CHƯƠNG 2: LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VÀ CÁC ĐIỀU
2.4. Quyết định nghề nghiệp (Bước 4)
Qua tìm hiểu kĩ ở bước 1 về đánh giá bản thân về tính cách, sở thích, giá trị sống, kỹ năng để tìm ra công việc phù hợp với bản thân cùng với thực trạng việc làm hiện nay. Nhóm chúng em đã tự tin khẳng định mình đã đúng khi chọn ngành Kinh doanh quốc tế ( International Business).
2.4.2. Danh sách các công việc yêu thích nhất:
Với ngành Kinh doanh quốc tế, có nhiều ngành nghề mỗi thành viên cảm thấy phù hợp với bản thân mình như:
o Chuyên viên quản lí chuỗi cung ứng o Chuyên gia nghiên cứu thị trường o Nhân viên xuất nhập khẩu o Chuyên viên phân tích đầu tư quốc tế 2.4.3. Cho điểm theo các tiêu chí:
Với các tiêu chí như giá trị, lợi ích, tính cách, kỹ năng… được cho theo thang điểm 10. Tiêu chí thích hợp nhất là 10 điểm và tiêu chí không phù hợp là 1 điểm.
Ngành nghề Gía trị: Lợi ích: Tính cách: Kỹ năng: Tổng
14
Con đường sự nghiệp
ổn định
Cơ hội thăng tiến,
thu nhập, danh tiếng
Năng động, hướng ngoại, tìm hiểu những
điều mới
Thương thuyết, tiếp thu
môi trường mới
điểm
Nhân viên xuất nhập
khẩu
7 8 9 8 32
Nhân viên logistic
8 6 7 8 29
Chuyên viên phân tích đầu tư quốc tế
8 8 6 8 30
Bảng 2: Bảng đánh giá tiêu chí liên quan đến công việc của Kinh doanh quốc tế
�Sau khi cân nhắc kĩ càng giữa các nghề các thành viên quyết định chọn nghề NHÂN VIÊN XUẤT NHẬP KHẨU
2.4.4. Xác định được ưu nhược điểm của xuất nhập khẩu
ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM
• Đây là một trong những con đường đơn giản nhất để hòa nhập vào môi trường thương mại Quốc tế, tạo ra rất nhiều công ăn việc làm cho công nhân;
• Yêu cầu đầu tư ít hơn về thời gian và tiền bạc khi so sánh với các phương thức gia nhập Thương mại Toàn cầu khác như: Các chương trình Quốc tế, Chương
• Nó tốn một số chi phí như: Chi phí đóng gói, vận chuyển, bảo vệ, bảo hiểm; Tạo nên tổng chi phí của các mặt hàng
• Không thể xuất khẩu đi được trong trường hợp nước đó tạm ngưng nhập khẩu hoặc cấm nhập khẩu mặt hàng đó, hoặc cũng có thể bị cấm vận thương mại
15
trình của Chính phủ các nước...
• Tương đối ít rủi ro hơn khi so sánh với các con đường Kinh doanh Quốc tế khác nhau: Bởi tại vì, mỗi Quốc gia không thể nào tự cung tự cấp 100% được, cho nên Xuất nhập khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế của Quốc gia đó. Nếu cấm vận hoặc phong tỏa xuất nhập khẩu thì Quốc gia đó rất khó để có thể phát triển kinh tế một cách nhanh chóng;
• Giúp các Quốc gia tiếp cận nhanh chóng các Công nghệ tốt nhất thế giới hiện nay, đồng thời cũng là nơi để sản phẩm của các Doanh nghiệp được trao đổi, giao lưu với Quốc tế
• Nó cho phép kiểm soát tốt hơn đối với các hoạt động thương mại Quốc tế, đồng thời giảm thiểu tối đa các rủi ro gặp phải.
• Các tổ chức trong nước sẽ có cơ hội tiếp cận khách hàng tốt hơn rất nhiều so với các đơn vị xuất khẩu nước ngoài. Họ sẽ phục vụ khách hàng trong nước của mình tốt hơn nhiều so với các đơn vị nằm bên ngoài quốc gia của họ.
• Hàng hóa phải tuân theo các tiêu chuẩn chất lượng. Bất kỳ hàng hóa nào chất lượng thấp mà xuất khẩu vào quốc gia khác sẽ ảnh hưởng vô cùng lơn đến uy tín quốc gia và sẽ bị các nước chú ý không chỉ về mặt hàng đó mà còn là tất cả ngành khách.
• Xin giấy phép, thủ tục giấy tờ, quy trình làm việc, hải quan là tất cả những điều gây lên sự khó khăn, đau đầu tốn thời gian, tiền bạc và rất nhiều sự bực bội cho người làm công tác xuất nhập khẩu. Vậy nên, khi hỏi xuất nhập khẩu là gì thì nhiều người cũng phải thấy ớn lạnh
• Hơn nữa, nếu không cẩn thận thì doanh nghiệp của bạn có thể đánh mất thị trường nội địa và khách hàng hiện tại để lọt vào tay các đơn vị xuất khẩu hàng hóa vào nội địa nước ta nữa.
Bảng 3: Ưu, nhược điểm của ngành xuất khẩu 2.4.5. Triển vọng thăng tiến trong nghề xuất nhập khẩu:
Xuất nhập khẩu là một hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. Xuất nhập khẩu chỉ hoạt động mua bán và trao đổi hàng hóa của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài, giúp mở rộng thị trường và đảm bảo lưu thông hàng hóa. Ngành này cũng góp một phần không nhỏ trong việc thúc đẩy nền kinh tế trong nước và xây dựng mối quan hệ đối tác toàn diện với các nước khác trong khu vực và trên thế giới.
16
● Tiềm năng phát triển ngành xuất nhập khẩu tại Việt Nam:
o Chi phí ngày càng cao đã khiến cho Trung Quốc không còn là điểm đến yêu thích của nhiều doanh nghiệp quốc tế. Thay vào đó, họ lựa chọn Việt Nam.
Các con số thống kê gần đây đã cho thấy số lượng đơn hàng chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam đã tăng cao đáng kể. Nhờ có vị trí chiến lược trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đã trở thành một trung tâm xuất nhập khẩu để các doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới tiếp cận thị trường Asean.
o Việt Nam cũng đang không ngừng đàm phán các hiệp định đối tác kinh tế toàn diện trong khu vực. Một khi những hiệp định này có hiệu lực, hàng Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận với nhiều thị trường lớn trên thế giới với mức thuế tương đối thấp.
● Với nghề nghiệp này, có thể phát triển các kỹ năng nghiệp vụ và khám phá, hiểu về bản thân của chính tôi nhiều hơn. Với các chuyến công tác ở khắp nơi, nhóm có thể rèn luyện, tiếp thu nhiều kỹ năng, cách làm việc, tác phong trong nghề nghiệp.
● Với năng lực thực sự tốt, con đường thăng tiến về chức vụ, danh tiếng mở rộng.
● Uy tín, thương hiệu cá nhân được biết đến rộng rãi.