Biện pháp làm tăng doanh thu từ hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp công ty trách nhiệm hữu hạn phúc an (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH PHÚ AN

1. Biện pháp làm tăng doanh thu từ hoạt động kinh doanh

Qua phân tích doanh thu, ta thấy doanh thu công ty chủ yếu là từ doanh thu hoạt động kinh doanh, vì vậy giải pháp này chỉ tập trung nâng cao doanh thu từ hoạt động kinh doanh của Công ty. Muốn tăng doanh thu thì phải tăng sản lượng tiêu thụ, dịch vụ và tăng khách hàng giao dịch. Công ty nên nghiên cứu và hiểu rõ nhu cầu của khách hàng nhằm đa dạng hoá các dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, tăng doanh thu và giảm bớt được chi phí. Các phương pháp chủ yếu là:

1.1. Đẩy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Chất lượng sản phẩm, dịch vụ luôn là tiêu chí quan trọng hàng đầu đối với khách hàng trong việc chọn mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Khi chất lượng sản phẩm, dịch vụ cao, đạt tiêu chuẩn, người tiêu dung sẽ tín nhiệm, tư đó thương hiệu và uy tín của công ty được nâng cao, giúp cho hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển.

Vì vậy, trong thời gian tới, công ty cần đẩy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm bằng các biện pháp sau:

- Tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng, đầu tư, nâng cấp phòng kiểm tra chất lượng và phòng đảm bảo chất lượng.

- Đầu tư, nâng cấp, bổ sung các trang thiết bị, máy móc hiện đại, có độ chính xác cao.

- Các phụ tùng cần được kiểm tra cẩn thận trước khi đưa vào sử dụng, cập nhật thông tin nhằm tìm kiếm được nguồn phụ tùng chất lượng hơn tạo thêm uy tín cho doanh nghiệp.

- Sản phẩm, dịch vụ có chất lượng, bán đúng hàng, đúng chất lượng, đúng giá mới nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường va thu hút được nhiều khách hàng, tăng khối lượng sản phẩm dịch vụ bán ra thị trường nhằm tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

1.2. Bảo đảm nguồn phụ tùng cho sửa chữa

Do ngành ô tô trong nước còn kém phát triển, chưa sản xuất được nhiều phụ tùng cho hoạt động sửa chữa ô tô, nên công ty phải tiến hành nhập khẩu nguồn phụ tùng từ bên ngoài, nên hầu như không chủ động được nguồn phụ tùng cho việc sửa

chữa. V́ vậy, việc đảm bảo nguồn phụ tùng cho việc sửa chữa là rất quan trọng, nếu nguồn phụ tùng thiếu hoặc không có, sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh.

Bởi vậy, để đảm bảo nguồn phụ tùng cho việc sửa chữa, công ty cần:

- Chủ động hợp tác, ký kết hợp đồng thu mua phụ tùng từ các đối tác cung ứng, đảm bảo cho nguồn cung cấp phụ tùng luôn ổn định, không có tình trạng khan hiếm và thiếu phụ tùng phục vụ cho việc sửa chữa.

- Đảm bảo giá cả nhập khẩu phụ tùng ổn định bằng cách ký kết các hợp đồng giao phụ tùng ngay từ đầu năm để tránh biến động tăng giá trong năm.

- Tăng cường khả năng dự trữ phụ tùng cho việc sửa chữa.

1.3. Nâng cao chất lượng nguồn lao động

Đội ngũ lao động là yếu tố có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả sản xuất của một doanh nghiệp. Đây là nguồn lực cần thiết nhằm biến những nguồn lực vô tri khác thành sản phẩm có chất lượng. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, lao động có tác động đến mọi quá trình từ khâu thu mua nguyên vật liệu, đến khâu sản xuất, cuối cùng là khâu tiêu thụ. Do đó, công ty cần phải phát huy được sức mạnh của đội ngũ lao động, cũng như tạo mọi điều kiện để họ có cơ hội thăng tiến và phát triển. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty cần :

1) Nâng cao tiêu chuẩn tuyển chọn lao động, đảm bảo chất lượng lao động tuyển thêm.

2) Khuyến khích người lao động không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.

3) Tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, thích ứng và phù hợp với các máy móc có công nghệ hiện đại.

4) Có chính sách lương thưởng công bằng, động viên, quan tâm và hỗ trợ kịp thời đối với công nhân viên và người lao động trong công ty.

5) Bên cạnh việc ngâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, công ty cũng nên tổ chức những buổi giao lưu, tạo cơ hội để người lao động hiểu rõ hơn bộ máy quản lý, đồng thời cũng là cơ hội để bộ máy quản lý hiểu rõ hơn tâm tư người lao động, để biết đâu là cái mà người lao động cần để có thể đáp ứng kịp thời.

6) Trích lập ngân quỹ phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động…

1.4. Đẩy mạnh các chính sách thu hút khách hàng và tìm hiểu đối thủ cạnh tranh

Tăng cường nghiên cứu mở rộng thị trường, đẩy mạnh công tác Marketing để nhiều người biết đến Công ty. Từ đó thu hút được nhiều khách hàng hợp tác với Công ty.

Thực hiện chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, các chương trình giảm giá để thu hút khách hàng.

Giữ mối quan hệ hợp tác với các khách hàng truyền thống nhằm có được nguồn thu cố định.

Công ty nên thường xuyên kiểm tra các thiết bị, sữa chữa và đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại đảm bảo hàng hoá đúng chất lượng, đúng số lượng cho khách hàng.

Thường xuyên tổng hợp ý kiến, kiến nghị của khách hàng về công tác phục vụ của nhân viên bán hàng tại Công ty.

Dự đoán biến động của thị trường nhằm có giải pháp hợp lý và kịp thời đối phó với sự biến động của giá cả.

Thường xuyên nghiên cứu và tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh, trên cơ sở biết được điểm mạnh, điểm yếu của họ cũng như chính Công ty của mình nhằm có giải pháp thích hợp nâng cao sức cạnh tranh.

Ngoài ra, việc quản lý đồng vốn chặt chẽ, nâng cao trình độ sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, có nghệ thuật sử dụng đồng vốn để tăng doanh thu, lợi nhuận, tăng hiệu quả sử dụng đồng vốn ở doanh nghiệp.

2 .Biện pháp tiết kiệm chi phí.

Tăng năng suất kinh doanh và tận dụng công suất kho chứa và sản xuất đóng phuy, đẩy mạnh khối lượng tiêu thụ một cách tốt nhất để làm giảm chi phí.

Lập dự toán chi phí ngắn hạn trên cơ sở kế hoạch tài chính để nắm bắt kịp thời tình hình biến động của chi phí.

Thường xuyên phân tích, đánh giá tình hình thực hiện chi phí, những mặt mạnh, mặt yếu cũng như những nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến việc thực hiện chi phí cho từng khâu, từng bộ phận nhằm làm giảm chi phí ở Công ty.

Giảm chi phí quản lý doanh nghiệp như chi phí chi phí vận chuyển bốc dỡ, giao nhận vận tải, bảo hiểm, dự trữ bảo quản phụ tùng, chi phí hao hụt phụ tùng, chi phí tiền lương cho công nhân và quản lý, chi phí làm các thủ tục trong mua bán, các chi phí cho dịch vụ mua ngoài và bằng tiền khác. Công ty cần tăng cường kiểm soát, quản lý chặt chẽ, thực hiện tiết kiệm có hiệu quả các chi phí khác như chi phí tiếp khách, chi phí điện, nước, điện thoại, chi phí văn phòng phẩm ..., xây dựng định

mức sử dụng điện, nước, điện thoại, lập dự toán chi phí ngắn hạn giúp công tác quản lý chi phí cụ thể hơn. Thực hiện công khai chi phí đến từng bộ phận liên quan để đề ra biện pháp cụ thể tiết kiệm chi phí như đối với chi phí văn phòng phẩm, tuy nhiên không khống chế nó ở mức quá thấp vì nó chỉ hỗ trợ cho văn phòng làm việc, công ty cần lập ra một biên độ dao động thích hợp. Ngoài ra công ty nên xây dựng quy chế thưởng phạt về sử dụng tiết kiệm hoặc lãng phí tài sản của doanh nghiệp nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm trong cán bộ, công nhân viên.

Công ty nên giáo dục ý thức tiết kiệm cho nhân viên. Có chế độ khen thưởng hợp lý cho những cá nhân, tập thể có những biện pháp, hành động làm giảm chi phí. Đồng thời cũng xử phạt đối với các trường hợp lãng phí trong Công ty.

Để quản lý chi phí quản lý kinh doanh một cách có hiệu quả, ta cần định mức từng loại chi phí quản lý bằng bao nhiêu phần trăm so với doanh thu. Tức là quy định một đồng doanh thu thỉ chỉ được bao nhiêu đồng chi phí quản lí doanh nghiệp.

Định mức chi phí QLKD = Tỷ lệ % định mức x Doanh thu hoạt động

Ví dụ, năm 2015 công ty quy định tỷ lệ % định mức chi phí quản lý doanh nghiệp là 10%, tổng doanh thu đạt được trong năm là 5.090.296.135 đồng thì định mức chi phí QLKD của công ty năm 2015 là 5.090.296.135 x 10% = 509.029.614 đồng, so với chi phí QLKD thực tế của công ty là 622.005.502 đồng, vượt quá định mức chi phí QLKD 112.975.888 đồng.. Chi phí này đã vượt quá mức định phí cho phép, vì vậy công ty nên đề nghị các phòng ban, đơn vị, các cá nhân vi phạm phải chịu mức chi phí vượt quá định mức trên.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp công ty trách nhiệm hữu hạn phúc an (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)