi suất cao hơn lãi suất gửi ngân hàng. Bà Bùi Thị Thủy ở 97 Yên Ninh, quận Ba Đình, TP Hà Nội cho hay: "Tôi nói tiết kiệm thì chị mua, bảo hiểm chị không mua đâu. Bạn ấy khẳng định sản phẩm này không phải là bảo hiểm". Một số người dân phản ánh về tình trạng gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) bị biến thành bảo hiểm nhân thọ. Họ cho rằng trong quá trình tư vấn, nhân viên SCB không nói rõ đây là hợp đồng bảo hiểm mà là sản phẩm đầu tư do ngân hàng kết hợp với Manulife và gói bảo hiểm là quà tặng kèm. Do đó, nhân viên không phân tích nhu cầu, tài chính hay tư vấn đúng giá trị của bảo hiểm mà chỉ tập trung vào lãi suất khách hàng sẽ nhận được.

b) Nguyên nhân

Số lượng sản phẩm bảo hiểm gia tăng, nhưng thiếu các sản phẩm được thiết kế mang tính cá nhân hóa theo yêu cầu của khách hàng, cũng như các sản phẩm bảo hiểm xanh. Các sản phẩm bảo hiểm dành cho người thu nhập thấp hoặc khu vực nông thôn, các sản phẩm thúc đẩy an sinh xã hội như bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm vi mô, bảo hiểm nông nghiệp... chưa được triển khai rộng rãi. Trên thế giới, các sản phẩm bảo hiểm mới trên cơ sở ứng dụng công nghệ ngày càng phát triển và mở rộng, đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, ở thị trường bảo hiểm Việt Nam, chưa có nhiều sản phẩm được phát triển trên nền tảng công nghệ.

Chỉ có 11% dân số Việt Nam mua bảo hiểm nhân thọ (BHNT), điều này cho thấy nhận thức của người dân về BHNT còn hạn chế. Khi người dân tham gia BHNT, họ chỉ quan tâm đến tính tiết kiệm là chủ yếu, tính rủi ro vẫn chưa được thực sự quan tâm trong hợp đồng BHNT. "Bảo hiểm mua dễ khó đòi" là tâm lý phổ biến với nhiều người Việt, khi được hỏi về quan điểm tham gia bảo hiểm nhân thọ. Bên cạnh đó, do sự thiếu chuyên môn, thiếu trung thực của đội ngũ tư vấn khiến cho một bộ phận người dân vẫn còn có định kiến đối với ngành bảo hiểm.

Phần lớn nhân viên tư vấn của các công ty là người không chuyên, như sinh viên mới ra trường chưa tìm được việc, người vừa thất nghiệp hoặc người muốn làm thêm để có thêm thu nhập nên phần lớn họ đều có kiến thức không sâu về bảo hiểm.

Ngoài ra nhiều nhân viên tư vấn chỉ quan tâm đến hoa hồng thu được từ việc bán bảo hiểm mà không chú trọng đến tư vấn cho khách hàng hiểu về sản phẩm và quyền lợi họ nhận được khi tham gia bảo hiểm. Các công ty bảo hiểm cũng chưa thực sự quan tâm đến công tác đào tạo nâng cao nghiệp vụ tư vấn cho đội ngũ nhân sự của công ty.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) chủ đề số 2 giải pháp phát triển thị trường bảohiểm việt nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)