Phân tích thực trạng thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng từ thực tiễn ban thi đua khen thưởng trung ương (Trang 37 - 44)

Chương 2: THỰC TRẠNG THANH TRA TRONG LĨNH VỰC THI ĐUA,

2.2. Phân tích thực trạng thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương

2.2.1. Pháp luật về thi đua, khen thưởng

Luật Thi đua, khen thưởng 2003 chính thức được Quốc hội khóa 11 thông qua ngày 26/11/2003, đã đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của công tác thi đua, khen thưởng từ sau cách mạng tháng 8/1945. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng góp phần ngày càng hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng của đất nước.

Luật Thi đua, khen thưởng 2003 đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, cụ thể như:

Cơ sở pháp lý quan trọng để hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về thi đua, khen thưởng. Quy định rõ thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, nâng cao trách nhiệm của hệ thống chính trị đối với công tác thi đua, khen thưởng. Quy định rõ đối tượng, nguyên tắc, phạm vi, nội dung, hình thức các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng và thừa kế phát huy truyền thống thi đua yêu nước, đạo lý uống nước, nhớ nguồn, tạo động lực to lớn nhằm động viên, giáo dục, nêu gương trong các tầng lớp nhân dân…

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được cũng có nhiều tồn tại, hạn chế như: Thứ nhất là Luật có đối tượng điều chỉnh rộng liên quan đến cả hệ thống chính trị nhưng điều kiện, tiêu chuẩn khen thưởng cụ thể chủ yếu tập

trung vào đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; cán bộ lãnh đạo, quản lý; chưa bao quát đối tượng đông đảo người trực tiếp lao động, sản xuất trong cả nước (công nhân, nông dân, trí thức…); thứ hai là tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng còn chưa hợp lý, bị trùng lắp và chồng chéo đồng thời có rất nhiều vướng mắc trong công tác quản lý về thẩm quyền theo ngành và địa phương…; thứ ba là công tác khen thưởng chưa quan tâm công tác khen thưởng đột xuất về gương người tốt, việc tốt, khen thưởng theo đợt (hoặc chuyên đề), khen thưởng cho những nhân tố tích cực ở vùng sâu, vùng xa; một số nơi tập trung khen thưởng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiều hơn khen thưởng cho tập thể, cá nhân trực tiếp lao động sản xuất, công tác. Một số đơn vị, địa phương khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng còn tràn lan, thiếu cân đối...; thứ tư là một số quy định về thủ tục, hồ sơ còn rườm rà, phức tạp chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính cụ thể: một số hồ sơ đề nghị khen thưởng phải làm từ dưới cơ sở qua nhiều cấp mới lên đến cấp bộ, cấp tỉnh để triển khai trình Thủ tướng Chính phủ; thứ năm là trong quá trình tổ chức và thực hiện vẫn còn những bất cập, cần phải bổ sung, sửa đổi mới đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước, cụ thể là: những qui định về đối tượng, tiêu chuẩn trong một số hình thức khen thưởng còn chung chung và trừu tượng, khó cho tổ chức thực hiện (qui định thành tích xuất sắc, đặc biệt xuất sắc, đặc biệt xuất sắc đột xuất; một số quy định không định lượng rõ được tiêu chuẩn thành tích...).

Sau 15 năm thực hiện, xuất phát từ thực tiễn, Luật Thi đua, khen thưởng 2003 đã được sửa đổi, bổ sung 2 lần: Luật 47/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng (bổ sung một điều về Tỉnh anh hùng, Thành phố anh hùng); Luật 39/2013/QH13 ngày 16/11/2013 của Quốc hội sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng.

Ngày 16/11/2013, Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi, bổ sung năm 2013 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực chính thức từ ngày 1/6/2014.

Ngày 1/7/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định 65/2014/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi, bổ sung năm 2013 có hiệu lực từ ngày 20/8/2014. Ngày 31/7/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 91/2017/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2017 và thay thế Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng; Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ; Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng năm 2013.

Ngày 27/10/2017, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 08/2017/TT-BNV về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ- CP của Chính phủ và thay thế Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010, Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012, Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thi đua, khen thưởng và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng năm 2013.

Ngoài ra, còn có các văn bản QPPL liên quan đến lĩnh vực thi đua, khen thưởng như: Pháp lệnh quy định Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”; Nghị định số 122/2005/NĐ-CP ngày 04/10/2005 của Chính phủ về việc quy định tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng; Nghị

định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02/3/2012 của Chính phủ ban hành điều lệ sáng kiến…và các Nghị định liên quan đến lĩnh vực thi đua khen thưởng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Khoa học và công nghệ…như: xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”; “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể; xét tặng danh hiệu “Nghệ sỹ nhân dân”, “Nghệ sỹ ưu tú”; về xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật; về giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về khoa học và công nghệ; xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ; xét tặng Danh hiệu“Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”; xét tặng Danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”,“ Nhà giáo ưu tú”….

Do thể chế về công tác thi đua, khen thưởng không ngừng được hoàn thiện, thời gian qua, phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các phong trào thi đua phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức, thiết thực và hiệu quả, tạo động lực quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngoài việc triển khai các phong trào thi đua chung, các bộ, ngành, địa phương còn tích cực tổ chức phát động nhiều phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề với nhiều hình thức phong phú và đa dạng, gắn liền với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đấu tranh phòng, chống tham nhũng...

Tuy nhiên, phong trào thi đua chưa phát triển đồng đều, liên tục, có nơi còn hình thức; một số phong trào thi đua chưa xác định rõ mục tiêu, tiêu chí cụ thể, chưa thực sự gắn với lợi ích của người lao động; chưa đi vào chiều sâu, còn lúng túng về đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp tổ chức. Chất

lượng công tác khen thưởng còn hạn chế, có những trường hợp chưa thật sự tiêu biểu nên sức lan tỏa không cao. Công tác tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến không được tiến hành thường xuyên, liên tục, cách làm có khi còn đơn điệu. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp chưa phát huy hết vai trò tham mưu, tư vấn cho cấp ủy đảng và chính quyền trong chỉ đạo tổ chức các phong trào thi đua và thực hiện chính sách, pháp luật về khen thưởng; chưa quan tâm kiểm tra, đôn đốc thường xuyên... Mục tiêu xuyên suốt của phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng là phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị vào việc thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phong trào thi đua phải trở thành động lực to lớn, góp phần phát triển kinh tế nhanh, bền vững, sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ gìn hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

2.2.2. Pháp luật về thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng Ngày 15/11/2010, Luật Thanh tra năm 2010 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XII có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011.

Trên cơ sở Luật Thanh tra năm 2010, Chính phủ đã ban hành các văn bản hướng dẫn liên quan đến tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành như:

Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra năm 2010, Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012, quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành; Nghị định 97/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011, quy định về thanh tra viên và cộng tác viên; Nghị định 82/2012/NĐ-CP ngày 09/10/2012, về tổ chức và hoạt động

thanh tra ngành tài chính; Nghị định 90/2012/NĐ-CP ngày 05/11/2012, về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Nội vụ; Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015, quy định việc thực hiện kết luận thanh tra.... Ngoài ra, hoạt động thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng còn chịu sự điều chỉnh của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật xử lý vi phạm hành chính… và các văn bản hưởng dẫn thi hành để thực hiện thanh tra lĩnh vực thi đua, khen thưởng đúng quy định pháp luật.

Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành, trong đó quy định Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương là một trong 02 cơ quan thuộc Bộ Nội vụ (cùng với Ban Tôn giáo Chính phủ) được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

Điều 9 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của Chính phủ quy định bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành được thành lập tại cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo quyết định của người có thẩm quyền[15]. Trên cơ sở Quyết định số 29/2018/QĐ-TTg ngày 16/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, ngày 09/01/2019 Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 12/QĐ-BNV của Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Vụ Pháp chế - Thanh tra thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Vụ Pháp chế - Thanh tra là tổ chức hành chính thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, có chức năng tham mưu giúp Trưởng ban tổ chức thực hiện công tác pháp chế, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng; phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Ưu điểm:

Tuy văn bản pháp luật về thanh tra lĩnh vực thi đua, khen thưởng còn ít, nhưng hệ thống văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng là rất nhiều, đây là công cụ Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thực hiện nhiệm vụ thanh tra lĩnh vực thi đua, khen thưởng.

Hạn chế

- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng chưa được tiến hành thường xuyên và hiệu quả. Tổ chức, cán bộ chuyên trách làm công tác thanh tra thi đua, khen thưởng mới chỉ thành lập ở cấp Trung ương, vì vậy công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng ở các bộ, ngành, địa phương hầu như không được thực hiện. Công tác kiểm tra tuy có được tiến hành nhưng thực hiện còn hình thức, chung chung, chủ yếu thông qua báo cáo hành chính mà ít kiểm tra trực tiếp, kiểm tra toàn diện, chưa quan tâm kiểm tra ở cấp cơ sở.

- Chưa có văn bản quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng:

Luật Thanh tra năm 2010 quy định các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được quyền xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, Luật Thanh tra chỉ quy định trong quá trình thanh tra, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, công chức thanh tra chuyên ngành được xử phạt vi phạm hành chính còn việc xử phạt thế nào lại do pháp luật về xử lý vi phạm hành chính quy định.

Điều 96 Luật thi đua, khen thưởng có quy định về xử lý đối với người vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng:

“1. Người nào gian dối trong việc kê khai thành tích để được khen thưởng thì bị hủy bỏ quyết định khen thưởng và bị thu hồi hiện vật và tiền thưởng đã nhận; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà còn bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân xác nhận sai sự thật hoặc làm giả hồ sơ, giấy tờ cho người khác để đề nghị khen thưởng; người lợi dụng chức vụ quyền hạn quyết định khen thưởng trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”[43].

Tuy nhiên, việc xử phạt vi phạm hành chính đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng chưa được quy định (đang bỏ ngỏ) nên không có căn cứ pháp lý để thực thi quy định này. Điều này làm cho các đoàn thanh tra lĩnh vực thi đua, khen thưởng nhiều lúng túng khi mà pháp luật về xử lý vi phạm hành chính chưa quy định, hướng dẫn cụ thể về nội dung này.

Bên cạnh đó, do đặc thù của thanh tra lĩnh vực thi đua, khen thưởng cho nên khi tiến hành thanh tra phải tiến hành trên diện rộng, vì nội dung, phạm vi, tính chất thanh tra với nhiều đối tượng về cơ bản là giống nhau, vì thế việc ra quyết định thanh tra thường là quyết định thanh tra chung cho nhiều đối tượng và khi kết luận thì ra kết luận thanh tra chung. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thanh tra hiện hành thì nội dung này cũng chưa được quy định, hướng dẫn cụ thể nên dẫn đến việc thực hiện ở nhiều nơi rất khác nhau, làm giảm hiệu quả công tác thanh tra chuyên ngành nói chung và thanh tra lĩnh vực thi đua, khen thưởng nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng từ thực tiễn ban thi đua khen thưởng trung ương (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)