CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG 472
3.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng 472
3.2.3: Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng 472
Để cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ cho các nhà quản lý về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp, Công ty cần duy trì và tiếp tục phát huy những ưu điểm sẵn có và hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán kế toán tại đơn vị.
Tuy hiểu biết của em về thực tế công tác kế toán chưa nhiều, nhưng sau một thời gian thực tập tại Công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp kiến nghị về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại DN. Em hy vọng những ý kiến của mình có đóng góp một phần trong việc hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty.
* Về xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành:
Căn cứ vào đặc điểm của ngành xây dựng về quy trình công nghệ, loại hình sản xuất ( đơn chiếc) , yêu cầu trình độ quản lý,… để Công ty xây dựng 472 xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành. Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành là công việc đầu tiên trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành của Công ty. Bộ phận kế toán phải dựa trên tính chất sản xuất và cung cấp mục đích sử dụng của chúng để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp. Trong các DN xây lắp nói chung và với Công ty xây dựng 472 nói riêng, đối tượng tính giá thành thường trùng với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Đó có thể là công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao.
SV: Phạm Thị Nga - Lớp: Kế toán 49B
*Về phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành : + Đối với hạch toán chi phí NVLTT:
Với các công trình XDCB, chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn ( khoảng 50%
đến 70%) trên tổng chi phí sản xuất. Việc quản lý tốt, hạch toán chi tiết chi phí NVLTT giúp cho Công ty không những hạ được giá thành sản phẩm xây lắp, hạ được đơn giá dự thầu mà còn góp phần giúp Công ty tăng khả năng trúng thầu.
NVL tại Công ty không được phân loại cụ thể, việc hạch toán chi phí NVL trực tiếp không đáp ứng được yêu cầu phản ánh tổng quát về mặt giá trị đối với mỗi loại, không thấy được ảnh hưởng của từng loại vật liệu đến giá thành sản phẩm hoàn thành. Mặt khác, vật liệu của Công ty thường được mua từng đợt, sử dụng đến đâu mua xuất dùng đến đó để tránh ứ đọng vốn HTK và tránh tăng thêm chi phí.
Tuy nhiên, DN nên cân nhắc và có phương hướng, chiến lược cung ứng NVL theo từng thời kỳ và theo sự biến động của thị trường. VD: Nếu nguồn cung cấp, giá cả thị trường không ổn định thì sẽ không đảm bảo được kế hoạch đề ra trong khâu lập dự toán đơn giá NVL. Chính vì vậy, việc mua bán vật tư phải được Phòng Kế toán- Tài chính, Phòng Kế hoạch, Phòng Quản lý thi công nghiên cứu, tìm hiểu cụ thể giá cả trên thị trường để từ đó đưa ra đơn giá hạch toán hợp lý, đảm bảo tiến độ thi công, tránh thiếu hụt, lãng phí, gây gián đoạn cho sản xuất, làm tăng chi phí sản xuất trong khoản mục giá thành.
+ Khi nhập kho NVL, kế toán ghi:
Nợ TK 152 Nợ TK 133
Có TK 111,112.331,…
+ Nếu nhập kho NVL thừa, phế liệu thu hồi ( nếu có ), kế toán ghi:
Nợ TK 152
Có TK 621,TK 154
+ Nếu NVL thừa hoặc phế liệu thu hồi không qua nhập kho mà tiêu thụ ngay, kế toán phản ánh các khoản thu được do bán vật liệu thừa hoặc phế liệu:
SV: Phạm Thị Nga - Lớp: Kế toán 49B
Nợ TK 111,112,331: Tổng giá thanh toán Có TK 154: Chi phí SXKD dở dang Có TK 333: VAT phải nộp
Theo em, nhằm quản lý NVL được tốt hơn thì bộ phận nào sử dụng có nhu cầu cấp vật tư thì Công ty yêu cầu phải có phiếu lĩnh vật tư theo mẫu như sau:
Bảng 3-1: Phiếu yêu cầu lĩnh vật tư
CÔNG TY XÂY DỰNG 472 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Đơn vị: Xí nghiệp 721 Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
PHIẾU YÊU CẦU LĨNH VẬT TƯ
Thuộc công trình, hạng mục công trình: Thủy điện Sơn La Họ và tên người lĩnh:
Lý do xin lĩnh vật tư:
Tên vật tư ĐVT SL yêu cầu SL thực cấp Ghi chú
Xi măng kg 35.500 35.500
Đá 1x2 m3 2.450 2.450
… … …. … …
Người xin lĩnh Tổ trưởng Thủ kho vật tư Chỉ huy đơn vị
Đối với vật tư sử dụng không hết hoặc có phế liệu thu hồi, kế toán đội lập biên bản kiểm kê và đánh giá giá trị thu hồi như sau:
Bảng 3-2: Biên bản kiểm kê và đánh giá giá trị phế liệu thu hồi BIÊN BẢN KIỂM KÊ VÀ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ PHẾ LIỆU THU HỒI Công trình:
Ngày… tháng….năm…
STT Loại vật tư, quy
cách ĐVT Số lượng Giá trị ước tính( Thành tiền)
Người nhập Đội trưởng Thủ kho
Tại Công ty xây dựng 472, vật tư mua về không qua kho mà chuyển thẳng đến chân công trình, tuy nhiên kế toán vẫn mở phiếu Nhập kho, phiếu Xuất kho bên SV: Phạm Thị Nga - Lớp: Kế toán 49B
cạnh biên bản kiểm nhận vật tư trong quá trình giao nhận vật tư. Thủ tục kế toán này phức tạp về hình thức , mất thời gian, tăng khối lượng thông tin cần xử lý cho kế toán mà vẫn không theo dõi được việc sử dụng vật tư. Để đảm bảo hiệu quả của việc quản lý vật tư, Công ty nên tập hợp thông qua Bảng tổng hợp xuất vật tư.
Bảng 3-3: Bảng tổng hợp xuất vật tư BẢNG TỔNG HỢP XUẤT VẬT TƯ ST
T Tên vật tư ĐV
T SL Đơn giá Thành tiền
Ghi Nợ các TK TK62
1
TK62 3
TK62 7 I NVL chính
1 Thép Tấn
2 Xi măng Tấn
… …. … … … …. …. …. ….
II NVL phụ 1
… …. … … … …. …. …. ….
III Nhiên liệu 1 Dầu Diezen
… …. … … … …. …. …. ….
IV CCDC
1 Đèn chiếu cá nhân 2 Quần áo bảo
hộ lao động
… …. … … … …. …. …. ….
Tổng
+ Đối với hạch toán chi phí Nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp là một bộ phận chi phí quan trọng cấu thành nên giá thành công trình, hạng mục công trình. Tại Công ty xây dựng 472 đang áp dụng hình thức trả lương hoàn toàn phù hợp với quy mô và tính chất ngành nghề kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, về phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, Công ty nên có một số điều chỉnh như sau:
SV: Phạm Thị Nga - Lớp: Kế toán 49B
- Công ty nên tính riêng lương của Công nhân trực tiếp sản xuất vào TK 622, chi phí nhân công sử dụng Máy thi công vào TK 623, lương của nhân viên quản lý các tổ đội vào TK 627. Các khoản trích theo lương ( BHYT, BHXH,BHTN,KPCĐ) của cả 3 bộ phận trên đều được phản ánh trên TK 627
Kế toán trích và phản ánh vào TK như sau:
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung Có TK 3382: KPCĐ
Có TK 3383: BHXH Có TK 3384: BHYT Có TK 3389: BHTN
- Việc sử dụng Bảng chấm công cần phản ánh chính xác giờ lao động tức là phản ánh đúng nhất thực tế chất lượng công việc. Để đảm bảo điều đó, kế toán cần kết hợp với bộ phận kỹ thuật để nắm bắt được tiến độ thi công trong ngày là như thế nào… qua đó thực hiện tính trả lương chính xác cho lao động.
- Việc lập định mức lao động phải chi tiết cho từng giai đoạn công việc chứ không lập cho cả công trình vì như thế sẽ không chính xác, dễ dẫn đến lãng phí.
Tuy công việc này đòi hỏi phải chi tiết cụ thể, nhưng nó sẽ mang lại kết quả chính xác, tiết kiệm được nhiều hơn.
+ Đối với hạch toán chi phí sử dụng máy thi công:
- Chi phí sửa chữa máy thi công tại Công ty hạch toán theo phương thức là chi phí phát sinh tại công trình, hạng mục công trình nào thì kế toán hạch toán ngay vào TK 623. Tuy nhiên, nếu chi phí sửa chữa lớn phát sinh bất thường trong kỳ thì sẽ ảnh hưởng tới giá thành xây lắp công trình đó, khi mà Công ty chưa lập kế hoạch trích trước chi phí SCL TSCĐ. Em đề xuất Công ty nên trích trước chi phí SCL TSCĐ và thực hiện ghi sổ như sau:
Nợ TK627: Với TSCĐ dùng chung tại đội Nợ TK 623: Với máy thi công
Nợ TK 642: TSCĐ tại Công ty
Có TK 335: Trích trước chi phí SCL TSCĐ SV: Phạm Thị Nga - Lớp: Kế toán 49B
Khi chi phí SCL thực tế phát sinh, kế toán phản ánh:
Nợ TK 335
Có TK 111,112,331,…
Nếu kế toán không tiến hành trích trước thì chi phí sửa chữa thực tế phát sinh thì nên phân bổ chi phí này vào chi phí SXKD:
Khi chi phí SCL phát sinh : Nợ TK 242
Có TK 111,112,331,..
Chi phí này được phân bổ : Nợ TK 627
Nợ TK 623 Nợ TK 642
Có TK 242
Hiện nay tại Công ty đang tiến hành theo dõi chấm công cho các tổ máy thi công cũng giống như các tổ đội sản xuất khác là chưa hợp lý vì trong sản xuất thi công máy thi công không phải bao giờ cũng hoạt động. Ngoải ra, cùng một máy thi công trong cùng một kỳ có thể tham gia sản xuất tại nhiều công trình khác nhau.
Theo em, Công ty nên lập nhật trình sử dụng máy thi công để phục vụ cho công tác tình hình sử dụng xe máy trong đơn vị trong Công ty theo mẫu sau :
SV: Phạm Thị Nga - Lớp: Kế toán 49B
Bảng 3-4 : Nhật trình sử dụng xe máy thi công
CÔNG TY XÂY DỤNG 472 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Đơn vị : Xí nghiệp 721 Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
NHẬT TRÌNH SỬ DỤNG XE MÁY THI CÔNG Từ ngày 01 đến ngày 31/10/2010
Tên xe máy : Máy xúc Komatsu Họ và tên ca trưởng : Trần Văn Toản
NT Ca ( Từ giờ phút đến giờ phút )
Nội dung công việc
Khối lượng Kỹ thuật thi công xác B.Sáng B.Chiều nhận
15/10 6h30÷11h30 Xúc đất lên xe 5h Vũ Tiến Dũng
20/10 13h÷16h Xúc đá lên xe 3h Vũ Tiến Dũng
Đây là một trong những căn cứ để kế toán Công ty tiến hành ghi sổ và kiểm tra các chi phí hoạt động của máy thi công theo đúng thực tế phát sinh chi phí ở từng công trình, hạng mục công trình.
Đối với máy thi công hoạt động phục vụ cho nhiều công trình, hạng mục công trình thì kế toán nên phân bổ khấu hao theo số giờ chạy máy. Mẫu bảng có thể như sau :
Bảng 3-5 : Bảng phân bổ khấu hao máy thi công BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO MÁY THI CÔNG ST
T
Tên máy
Tổng số giờ hoạt động trong tháng
Mức khấu hao phân bổ
cho 1 giờ
CT Thủy điện Sơn La CT Quốc lộ 12 Số giờ
họat động
Số giờ hoạt động
Số giờ hoạt động
Chi phí khấu hao
Chi phí khấu hao MTC phân bổ cho từng công trình được tính như sau :
SV: Phạm Thị Nga - Lớp: Kế toán 49B
Chi phí khấu hao Số giờ hoạt động của từng máy tại Mức KH 1 tháng từng máy mỗi công trình, hạng mục công trình của từng phân bổ cho = x máy thi công mỗi công trình Tổng số giờ máy hoạt động trong tháng hạng mục công trình của từng máy
+ Đối với hạch toán chi phí Sản xuất chung :
Hiện nay Công ty xây dựng 472 tiến hành phân bổ chi phí SXC theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp. Tuy nhiên, trong giá thành sản phẩm xây lắp, chi phí NVLTT lại chiếm tỷ trọng lớn nhất. Mặt khác, khi KHKT ngày càng được áp dụng vào XDCB thì chi phí nhân công sẽ giảm đi đáng kể. Khi đó, việc phân bổ chi phí SXC theo tiêu thức chi phí NCTT sẽ không còn chính xác vì chi phí SXC phân bổ cho từng công trình sẽ không phản ánh đúng, dẫn đến sự sai lệch trong giá thành sản phẩm. Em kiến nghị Công ty nên sử dụng tiêu thức phân bổ chi phí SXC là chi phí NVLTT.
+ Đối với hạch toán chi phí bảo hành sản phẩm xây lắp :
Theo quy định hiện hành, nhà thầu thi công xây dựng phải có trách nhiệm bảo hành công trình. Căn cứ vào thỏa thuận về bảo hành công trình trên Hợp đồng xây dựng, kế toán xác định số tiền trích trước về chi phí bảo hành công trình :
Nợ TK 627 : Tính vào giá thành công trình đó Có TK 352
Khi phải tiến hành bảo hành công trình, các chi phí bảo hành công trình thực tế phát sinh :
Nợ TK 621, 622, 623,627 Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 141, 152,331, 334,…
Khi công việc bảo hành hoàn thành, kế toán kết chuyển chi phí bảo hành công trình :
Nợ TK 154
Có TK 621, 622, 623, 627 Kết chuyển chi phí bảo hành thực tế :
Nợ TK 352
Có TK 154 : Bảo hành
SV: Phạm Thị Nga - Lớp: Kế toán 49B
Khi quyết toán chi phí bảo hành
Nếu chi phí bảo hành thực tế lớn hơn chi phí bảo hành trích trước, kế toán tiến hành trích bổ sung vào TK 811 :
Nợ TK 811
Có TK 352
Nếu chi phí bảo hành thực tế nhỏ hơn chi phí bảo hành trích trước hoặc Công ty không phải bảo hành, kế toán phản ánh :
Nợ TK 352
Có TK 711
* Về chứng từ và luân chuyển chứng từ :
Các Xí nghiệp, các tổ đội thi công do Công ty trực tiếp quản lý nên các chứng từ phát sinh ở các bộ phận này đều được chuyển về Phòng Kế toán- Tài chính của Công ty để duyệt quyết toán. Việc chứng từ kế toán đến cuối tháng, cuối quý mới chuyển về Công ty dễ dẫn đến nhầm lẫn, sai sót trong quá trình kế toán.
Việc các chứng từ không hợp lệ, cũng như các chi phí chi sai mục đích vẫn được thanh toán càng làm cho khâu kiểm tra kế toán chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ càng khó khăn.Vì vậy việc so sánh giữa chi phí thực tế và chi phí dự toán là không chính xác, ảnh hưởng đến các quyết định kinh doanh của nhà quản lý. Thông thường khi chứng từ phát sinh đều được kế toán cập nhật hàng ngày nhưng do địa bàn hoạt động của Công ty trải rộng, các công trình thi công ở nhiều vùng khác nhau nên việc hoàn chứng từ đội, Xí nghiệp chuyển lên Công ty để duyệt quyết toán và tạm ứng thường bị chậm trễ là điều không thể tránh khỏi. Về điểm này, em xin đưa ra kiến nghị Công ty nên yêu cầu các Xí nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định phải hoàn trả chứng từ, sổ sách kế toán về Công ty, để khi về Công ty quyết toán tránh những trường hợp sai sót có thể xảy ra, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp được đảm bảo đúng đắn với quy định.
* Về tài khoản và phương pháp kế toán :
Với việc hạch toán chi phí NVLTT, để đảm bảo tổ chức tốt việc quản lý cũng như hạch toán NVL được chi tiết, đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý SV: Phạm Thị Nga - Lớp: Kế toán 49B
chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, Công ty nên tiến hành xác định NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, mở TK chi tiết đối với NVL. Theo em Công ty nên mở chi tiết TK 152 như sau :
TK 1521 : Nguyên vật liệu chính ( Chi tiết theo từng loại, tên công trình TK 1522 : Vật liệu phụ ( Chi tiết theo từng loại, tên công trình )
TK 1523 : Nhiên liệu ( Chi tiết theo từng loại, tên công trình )
Việc phân loại chi tiết như thế sẽ đảm bảo có được thông tin chính xác, kịp thời về sự biến động của từng loại vật tư như số lượng, đơn giá, độ hao hụt… Quản lý NVL trong sản xuất thi công của Công ty luôn là vấn để được quan tâm hàng đầu.
* Về sổ kế toán chi tiết:
Hệ thống sổ kế toán chi tiết phần hành chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tổ chức khá đầy đủ tuy nhiên kết cấu một số sổ chi tiết chưa thực sự chi tiết, rõ ràng, chưa phục vụ đắc lực cho công tác quản trị chi phí nội bộ tại Công ty.
Để đáp ứng tốt nhất yêu cầu cung cấp thông tin cho ban quản lý, phục vụ công tác thanh kiểm tra, kế toán Công ty xây dựng 472 nên tổ chức điều chỉnh lại sổ kế toán chi tiết chi phí sản xuất mở cho các TK 623, 627 do Bộ Tài Chính ban hành, cụ thể :
Bảng 3-6: Sổ kế toán chi tiết TK 623, 627
Chứng từ Diễn giải TKĐ
Ư
Tổng Ghi Nợ Tài khoản…
SH NT … … …. …. …. ….
SV: Phạm Thị Nga - Lớp: Kế toán 49B
Bảng 3-7 : Sổ tổng hợp chi tiết TK chi phí
Sổ tổng hợp chi tiết TK 621, 622, 623,627,154 Công ty nên theo hình thức cụ thể, chi tiết như mẫu bảng do Bộ Tài Chính ban hành :
STT Tên công trình SDĐK PSTK SDCK
Nợ Có Nợ Có Nợ Có
Cộng
* Về thẻ tính giá thành :
Công ty xây dựng 472 áp dụng phương pháp tính trực tiếp( giản đơn) để tính chi phí thực tế khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ. Điều này có thuận lợi là sử dụng được kết quả của nghiệm thu nội bộ ( bước 1), nghiệm thu cơ sở ( bước 2), nhưng khi đó kết quả lại phụ thuộc vào thời điểm cuối quý- là thời điểm Chủ đầu tư ( Bên A) tổ chức nghiệm thu hoặc việc tạm tính bước 2 bằng 80% kết quả bước 1 để lập báo cáo.
Phương pháp tính trực tiếp trên chưa thật chính xác bởi vì chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang lại chính là dự toán chi phí của khối lượng xây lắp dở dang. Về điểm này em xin kiến nghị Công ty thực hiện phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí dự toán như sau:
Chi phí Chi phí thực tế Chi phí thực tế
thực tế khối lượng XD + khối lượng XD Giá trị dự toán khối lượng XD = DD ĐK thực hiện trong kỳ x khối lượng XD DD CK Giá dự toán Giá trị dự toán DD CK
khối lượng XD + khối lượng XD hoàn thành bàn giao DDCK trong kỳ
Phương pháp tính toán như trên sẽ chính xác và hợp lý hơn phương pháp mà Công ty đang áp dụng, Công ty nên áp dụng phương pháp này để tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ đối với các công trình, hạng mục công trình thực hiện trong kỳ.
SV: Phạm Thị Nga - Lớp: Kế toán 49B