Giải pháp tăng hiệu quả ngành điều ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) chủ đề phân tích thị trường điều tại việtnam (Trang 35 - 38)

4.1. Nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm hạt điều Tình trạng nhiều lô điều thô nhập khẩu từ châu Phi về Việt Nam phải lưu kho thời gian dài làm giảm chất lượng, không đảm bảo chất lượng chế biến xuất khẩu. Tương tự, một số lô điều nhân chế biến cũng phải lưu kho, sử dụng chất bảo quản, chống sâu mọt đến khi xuất đi thì bị phát hiện dư lượng chất bảo quản, đã có một số lô hàng bị đối tác trả lại hoặc cảnh báo.

Các cơ quan chức năng cần thực hiện các quy định mới về kiểm soát an toàn thực phẩm của thị trường nước ngoài, đặc biệt là các thị trường Trung Quốc, EU, Mỹ… Một số tiêu chuẩn quốc tế như:

- BRC: tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm do Hiệp hội bán lẻ Anh thiết lập vào năm 1998 nhằm kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm.

- Smeta: tiêu chuẩn đánh giá và báo cáo về thực hành đạo đức và trách nhiệm xã hội.

- HACCP: Hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm dựa trên nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn trong quá trình sản xuất thực phẩm đảm bảo an toàn cho đối tượng tiêu dùng.

4.2. Kiến nghị điều chỉnh, thực hiện các mức thuế với xuất nhập khẩu hạt điều với từng quốc gia để đảm bảo tính công bằng

Năm 2022, theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, đã có 78.583 tấn được nhập vào Việt Nam, tương đương gần 350.000 tấn hạt điều thô - lớn hơn tổng sản lượng điều thô do Việt Nam sản xuất trong 1 năm.

Trong khi Chủ trương của các nước trồng điều ở châu Phi (và gần đây có cả Campuchia) là phát triển công nghiệp chế biến điều, giảm dần xuất điều thô. Các nước này đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ để thu hút đầu tư các nhà máy chế biến điều. Đồng thời, với điều thô xuất khẩu, các nước quy định và giám sát chặt giá xuất khẩu tối thiểu; áp mức thuế xuất khẩu cao, trong khi lại miễn thuế với điều nhân xuất khẩu. Còn tại Việt Nam, cả điều thô và điều nhân nhập khẩu để chế biến, xuất khẩu đều được miễn thuế.[17]

Chính sách này dẫn đến sự bất bình đẳng trong thương mại giữa doanh nghiệp chế biến 2 nước; tạo điều kiện để điều nhân từ châu Phi nhập khẩu vào Việt Nam. Điều này không những không đem lại lợi ích gì cho đất nước, mà còn đem đến những nguy cơ lớn đối với toàn ngành điều Việt Nam và ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội của Việt Nam.

4.3. Mở rộng thị trường tiêu thụ hạt điều

Hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng: Hiện nay, các phương tiện truyền thông, mạng xã hội (Facebook, Tiktok, Google, …) đang phát triển bùng nổ. Các doanh nghiệp có thể tận dụng để quảng cáo hình ảnh, các loại hình sản phẩm làm từ hạt điều

của mình đến nhiều đối tượng hơn, đồng thời cũng giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu hạt điều Việt Nam.

Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh hạt điều qua các sàn giao dịch thương mại điện tử như Amazon, Taobao, … trong thời đại chuyển đổi số.

Tăng cường thông tin về thị trường, khách hàng, xu hướng tiêu dùng và các rủi ro về thương mại tại các thị trường nước ngoài và hỗ trợ doanh nghiệp ngành điều khi gặp khó khăn. Có thể liên kết với các trường đại học, các tổ chức để thực hiện khảo sát về các yếu tố trên.

4.4. Ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào quy trình chế biến, sản xuất hạt điều

Cùng với những biến đổi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ thông tin được ứng dụng trong mọi khía cạnh của đời sống và sản xuất, các doanh nghiệp chế biến và sản xuất hạt điều có thể áp dụng các thành tựu công nghệ, ví dụ:

Sử dụng hệ thống thu thập và kiểm soát dữ liệu SCADA trong vận hành nhà máy

Sử dụng phần mềm quản lý sản xuất kinh doanh doanh nghiệp như ERP để hợp lý hóa công tác quản lý sản xuất kinh doanh.

Công nghệ IoT giúp chuyển sang quản lý từ xa thông qua các thiết bị và ứng dụng di động, việc lưu trữ dữ liệu trên Cloud Server giúp người quản lý và chủ doanh nghiệp có thể chủ động cập nhật hoạt động sản xuất theo thời gian thực dù ở bất cứ đâu.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất (như phân loại, kiểm soát chất lượng, theo dõi sản phẩm) có thể giúp giảm thời gian, tăng năng suất, giảm lãng phí và nâng cao chất lượng, minh bạch. nguồn gốc của sản phẩm.

4.5. Xây dựng mạng lưới liên kết, hợp tác ngành điều

Sự phân tán, nhỏ lẻ là một trong những lý do khiến chất lượng hạt điều xuất khẩu không được đồng đều và không kiểm soát được toàn diện. Kiến nghị xây dựng khối liên kết cụ thể như sau:

- Một là xây dựng liên kết giữa doanh nghiệp chế biến với người dân trồng điều hoặc hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ. Việc này có thể giải quyết bài toán nguồn cung hạt điều thô của doanh nghiệp và tiết kiệm thời gian tìm kiếm nguyên liệu đầu vào cho chế biến.

- Hướng thứ hai là liên kết giữa các hộ gia đình trong khu vực diện tích nhất định (huyện, liên huyện), hình thành khu chuyên canh. Đồng thời, từ đó xin trợ cấp, kinh phí Chính phủ để trang bị máy móc,J xây dựng nhà máy chế biến chuyên sâu, chuyên môn hóa, tạo được sự đồng bộ.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) chủ đề phân tích thị trường điều tại việtnam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)