Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 872

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 872 (Trang 53 - 68)

CHƯƠNG III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN

3.2. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 872

3.2.1. Một số giải pháp hoàn thiện hình thức trả lương.

3.2.1.1. Hoàn thiện công tác trả lương thời gian.

Trong cách tính trả lương cho công nhân viên văn phòng, công ty đã đề cập đến mức độ hoàn thành công việc, mức độ phức tạp và tính trách nhiệm trong công việc của người lao động, tuy nhiên chỉ tiêu mức độ hoàn thành công việc mới chỉ mang tính định tính mà chưa định lượng được.

Bên cạnh đó trong cách tính trả lương này mới chỉ tính đến chỉ tiêu mức độ hoàn thành công việc, mà trên thực tế khi trả lương cho nhân viên Công ty nên áp dụng hình thức trả lương gắn với năng suất và hiệu quả công việc của người lao động bằng cách đưa thêm hệ số tham gia lao động vào công thức tính trả lương cho công nhân viên khối văn phòng, nên ngoài chỉ tiêu mức độ hoàn thành công việc còn nhiều chỉ tiêu khác được đưa vào để đánh giá mức độ tham gia công việc cho người lao động. Từ cách tính trả lương đó, sẽ đảm bảo tiền lương người lao động nhận được công bằng, tạo động lực cho người lao động và mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn

Xây dựng hệ số mức độ tham gia lao động (Ki).

Dựa vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và đặc thù của Công ty có thể đưa ra các tiêu chí sau:

- Mức độ hoàn thành và hiệu quả công việc: Dùng để đánh giá năng lực và tinh thần làm việc của mỗi người lao động

- Đảm bảo số ngày công trong tháng: Số ngày công để xem xét trong tháng người lao động có đi làm đầy đủ và đúng giờ không, từ đó xác định mức độ tham gia công việc của người lao động.

- Tinh thần trách nhiệm đối với công việc: Dùng để đánh giá tư cách của mỗi cá nhân.

Tinh thần trách nhiệm đối với công việc ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả làm việc của cả bộ phận.

- Ý thức kỷ luật lao động: Nhằm đánh giá ý thức kỷ luật của người lao động trong quá trình làm việc

- Thâm niên công tác: Có tác dụng khích lệ nhân viên làm việc lâu dài trong công ty.

- Có ý tưởng mới định hướng phát triển công ty: Dùng để khuyến khích tính sáng tạo trong công việc của mỗi nhân viên.

Chi điểm từng tiêu chí

Thang điểm đưa ra tùy thuộc vào tầm quan trọng của mỗi tiêu chí.

Bảng 3.3: Bảng chấm điểm mức độ hoàn thành công việc.

ST

T Tiêu chí Thang điểm

1 Mức độ hoàn thành và hiệu quả công việc

- Hoàn thành công việc trên 130% 50

- Hoàn thành công việc từ 100% đến ≤ 130% 40

- Hoàn thành công việc từ 90% đến < 100% 30

- Hoàn thành công việc từ 70% đến < 80% 20

- Hoàn thành công việc dưới 70% 10

2 Tinh thần trách nhiệm với công việc

- Có trách nhiệm cao với công việc, không bị nhắc nhở 25

- Bị nhắc nhở 1 lần 10

- Bị nhắc nhở ≥ 2 lần 0

2 Đảm bảo số ngày công trong tháng

- Làm đủ ngày công, không đi muộn, về sớm, không nghỉ việc 30

- Đi muộn ≤ 2 lần, nghỉ trong tháng ≤ 2 ngày 20

- Đi muộn từ 3 đến < 5 lần, nghỉ từ 3 đến < 5 ngày 10

- Đi muộn > 6 lần, nghỉ > 6 ngày 0

3 Ý thức kỷ luật

- Nghiêm chỉnh chấp hành, không vi phạm 15

- Vi phạm từ 1 đến 2 lần 5

- Vi phạm >3 lần 0

- Tái phạm -10

5 Có ý tưởng mới định hướng phát triển công ty

- Số ý tưởng >3 15

- Có từ 1 đến 3 ý tưởng 10

- Không có ý tưởng 0

6 Thâm niên công tác

- Có thâm niên công tác > 10 năm 15

- Có thâm niên công tác từ 5 đến ≤ 10 năm 10

- Có thâm niên công tác < 5 năm 5

Xác định Ki căn cứ vào giới hạn sau:

- Từ 135 đến 150 điểm: Ki = 1,4 - Từ 120 đến < 135 điểm: Ki = 1,2 - Từ 100 đến < 120 điểm: Ki = 1,0 - Dưới 100 điểm: Ki = 0,8

Ví dụ: Tính lương cho ông Nguyễn Văn Vinh, giữ chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc công ty.

- Ông Nguyễn Văn Vinh là chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 872. Như vậy, ông Vinh được hưởng hệ số lương của chủ tịch hội đồng quản trị theo nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004. Hệ số lương trước tháng 1/2011 của ông Vinh là 6,64. Bắt đầu từ tháng 1/2011 ông Vinh được tăng hệ số lương lên 6,97 do xét tới thời điểm hiện này ông Vinh đã có 30 năm kinh nghiệm làm việc, là người có trách nhiệm trong công việc, có nhiều cống hiến cho công ty, không vi phạm kỷ luật.

- Trong tháng 4, ông Vinh có xuống đội xây dựng công trình phía nam để kiểm tra tiến độ thi công, xem xét tình hình hoạt động sản xuất của đội => Hệ số phụ cấp lưu động của ông Vinh = 0,2

- Số ngày làm công làm việc thực tế trong tháng 4 của ông vinh là: 20 ngày và có 2 ngày nghỉ lễ hưởng 100% lương cơ bản.

=> Tiền lương thời gian của ông Vinh:

T1i =

(6,97+0,2)x730000

22 ×20=4758273

(đồng) Tiền lương ngày nghỉ lễ của ông Vinh:

TLNNqđ =

6,97×730000

22 ×2=462555

(đồng) Phụ cấp ăn trưa của ông Vinh = 20 x 10000 = 200000 (đồng)

- Căn cứ vảo bảng điểm độ phức tạp và tính trách nhiệm của từng cán bộ công nhân viên trong công ty (phụ lục 2, phụ lục 3), ta tính được hệ số hi và tiền lương T2i cho ông Vinh như sau:

Tính điểm cho ông Vinh:

Tiêu chí Điểm

Mức độ hoàn thành và hiệu quả công việc 50

Tinh thần trách nhiệm đối với công việc 25

Đảm bảo số ngày công trong tháng 30

Ý thức kỷ luật lao động 15

Có ý tưởng mới định hướng phát triển công ty 10

Thâm niên công tác 15

Tổng 145

 Hệ số tham gia lao động Ki của ông Vinh = 1,4

 hi =

70+30

12 ×1,4=11,67 T2i =

95000000−48545000

106,83 ×11,67=5074697

(đồng) - Các khoản phải trừ của ông Vinh:

TL đóng BHXH,BHYT,BHTN,CPCĐ = 9,5% x (6,97 x 730000) = 483369,5 đồng.

Vậy tiền lương tháng 4/2011 của ông Vinh nhận được là:

TL = 4.758.273 + 462.555 + 200.000 + 5074697 – 483.369,5 = 10.012.156 (đồng)

=> Như vậy, qua 2 cách tính lương trên cho ta thấy: ở cách tính lương thứ 2 khi tính đến hệ số tham gia lao động (Ki ) thì mức lương của ông Vinh đã tăng lên so với cách tính trước. Điều đó chứng tỏ ở cách tính lương trước khi hệ số tham gia lao động chỉ tính tới chỉ tiêu mức độ hoàn thành công việc là không đủ, đã không phản ánh đủ mức độ đóng góp của người lao động. Điều đó rất nguy hiểm, bởi khi người lao động biết được và nếu tình trạng này để quá lâu sẽ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty vì họ sẽ không muốn cố gắng làm việc nữa, bởi tâm lý làm nhiều thì cũng bị đánh giá bằng làm ít. Vì thế trong thời gian gần nhất công ty nên áp dụng hình thức trả lương gắn với chất lượng và hiệu quả lao động để đảm bảo đạt và vượt mức mục tiêu và kế hoạch đặt ra, tạo tâm lý ổn định cho người lao động.

* Những điểm cần lưu ý khi xây dựng hệ số năng suất lao động:

- Phần chi tiết điểm trong thang điểm ở từng tiêu chí đưa ra, tùy thuộc vào mức độ phức tạp của công việc, và tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp mà số các tiêu chí cho điểm là khác nhau. Tuy nhiên, nếu càng chi tiết được phần cho điểm thì mức độ đánh giá trong các chỉ tiêu sẽ càng chính xác.

- Để công tác đánh giá mức độ hoàn thành công việc thực sự phát huy vai trò thì cần xây dựng phiếu tự đánh giá cho cá nhân, cá nhân tự đánh giá, sau đó họp bình xét từng bộ phận, phòng ban vào cuối mỗi tháng. Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm về việc tổ chức bình bầu và sau khi bình bầu trưởng phòng xem xét lại và đưa ra quyết định điểm cuối cùng dựa trên kết quả bình bầu dân chủ.

- Tùy thuộc vào tính chất công việc, và tùy thuộc vào đặc thù của từng doanh nghiệp mà các tiêu chí đưa ra có thể là khác nhau.

* Tác dụng của phương pháp trả lương theo hệ số năng suất, hệ số tham gia lao động:

Phương pháp trả lương, thưởng theo hệ số tham gia lao động (hệ số năng suất) là phương pháp trả lương, thưởng mà trong đó người lao động được nhận lương, thưởng theo đúng mức độ đóng góp của mình vào kết quả lao động cuối cùng. Phương pháp này có tác dụng:

- Tăng năng suất và chất lượng lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Tăng cường kỷ luật lao động, tạo lập và tăng cường tác phong làm việc công nghiệp cho người lao động.

- Tạo động lực lao động, cải thiện bầu không khí tâm lý trong tập thể lao động, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và tinh thần sáng tạo trong lao động.

- Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao vị thế của doanh nghiệp.

- Nâng cao hiệu quả công việc.

- Tác động đến xây dựng tập thể vững mạnh, doàn kết, sáng tạo, nâng cao thu nhập và thu hút nhân lực có trình độ cao.

3.2.1.2. Hoàn thiện công tác trả lương sản phẩm.

Việc áp dụng hình thức trả lương cho người lao động ở các đội nhận khoán của công ty hiện nay chưa quán triệt nguyên tắc trả lương theo số lượng và chất lượng lao động, việc tính lương không dựa vào cấp bậc công nhân cũng như cấp bậc công việc mà người lao động đảm nhiệm. Do vậy sẽ không khuyến khích được người lao động tích cực học tập nâng cao trình độ lành nghề, như vậy sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Để đảm bảo tính công bằng trong việc chia lương sản phẩm khoán giữa những người lao động, việc tính toán tiền lương sản phẩm khoán cần được thực hiện khách quan hơn, công ty nên đưa ra một phương pháp tính lương mới, vừa đảm bảo tính công bằng trong phân phối tiền lương, vừa tạo niềm tin và động lực cho người lao động hăng say làm việc, có thể áp dụng theo phương pháp sau:

Ti =

VSP

i=1 n

ni×Hhsli×hi

×ni×Hhsli×hi

Trong đó:

Ti: Tiền lương của người thứ i nhận được.

VSP: Quỹ tiền lương sản phẩm tập thể.

ni: Thời gian làm việc thực tế của người thứ i.

Hhsli: Hệ số lương của người lao động i.

m: Tổng số công nhân trong tập thể.

hi: Hệ số mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của người thứ i.

hi =

j=1 n

đij

j=1 n

đ1j

Trong đó:

j: Chỉ tiêu đánh giá cho điểm mức độ đóng góp để hoàn thành công việc.

j=1 n

đij

: Tổng số điểm đánh giá mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của người thứ i theo tiêu chí j.

j=1 n

đ1j

: Tổng số điểm đánh giá mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của người thấp nhất trong tập thể.

Để tính điểm đánh giá mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của người lao động trong quá trình thực hiện công việc, cần xây dựng các tiêu chí để tiến hành đánh giá cho điểm và trả lương hợp đúng, hợp lý hơn.

Các chỉ tiêu để tính điểm đánh giá mức độ đóng góp hoàn thành công việc của công nhận:

- Mức độ hoàn thành công việc.

- Tinh thần trách nhiệm trong công việc - Đảm bảo chất lượng sản phẩm

- Sáng kiến cải tiến kỹ thuật - Ý thức kỷ luật

- Thâm niên công tác

Cho điểm từng tiêu chí như sau:

Bảng 3.4: Bảng đánh giá mức độ tham gia lao động của lao động sản xuất trực tiếp

STT Tiêu chí Thang điểm

1 Mức độ hoàn thành công việc

- Hoàn thành công việc trên 100% 30

- Hoàn thành công việc 100% 25

- Hoàn thành công việc từ 80% đến < 100% 20

- Hoàn thành công việc từ 60% đến < 80% 10

- Hoàn thành công việc dưới 60% 5

2 Tinh thần trách nhiệm trong công việc

Có tinh thần trách nhiệm cao 15

Có tinh thần trách nhiệm 10

Không có tinh thần trách nhiệm 0

3 Đảm bảo chất lượng sản phẩm

- Đảm bảo chất lượng sản phẩm, không có sản phẩm hỏng 15 - đảm bảo chất lượng sản phẩm, số sản phẩm hỏng không > 5% 10

- Số sản phẩm hỏng > 10% 0

- Số sản phẩm hỏng >15% -10

4 Sáng kiến cải tiến kỹ thuật

- Số sáng kiến > 3 10

- Có từ 1 đến 3 sáng kiến 5

- Không có sáng kiến 0

5 Ý thức kỷ luật

- Nghiêm chỉnh chấp hành, không vi phạm 10

- Vi phạm từ 1 đến 2 lần 5

- Vi phạm >3 lần 0

- Tái phạm -5

6 Thâm niên công tác

- Có thâm niên công tác > 10 năm 20

- Có thâm niên công tác từ 5 đến < 10 năm 15

- Có thâm niên công tác từ 2 đến < 5 năm 10

- Có thâm niên công tác < 2 năm 5

Việc đánh giá mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của người lao động (hi) phải phản ánh được chất lượng, số lượng lao động thực tế của từng người do tập thể bàn bạc cùng quyết định. Những người có hệ số cao phải là người có trình độ tay nghề cao, ý thức làm việc tốt, đạt được năng suất vượt kế hoạch đề ra, đảm bảo số lượng và chất lượng sản phẩm.

So với cách trả lương trước của công ty thì phương án trả lương này chính xác hơn, hợp lý hơn, lương người lao động nhận được đúng với những gì mà họ bỏ ra, công bằng, giảm tính bình quân trong chia lương sản phẩm tập thể. Bên cạnh đó, cách trả lương này sẽ tạo điều kiện cho tất cả công nhân trong tập thể cùng nhau phấn đấu tăng năng suất lao động.

Ví dụ: Chia lương sản phẩm tập thể tháng 4/2011 cho đội thi công đường giao thông khu tái định cư Chi Luông, Mường Lay, Điện Biên theo hệ số mức độ đóng góp hoàn thành công việc (VSP = 15 triệu)

Bảng 3.5: Bảng xác định điểm cho từng người và hệ số tham gia lao động hi, cho đội thi công đường giao thông khu tái định cư Chi Luông tháng 4/2011 Họ tên

Tiêu chí Ngọc Thiều Hiể

n

Đôn

g Dân Kho

a Bắc

Mức độ hoàn thành công việc 25 25 25 25 30 25 25

Tinh thần trách nhiệm trong công việc 15 10 10 10 10 10 10

Đảm bảo chất lượng sản phẩm 15 15 15 15 15 15 15

Sáng kiến cải tiến kỹ thuật 5 0 0 0 5 0 0

Ý thức kỷ luật 10 10 10 10 10 10 10

Thâm niên công tác 20 5 5 15 10 15 10

Tổng cộng đi 90 65 65 75 80 75 70

Hi = đi/đmin 1,385 1 1 1,154 1,231 1,154 1,07 7 Sau khi xác định hệ số tham gia lao động hi cho từng người trong tập thể, tiến hành chia lương sản phẩm cho từng cá nhân.

Bảng 3.6: Bảng chia lương sản phẩm cho cá nhân đội thi công đường giao thông khu tái định cư Chi Luông khi có sự tham gia của hi

ĐVT: đồng

TT Họ

tên

Chức vụ

Hhs

l hi ni ni.Hhsl.h

i Ti Lương

+/-

1 Ngọc ĐT 5,01 1,38

5 23 159,594 3.974.71 5

2.024.64 8

1.950.06 7

2 Thiều KS 2,71 1 23 62,33 1.552.33

5

2.024.64

8 - 472.313

3 Hiển CN 2,34 1 23 53,82 1.340.40

0

2.024.64

8 - 684.248

4 Đông CN 3,19 1,15

4 23 84,669 2.108.70

0

2.024.64

8 84.052

5 Dân CN 2,71 1,23

1 27 90,072 2.243.27

1

2.852.11

3 - 608.842

6 Khoa CN 3,19 1,15

4 23 84,669 2.108.70

1

2.024.64

8 84.053

7 Bắc CN 2,71 1,07

7 23 67,129 1.671.87

4

2.024.64

8 - 352.774 602,283

=> Như vậy qua cách chia lương thứ 2 này thì chia lương sản phẩm tập thể khi có sự tham gia của hệ số tham gia lao động thì tiền lương sản phẩm cá nhân trong đội đã có sự thay đổi.Ở cách tính thứ 2 này, tiền lương người lao động nhận được đúng với mức độ đóng góp của người lao động cho công việc; còn ở cách tính lương đầu tiên thì tiền lương người

lao động nhận được mang tính bình quân, người làm nhiều, cống hiến nhiều, ý thức kỷ luật tốt cũng như người làm ít, ý thức kỷ luật kém.

3.2.1.3. Nâng cao chất lượng bộ máy làm công tác tiền lương.

Như đã nhận xét ở trên, hiện nay công ty còn thiếu cán bộ chuyên trách về tiền lương, đội ngũ làm công tác tiền lương trong công ty không đúng với chuyên môn đào tạo. Vì vậy việc hoàn thiện bộ máy làm công tác tiền lương hiện nay là vấn đề cấp thiết.

Để giải quyết vấn đề này, Công ty cần tuyển dụng thêm cán bộ nhân sự. Quá trình tuyển dụng phải được đánh giá và lựa chọn kỹ càng, phải tuyển dụng những người được đào tạo đúng trình độ chuyên môn và phù hợp với vị trí phân công công tác. Bên cạnh đó, để cán bộ nhân viên trong phòng làm việc hiệu quả và chuyên nghiệp hơn, công ty nên cử họ đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Việc hoàn thiện bộ máy làm công tác nhân sự sẽ giúp cho công tác tuyển dụng lao động, công tác trả lương cho người lao động được chính xác và hợp lý. Khi đó người lao động sẽ yên tâm công tác và hiệu quả kinh doanh đem lại cho công ty sẽ cao hơn.

3.2.1.4. Hoàn thiện công tác thống kê, kiểm tra, và nghiệm thu sản phẩm.

Thống kê, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm là khâu quan trọng phản ánh kết quả lao động của người công nhân về mặt chất lượng và số lượng sản phẩm. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay thì chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng quyết định tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, do đó công tác thống kê và nghiệm thu sản phẩm phải được quan tâm, đặc biệt là những sản phẩm do công nhân sản xuất và được hưởng theo chế độ khoán.

Hiện nay công tác kiếm tra và nghiệm thu sản phẩm của công ty còn yếu kém, chưa được chú trọng tới. Để nâng cao hiệu quả của công tác này cần thực hiện như sau:

- Mỗi cá nhân phụ trách công tác này phải chịu trách nhiệm ghi chép, thống kê đầy đủ; đề ra các bảng biểu cho phù hợp với đặc thù của từng công việc, từng giai đoạn để tiện cho việc ghi chép, thống kê.

- Cán bộ phụ trách công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm (phòng kỹ thuật, phòng vật tu thiết bị, phòng dự án-KCS,…) phải thường xuyên tiến hành theo dõi kiểm tra chặt chẽ chất lượng sản phẩm để không xảy ra tình trạng thất thoát và sử dụng lãng phí nguyên vật liệu của công trình.

3.2.1.5. Hoàn thiện công tác định mức lao động.

Hoàn thiện định mức lao động tiên tiến và hiện thực trong sản xuất kinh doanh là một trong những biện pháp quản lý kinh tế khoa học, đảm bảo hiệu quả cho quá trình sản xuất, đồng thời nó cũng là biện pháp quản lý lao động khoa học, đảm bảo tính chặt chẽ, thể hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng góp của người lao động đối với xã hội.

Ở công ty khi áp dụng chế độ trả lương khoán sản phẩm đã áp dụng định mức lao động 56 BXD/ VKT, nhưng việc xây dựng định mức ở đây chưa đảm bảo tính tiên tiến hiện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 872 (Trang 53 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w