Đánh giá chung về thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng từ thực tiễn ban thi đua khen thưởng trung ương (Trang 44 - 67)

Chương 2: THỰC TRẠNG THANH TRA TRONG LĨNH VỰC THI ĐUA,

2.3. Đánh giá chung về thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương

2.3.1. Tổ chức thanh tra

Có thể khẳng định, thanh tra lĩnh vực thi đua, khen thưởng là nhiệm vụ mới trong ngành thi đua, khen thưởng của nhà nước ta, thể hiện như sau:

Năm 1947, Viện Huân chương ra đời theo Sắc lệnh số 83-SL ngày 17/9/1947 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký. Viện Huân chương trực thuộc Phủ Chủ tịch nước. Khi đó thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng chưa được đề cập đến.

Theo Nghị định số 160-HĐBT ngày 23/12/1983 của Hội đồng Bộ trưởng, Viện Huân chương là cơ quan giúp Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thống nhất quản lý công tác khen thưởng trong cả nước; Nghị định số 223/HĐBT ngày 8/12/1987 của Hội đồng Bộ trưởng đổi tên Viện Huân chương thành Viện Thi đua và khen thưởng Nhà nước. Tuy nhiên, trong những quyền hạn, nhiệm vụ được giao Viện Huân chương (sau này là Viện Thi đua và Khen thưởng Nhà nước) của các Nghị định trên không có chức năng thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng.

Nhằm đẩy mạnh và thống nhất quản lý công tác thi đua, khen thưởng, theo Nghị định số 158/2004/NĐ-CP ngày 25/8/2004 của Chính phủ, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương được thành lập trên cơ sở Viện Thi đua, khen thưởng Nhà nước. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương là cơ quan trực thuộc Chính phủ là cơ quan thuộc Chính phủ, giúp Chính phủ quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong phạm vi cả nước. Trong đó, lần đầu tiên thanh tra trong lĩnh vực thi đua khen thưởng được đề cập tại khoản 15 Điều 2 Nghị định số 158/2004/NĐ-CP như sau: Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương có nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra và kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm trong việc thực hiện chính sách, chế độ, pháp luật, những quy chế, quy trình nghiệp vụ về thi đua, khen thưởng. Tổ chức tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác thi đua, khen thưởng theo quy định của

pháp luật. Trong giai đoạn sơ khai này, Thanh tra Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tham mưu cho Trưởng Ban giúp Chính phủ tổ chức các cuộc kiểm tra đầu tiên về lĩnh vực thi đua, khen thưởng (không thành lập đoàn thanh tra). Thời kỳ này thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng chủ yếu tập trung vào việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và xem xét, thẩm định hồ sơ đề nghị liên quan đến khen thưởng kháng chiến chống thực dân Pháp và khen thưởng kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Hiện nay, theo Quyết định số 12/QĐ-BNV ngày 09/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Vụ Pháp chế - Thanh tra thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Vụ Pháp chế - Thanh tra là tổ chức hành chính thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, có chức năng tham mưu giúp Trưởng ban tổ chức thực hiện công tác pháp chế, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng; phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật.[9]

Nhiệm vụ và quyền hạn

Vụ Pháp chế - Thanh tra có chức năng tham mưu giúp Trưởng Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

- Về công tác xây dựng pháp luật

+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Trưởng Ban lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng;

+ Giúp Trưởng Ban phối hợp với Vụ Pháp chế, Bộ Nội vụ lập dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Bộ;

+ Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Trưởng Ban;

+ Tham gia ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị khác soạn thảo trước khi trình Trưởng Ban xem xét, quyết định việc đề nghị Vụ Pháp chế, Bộ Nội vụ thẩm định;

+ Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Trưởng Ban góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan khác gửi lấy ý kiến.

- Về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật

+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên rà soát, định kỳ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. Định kỳ 6 tháng, hàng năm xây dựng báo cáo trình Trưởng Ban gửi Vụ Pháp chế, Bộ Nội vụ tổng hợp trình Bộ trưởng kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật và đề xuất phương án xử lý những quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, trái pháp luật hoặc không còn phù hợp;

+ Thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật.

- Chủ trì giúp Trưởng Ban phối hợp với Vụ Pháp chế, Bộ Nội vụ kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật.

- Về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lập kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm, dài hạn trong phạm vi quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trình Trưởng Ban và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;

+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu, giúp Trưởng Ban định kỳ 6 tháng, hàng năm tiến hành kiểm tra, tổng kết tình hình thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, báo cáo Vụ Pháp chế, Bộ Nội vụ về kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng.

- Về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật

+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu, giúp Trưởng Ban thực hiện công tác kiểm tra, theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật;

+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện pháp luật;

+ Chủ trì xây dựng, báo cáo, theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong phạm vi quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trình Trưởng Ban gửi Vụ Pháp chế, Bộ Nội vụ tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Trưởng Ban thực hiện công tác bồi thường của Nhà nước trong phạm vi quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật.

- Về công tác tham mưu về các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng + Tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với việc xử lý các vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý của Trưởng Ban; có ý kiến về mặt pháp lý đối với quyết định, văn bản chỉ đạo, điều hành quan trọng của Trưởng Ban;

+ Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan tham gia xử lý, đề xuất, kiến nghị các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả các vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế theo sự phân công của Trưởng Ban.

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan đề xuất với Trưởng Ban khen thưởng hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác pháp chế.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Ban xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm báo cáo Trưởng Ban, gửi thanh tra Bộ tổng hợp trình Bộ trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó.

- Thanh tra việc chấp hành pháp luật về thi đua, khen thưởng, quy tắc quản lý về thi đua, khen thưởng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ban.

- Thanh tra đột xuất những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng khi được Bộ trưởng, Chánh thanh tra bộ, Trưởng Ban giao.

- Kiểm tra việc thực hiện chính sách, chấp hành pháp luật về thi đua, khen thưởng của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ban.

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra chuyên ngành về thi đua, khen thưởng; xác minh, kết luận xác minh và kiến nghị Trưởng Ban các biện pháp xử lý, giải quyết theo quy định của pháp luật.

- Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra.

- Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học công nghệ, tổ chức các hội nghị, hội thảo về thanh tra, kiểm tra chuyên ngành hoặc về lĩnh vực thi đua, khen thưởng.

- Tổng hợp, báo cáo kết quả các cuộc thanh tra theo kế hoạch, thanh tra đột xuất, kiểm tra chuyên ngành, giải quyết các khiếu nại, tố cáo theo quy định; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về thi đua, khen thưởng.

- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung trình Trưởng Ban hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định về thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng của Ban.

- Kiểm tra, xác minh, kết luận xác minh và kiến nghị Trưởng ban các biện pháp xử lý, giải quyết các khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của tổ chức, cá nhân thuộc Ban theo quy định của pháp luật.

- Tiếp công dân: là đầu mối của Ban để tiếp nhận, phân loại, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của các tổ chức, công dân về thi đua, khen thưởng theo thẩm quyền.

- Tiếp nhận, xử lý kịp thời phản ánh, báo cáo, tố cáo về hành vi tham nhũng, tiêu cực về thi đua, khen thưởng; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phát hiện, phản ánh, báo cáo, tố cáo về hành vi tham nhũng, tiêu cực về thi đua, khen thưởng;

- Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện tham nhũng, kịp thời cung cấp thông tin, tài liệu và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

- Tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Làm nhiệm vụ thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng của Ban.

Về cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự

Theo Đề án “Kiện toàn cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Bộ và các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành” đã được phê duyệt tại Quyết định số 583/QĐ- BNV ngày 28/6/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ thì Vụ Pháp chế - Thanh tra, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương có 14 biên chế[7].

Tuy nhiên, tính đến ngày 01/6/2019, Vụ Pháp chế - Thanh tra, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương mới có 6 biên chế (03 nam và 03 nữ). Trong đó: 01 Vụ trưởng, 01 thanh tra viên và 04 chuyên viên

Về ngạch bậc, có 01 thanh tra viên chính, 01 thanh tra viên, 04 chuyên viên. Về trình độ chuyên môn: có 01 thạc sỹ và 05 đại học. Về lý luận chính trị: có 01 cao cấp; có 03 người đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên chính và thanh tra viên.

Với vai trò là cơ quan giúp việc cho Bộ Nội vụ thực hiện thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, hoạt động của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã góp phần không nhỏ trong việc hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của Bộ.

Tuy nhiên, hệ thống tổ chức của Vụ Pháp chế - Thanh tra còn bộc lộ một số bất cập như sau:

Thứ nhất, Đội ngũ cán bộ, công chức của Vụ Pháp chế Thanh tra, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương còn thiếu về số lượng và yếu về nghiệp vụ chuyên môn, chưa đáp ứng được trước những yêu cầu thực thi nhiệm vụ.

Hiện nay, rất nhiều phong trào thi đua của Chính phủ, các bộ, ngành, địa

phương cùng đồng thời thực hiện đồng thời thì lực lượng thanh tra, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương còn thiếu, chưa xứng tầm về số lượng và chất lượng. Với định biên hiện có của lực lượng thanh tra quá mỏng, theo biên chế được giao năm 2019 chỉ có 07 người (hiện nay mới có 06 người) nhưng phải làm cả công tác pháp chế, công tác thanh tra, công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo mà phạm vi hoạt động trải dài trên cả nước, do đó yếu tố nhân lực ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng và hiệu quả công tác thanh tra.

Thứ hai, tuy năng lực đội ngũ công chức, thanh tra viên đã từng bước được nâng cao song vẫn còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác, chậm cập nhật những đổi mới của pháp luật.

Thứ ba, những quy định của pháp luật hiện hành về chế độ phụ cấp, kinh phí, thiết bị kỹ thuật cho cán bộ, công chức, thanh tra viên chưa phù hợp với thực tế nên chưa thực sự khuyến khích họ trong việc thực thi công vụ.

Từ thực trạng tổ chức nêu trên cho thấy cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về tổ chức của thanh tra lĩnh vực thi đua, khen thưởng, tăng cường biên chế, đào tạo nghiệp vụ thanh tra. Như vậy, mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần tăng cường quản lý nhà nước

2.3.2. Hoạt động thanh tra

Hoạt động thanh tra của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương được tổ chức thành Đoàn thanh tra, thành phần gồm có Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, thành viên Đoàn thanh tra, công chức được giao thực hiện thanh tra chuyên ngành và chủ yếu thực hiện thanh tra theo kế hoạch được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt hàng năm.

Các hoạt động thanh tra của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương

nhìn chung diễn ra theo quy trình sau đây:

* Chuẩn bị thanh tra

Công tác chuẩn bị giúp cho hoạt động thanh tra diễn ra thuận lợi, chủ động, có mục tiêu rõ ràng. Các công việc chuẩn bị cho cuộc thanh tra bao gồm những hoạt động chuẩn bị trước khi ban hành quyết định thanh tra và sau khi ban hành quyết định thanh tra.

Trước khi ban hành quyết định thanh tra, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tiến hành thu thập các thông tin về đối tượng thanh tra và xây dựng kế hoạch cuộc thanh tra. Nguồn thông tin có thể được thu thập từ báo cáo, dữ liệu của các cơ quan, từ phản ánh của cơ quan truyền thông hoặc từ khiếu nại, tố cáo của cơ quan, tố chức, cá nhân. Trên cơ sở phân tích những thông tin thu thập được đề xuất những nội dung cần thanh tra và xây dựng kế hoạch thanh tra. Kế hoạch thanh tra gồm những nội dung cơ bản như: mục đích, yêu cầu cuộc thanh tra, nội dung thanh tra, danh sách các tổ chức, đơn vị, cá nhân được thanh tra, xác minh, thời hạn thanh tra, đề xuất nhân sự đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên tiến hành thanh tra độc lập.

Sau khi quyết định thanh tra được Trưởng ban, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương ban hành, trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức họp đoàn thanh tra để quán triệt kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt, bàn các biện pháp cụ thể để tổ chức thực hiện kế hoạch, giao nhiệm vụ cho từng thành viên, thống nhất phương pháp tiến hành. Đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên độc lập phải chuẩn bị đầy đủ các văn bản pháp luật, các chính sách, chế độ liên quan đến nội dung thanh tra; chuẩn bị phương tiện, thiết bị, kinh phí và những điều kiện vật chất cần thiết khác phục vụ cho hoạt động thanh tra.

* Ban hành quyết định thanh tra

Hoạt động thanh tra chỉ được thực hiện khi có quyết định thanh tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng từ thực tiễn ban thi đua khen thưởng trung ương (Trang 44 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)