Lập kế hoạch thực hiện (Bước 6)

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) đề tài nhận diện được những điều kiện cần thiếtđể lập kế hoạch cho khkởi nghiệp (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG 2: LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VÀ CÁC ĐIỀU

2.6. Lập kế hoạch thực hiện (Bước 6)

2.6.1. Xác định được những kỹ năng và kiến thức quan trọng về nghề:

2.6.1.1. Những kiến thức cần có của nghề xuất nhập khẩu:

● Hoàn thành các môn học chuyên ngành trung bình 7.5 điểm trở lên.

● Nắm vững quy trình xuất – nhập khẩu hàng hóa.

● Có chứng chỉ Tin học văn phòng Quốc tế như MOS,..

● Có chứng chỉ Khai báo hải quan.

17

● Cách chuẩn bị chứng từ xuất nhập khẩu gồm hợp đồng, hóa đơn thương mại (invoice), phiếu đóng gói (packing list), vận đơn (airway bill, bill of lading),...

● Biết cách giao dịch thanh toán quốc tế qua các hình thức TT (TTR), L/C, áp mã hàng hóa (HS code) để tính thuế xuất nhập khẩu, khai hải quan qua hệ thống khai điện tử Vnaccs, am hiểu về hàng hóa, tình hình thị trường.

2.6.1.2. Những kĩ năng cần có trong ngành xuất khẩu:

Khả năng ngoại ngữ: Bốn yếu tố cơ bản là NGHE – NÓI – ĐỌC – VIẾT cần được đảm bảo, thành thạo

Kỹ năng giao tiếp: cần có nền tảng giao tiếp tốt. Đặc biệt trong lĩnh vực logistics bởi dịch vụ là sản phẩm vô hình. Khi sản phẩm không thể cầm, nắm hay nhìn thấy thì việc giao tiếp hiệu quả sẽ giúp có lợi thế để chốt sale cho doanh nghiệp mình.

Kỹ năng đàm phán: đàm phán tốt sẽ giúp doanh nghiệp Xuất nhập khẩu và Logistics tránh rủi ro và thực hiện được những mục tiêu cụ thể cho từng đơn hàng, lô hàng cụ thể.

Phân tích và tư duy logic: phải có nền tảng kiến thức về nghề xuất nhập khẩu,…

2.6.2. Kế hoạch học tập các môn liên quan đến ngành

● Học kỳ 1: Chủ yếu là các môn học cơ sở và môn học cơ bản nên phải hoàn thành các môn này đúng tiến độ:

o Pháp luật đại cương o Tiếng Anh 1

o Giao tiếp trong kinh doanh o Toán kinh tế 1, kinh tế vi mô,…

● Học kỳ 2: Chủ yếu là các môn học cơ sở và môn học cơ bản nên phải hoàn thành các môn này đúng tiến độ:

o Tiếng Anh 2 o Kinh tế vĩ mô o Toán kinh tế 2 o Kinh tế chính trị Mác,…

● Học kì 3:

o Nguyên lí kế toán o Tiếng Anh 3

18

o Tài chính-tiền tệ o Đổi mới và sáng tạo o Chủ nghĩa xã hội khoa học,…

● Học kì 4:

o Marketing o Luật kinh tế

o Tư tưởng Hồ Chí Minh o Tài chính doanh nghiệp 1 o Giáo dục thể chất,…

● Học kì 5: Các môn học ở học kỳ 5 đa số là các môn học chuyên ngành phục vụ cho nghề nghiệp sau này nên phải nắm vững kiến thức đã học

● Học kì 6

● Học kì 7

● Học kì 8: Đây là học kỳ cuối, rất quan trọng trong bốn năm học Đại học, cần phải dành tất cả thời gian và các kiến thức đã học ở học kỳ trước phục vụ cho học kỳ

o Thực tập tốt nghiệp o Khóa luận tốt nghiệp 2.6.3. Kế hoạch phát triển kỹ năng mềm:

● Trong học kỳ 1,2,3,4 Nhà trường có trang bị cho sinh viên các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, kỹ năng viết và trình bày. Do đó, sinh viên cần tận dụng những môn học đó để rèn luyện các kỹ năng cơ bản ngay từ trong môi trường Đại học.

● Trong học kỳ 5,6, cần tham gia câu lạc bộ Kinh doanh quốc tế để rèn luyện khả năng giao tiếp rộng mở trong khoa, trở thành Ban điều hành khoa giúp có kinh nghiệm trong tổ chức và kiểm soát công việc, kỹ năng giải quyết vấn đề,..

● Trong học kỳ 7,8 – đây là giai đoạn cuối của chương trình Đại học, tôi bắt xin thực tập tại các công ty nhỏ (không chọn những công ty lớn, tập đoàn Đa quốc gia như Vinatrans, Vinalink,...) để cọ xát chịu áp lực cao trong công việc, thành thạo các chứng từ xuất nhập khẩu.

2.6.4. Kế hoạch làm việc tương lai:

Sau bốn năm Đại học tại Học viện Ngân hàng với đầy đủ kiến thức chuyên ngành đạt loại Khá trở lên, trang bị các kỹ năng mềm cùng một đến hai năm kinh nghiệm nghề

19

nghiệp làm thực tập viên. Với môi trường làm việc năng động và khả năng phát triển nghề nghiệp rộng mở ở miền đất “đầu tàu kinh tế”, mỗi thành viên nhóm em tự tin ứng tuyển vào công ty Tân Cảng Sài Gòn với chức danh nhân viên xuất nhập khẩu.

Sau năm năm nghề nghiệp, để trở thành một nhân viên xuất nhập khẩu giỏi và con đường nghề nghiệp ổn định, luôn luôn cần những tố chất:

● Đam mê với công việc của mình.

● Cần phải hoàn thành công việc, không phó thác cho người khác.

● Định hướng chức vụ xuất nhập khẩu ngay từ đầu, không thay đổi nghề nghiệp bừa bãi.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) đề tài nhận diện được những điều kiện cần thiếtđể lập kế hoạch cho khkởi nghiệp (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)