Giải pháp bảo đảm thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng từ thực tiễn ban thi đua khen thưởng trung ương (Trang 70 - 90)

Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THANH TRA TRONG LĨNH VỰC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG - TỪ THỰC TIẾN BAN THI ĐUA -

3.3. Giải pháp bảo đảm thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng

3.3.1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chỉ đạo tập trung của Chính phủ

Sự lãnh đạo Đảng có ý nghĩa quyết định đến tổ chức và hiệu lực, hiệu quả hoạt động của công tác thanh tra lĩnh vực thi đua, khen thưởng. Trong giao đoạn hiện nay, thực hiện tốt Chỉ thị số 34/CT-TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, đó là: Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu để biểu dương, tôn vinh, khen thưởng kịp thời; thực hiện đổi mới công tác khen thưởng bảo đảm chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch; chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ, công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp lao động, sản xuất; quan tâm khen thưởng cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo và vùng dân tộc thiểu số; chủ động xem xét, khen thưởng cho tập thể, cá nhân người nước

ngoài có đóng góp lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh-quốc phòng của Việt Nam, có nhiều thành tích trong việc củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế[6].

Trong hoàn thiện tổ chức và hoạt động thanh tra lĩnh vực thi đua, khen thưởng của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương cần phải bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và sự tham mưu hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

Điều đó thể hiện trong việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm, hoạch định những vấn đề lớn, trọng tâm, trọng điểm mang tính chất định hướng cho công tác thanh tra.

Duy trì công tác kiểm tra hàng năm của Đảng ủy Bộ Nội vụ, Đảng ủy Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đối với việc thực hiện đường lối, chỉ thị của Đảng; kiểm tra Chi bộ Vụ Pháp chế - Thanh tra trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh tra, việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra lĩnh vực thi đua, khen thưởng, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng; động viên, khen thưởng kịp thời những thành tích đã đạt được trong công tác thanh tra; đồng thời cũng nghiêm túc chấn chỉnh và xử lý những biểu hiện, hành vi vi phạm quy chế, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra để công tác thanh tra thực sự là “tai mắt” của Bộ, của Ban, giúp cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng ngày càng tốt hơn.

3.3.2. Hoàn thiện quy định pháp luật về thanh tra

- Cần quy định thống nhất về tổ chức của tổ chức Pháp chế - Thanh tra của các đơn vị tương đương Tổng cục như Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương theo hướng tách riêng phòng tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng Pháp chế và phòng nghiệp vụ thanh tra thành những phòng riêng. Tổ chức theo hướng này cũng phù hợp với nhiệm vụ của các cơ quan được giao

nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được giao giúp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên về thực hiện công tác Pháp chế, công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo. Đồng thời, phòng nghiệp vụ thanh tra dành hoàn toàn thời gian thực hiện công tác thanh tra theo kế hoạch, thường xuyên và đột xuất.

Bên cạnh đó, có văn bản pháp luật quy định về biên chế tối thiểu cho cơ quan thanh tra chuyên ngành trên cơ sở căn cứ số lượng đầu mối quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

- Kế hoạch thanh tra hàng năm của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương được xây dựng và Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt từ cuối năm trước phải có đối tượng thanh tra cụ thể. Quy định này không phù hợp với thanh tra chuyên ngành, bởi lẽ hoạt động thanh tra chuyên ngành phải được tiến hành thường xuyên, gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ về chuyên môn, nghiệp vụ; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.

- Sớm ban hành văn bản quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng, trong đó cần có một số nội dung cơ bản sau:

Các hành vi vi phạm bị xử phạt hành chính; hình thức xử phạt; mức phạt;

thẩm quyền xử phạt; trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính...

- Bộ luật Hình sự cần sửa đổi, bổ sung điều chỉnh về các tội danh để tương thích với những hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 96 Luật thi đua, khen thưởng:

“1. Người nào gian dối trong việc kê khai thành tích để được khen thưởng thì bị hủy bỏ quyết định khen thưởng và bị thu hồi hiện vật và tiền thưởng đã nhận; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà còn bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân xác nhận sai sự thật hoặc làm giả hồ sơ, giấy tờ cho người khác để đề nghị khen thưởng; người lợi dụng chức vụ quyền hạn quyết định khen thưởng trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật” [43]

- Các thời hạn trong hoạt động thanh ra đều quy định chung là “ngày”.

Tuy nhiên thực tiễn thi hành ở các đoàn thanh tra của các bộ, ngành, địa phương không thống nhất, có nơi áp dụng là “ngày làm việc”, có nơi áp dụng là “ngày liên tiếp theo lịch” nên thời gian thanh tra thực tế tại đơn vị của một số đoàn thanh tra chưa thống nhất.

- Luật Thanh tra quy định trong thời hạn 15 ngày, quyết định thanh tra phải được công bố cho đối tượng thanh tra và phải được lập biên bản, nhưng qua thực tế khi thực hiện gặp nhiều khó khăn, như một cuộc thanh tra có nhiều đối tượng thanh tra và nằm ở các địa bàn rộng, các đơn vị hành chính lại xa trung tâm, đặc biệt đối với miền núi, biên giới đi lại khó khăn, không thể triệu tập tất cả các đối tượng thanh tra để công bố quyết định thanh tra gây khó khăn, phiền hà, tốn kém về kinh phí, phương tiện đi lại của đối tượng thanh tra. Ngoài ra, thời gian tiến hành một cuộc thanh tra trực tiếp tại đơn vị thuộc, trực thuộc các bộ, ngành, địa phương của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thường rất ngắn (chỉ 01 buổi/đơn vị), do đó thủ tục tiến hành công bố quyết định thanh tra là không cần thiết phải lập thành biên bản công bố riêng.

- Việc giao thanh tra viên tiến hành độc lập chưa có hướng dẫn cụ thể, như: chưa có quy định về trình tự, cách thức thực hiện thanh tra độc lập, giám sát hoạt động của công chức thanh tra chuyên ngành độc lập nên chưa có sự thống nhất thực hiện phương thức thanh tra này trong hoạt động thanh tra chuyên ngành.

3.3.3. Hoàn thiện quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng

Hoàn thiện pháp luật là một yêu cầu thường xuyên trong xây dựng nhà nước pháp quyền và là một nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản của hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật nói chung. Thực chất của hoàn thiện pháp luật trong quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng là nhằm đảm bảo cho hệ thống pháp luật này đáp ứng các tiêu chí về tính toàn diện, tính thống nhất, đồng bộ và khả thi, có hình thức pháp lý phù hợp.

Như đã phân tích ở phần trên, Luật Thi đua, khen thưởng, Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ, Thông tư số 08/2017/TT- BNV của Bộ Nội vụ đã quy định khá cụ thể về hình thức, tiêu chuẩn, nội dung, quy trình, thủ tục, tạo cơ sở pháp lý tương đối đồng bộ, đầy đủ để triển khai công tác thi đua khen thưởng trên thực tiễn và đạt được nhiều kết quả tiến bộ. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu, xây dựng, Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản quy định chi tiết thi hành chưa lường hết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn, gây khó khăn trong quá trình áp dụng; giữa các quy định trong cùng một vấn đề còn chưa thống nhất, thậm chí mâu thuẫn nhau về đối tượng khen thưởng, trình tự, thủ tục đề nghị khen thưởng trong một số hình thức khen thưởng quy định chưa thật hợp lý...

Theo quan điểm và nguyên tắc xây dựng pháp luật về thi đua, khen thưởng và yêu cầu của thực tiễn, pháp luật về thi đua, khen thưởng cần được sửa đổi, bổ sung một số nội dung:

- Về căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua: Sửa đổi khoản 1, Điều 10 Luật Thi đua, khen thưởng, theo đó căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua bao gồm:

Phong trào thi đua, thành tích thi đua và tiêu chuẩn danh hiệu thi đua, không quy định căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua phải có "đăng ký thi đua". Bởi vì, quy định này thực tế đã hành chính hóa việc tham gia phong trào thi đua của các tổ chức, cá nhân, làm giảm động lực tham gia trong các phong trào thi

đua tiếp sau và trên thực tế việc đăng ký thi đua hầu như không thực hiện được.

- Về tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua: Sửa đổi một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Nghị định số 91/20170/NĐ-CP theo hướng nâng cao tiêu chuẩn đối với các danh hiệu thi đua, quy định tiêu chuẩn mang tính chất định lượng đối với một số danh hiệu thi đua là cơ sở để đề nghị các hình thức thi đua cao hơn như danh hiệu "Lao động tiên tiến", "Chiến sỹ tiên tiến",

"Tập thể lao động tiên tiến”... Đối với mỗi danh hiệu thi đua có thể quy định tỷ lệ phần trăm số người được tặng danh hiệu thi đua so với tổng số người lao động của cơ quan, địa phương, đơn vị hoặc cho phép các bộ, ngành, địa phương tùy tình hình cụ thể của đơn vị mình để quy định tỷ lệ, tránh tình trạng bình xét tràn lan, hầu hết tập thể, cá nhân trong cơ quan, đơn vị hàng năm đều được tặng danh hiệu thi đua (hiện nay mới chỉ quy định tỷ lệ xét tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở).

- Về thẩm quyền khen thưởng:

+ Bổ sung hình thức Bằng khen cấp tổng cục thuộc bộ và tương đương, Đại học Quốc gia; Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (hiện nay cấp tổng cục thuộc bộ và tương đương theo thẩm quyền được ban hành Giấy khen).

+ Không quy định việc khen thưởng hình thức Bằng khen của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội theo quy định tại Điều 73, Luật thi đua, khen thưởng, để đảm bảo phù hợp với các quy đinh của Luật và thống nhất quản lý hình thức khen thưởng Bằng khen trong phạm vi cả nước.

- Về tặng Cờ thi đua : Sửa đổi Điều 26 Luật thi đua, khen thưởng cho phép Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được tặng Cờ cho các tập thể xuất sắc trong các phong trào thi đua chuyên đề,

từng mặt do bộ, ngành, địa phương tổ chức (hiện nay Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh mới chỉ được tặng Cờ cho các đơn vị thông qua bình xét cụm, khối thi đua do bộ, ngành, tỉnh tổ chức).

- Bổ sung hình thức khen thưởng “Huân chương Vì cộng đồng” để khen thưởng các cá nhân có thành tích trong công tác xã hội từ thiện (hiện tại cá nhân có đóng góp trong công tác từ thiện khen thưởng Bằng khen của Chủ tịch tỉnh, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Huân chương Lao động các hạng).

- Về thủ tục xét khen thưởng: Hoàn thiện quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua -Khen thưởng các cấp trong việc tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo chính quyền quyết định khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng.

Quy định rõ thời gian họp định kỳ của Hội đồng để xét khen thưởng, tránh tình trạng kéo dài thời gian xét khen thưởng do không tổ chức được cuộc họp Hội đồng.

Sửa đổi, bổ sung các quy định về thành phần hồ sơ đề nghị khen thưởng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập và thẩm định hồ sơ. Trên cơ sở rà soát lại toàn bộ hệ thống các thủ tục, hồ sơ liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng, cần nghiên cứu, làm rõ các thủ tục còn trùng lặp, chồng chéo, từ đó loại bỏ và đơn giản hóa các thủ tục này. Trong thời gian tới, cần triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng, góp phần thực hiện cải cách thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng công tác thẩm định, xét và quyết định khen thưởng.

3.3.4. Đổi mới tổ chức bộ máy làm công tác thanh tra

Kiện toàn tổ chức làm công tác Pháp chế - Thanh tra, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương theo hướng tách riêng Phòng làm công tác Pháp

chế, tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng nghiệp vụ thanh tra giúp Lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thực hiện công tác Pháp chế, công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo. Đồng thời, Phòng nghiệp vụ thanh tra dành hoàn toàn thời gian thực hiện công tác thanh tra theo kế hoạch, thường xuyên và đột xuất.

Bố trí đủ biên chế (14 biên chế) với đội ngũ thanh tra viên và công chức được giao nhiệm vụ thanh tra theo Đề án “Kiện toàn cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Bộ và các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành” đã được phê duyệt tại Quyết định số 583/QĐ-BNV ngày 28/6/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ[7].

Tăng cường số lượng các cuộc thanh tra thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng, đặc biệt đối với Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải tăng cường thanh tra công tác thi đua, khen thưởng theo kế hoạch.

Hiện nay, ở cấp huyện không có cơ quan thanh tra chuyên ngành về thi đua, khen thưởng mà chỉ có các cơ quan chuyên môn là Phòng Nội vụ giúp ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước… và thi đua - khen thưởng trên địa bàn. Vì vậy, trước mắt, tổ chức thí điểm thành lập cơ quan thanh tra ngành Nội vụ tại một số quận, huyện thuộc các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương… Về tổ chức, thanh tra viên tại các quận, huyện này thuộc biên chế Phòng Nội vụ của quận, huyện hoặc giao biên chế cho Thanh tra Sở để chỉ đạo trực tiếp các quận, huyện.

3.3.5. Nâng cao năng lực đội ngũ công chức thanh tra

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc",

"Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém".

Vì vậy, đội ngũ thanh tra viên và công chức được giao nhiệm vụ thanh tra công tác thi đua, khen thưởng có vai trò rất quan trọng quyết định thành công của công tác thi đua, khen thưởng nói chung và hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng nói riêng. Nâng cao năng lực đội ngũ thanh tra công tác thi đua, khen thưởng là một yếu tố khách quan trong việc thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện nay.

Đội ngũ công chức làm công tác thanh tra nói chung là một trong những yếu tố quyết định quan trọng bậc nhất ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động thanh tra.

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, tạo điều kiện đổi mới, trẻ hóa, nâng cao năng lực đội ngũ công chức đảm bảo có sự kế thừa và phát huy; đảm bảo bố trí đúng lúc, đúng người, đúng việc. Trong hoạt động thanh tra lĩnh vực thi đua, khen thưởng, công chức, thanh tra viên không những phải có trình độ về nghiệp vụ thanh tra mà còn phải am hiểu về chuyên môn của chính ngành mình làm việc (lĩnh vực thi đua, khen thưởng). Bên cạnh đó, do đây là một trong những hoạt động liên quan, động chạm đến quyền và lợi ích trực tiếp của cán bộ, công chức, cơ quan tổ chức nên ngoài kiến thức chuyên môn công chức thanh tra phải có trình độ lý luận chính trị, đạo đức công vụ, nghiêm túc tuân thủ pháp luật. Do đó, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức thanh tra là một việc làm thường xuyên, liên tục và quan trọng, là yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động thanh tra.

Trong tình hình hiện nay, khi đi vào cơ chế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, trước sự cám dỗ của tiền tài vật chất, nhiều cán bộ đã lơi lỏng tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu, né tránh tự phê bình và phê bình nên bị chủ nghĩa cá nhân lấn át. Những năm vừa qua trên thực tế đã có nhiều cán bộ thanh tra đã không tránh được những cám dỗ đã lợi dụng chức vụ quyền hạn dẫn đến vi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng từ thực tiễn ban thi đua khen thưởng trung ương (Trang 70 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)