Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp công ty trách nhiệm hữu hạn phúc an (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH PHÚ AN

3. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Cần tạo ra một cơ cấu tài sản hợp lý giúp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định.

Trước khi muốn đầu tư mua sắm loại tài sản cố định nào thì cần nên xem xét công dụng của loại tài sản đó, xem nó có đáp ứng được nhu cầu sử dụng của công ty hay không nhằm tránh được tình trạng đầu tư lãng phí. Định kỳ phải xem xét, đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định, điều chỉnh kịp thời phù hợp với giá cả thị trường.

Đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định giúp cho nhà quản lý nắm bắt được tình hình biến động vốn của công ty để có những giải pháp đúng đắn đối với loại vốn này như lập kế hoạch khấu hao, thanh lý hoặc nhượng bán một số tài sản cố định không cần thiết, tài sản sử dụng không hiệu quả góp phần bổ sung nguồn vốn lưu

Thực hiện chế độ bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản cố định theo qui định. Một mặt đảm bảo cho tài sản cố định duy trì năng lực hoạt động bình thường, tránh được tình trạng hư hỏng. Mặt khác, thông qua việc bảo quản, bảo dưỡng, đầu tư mới, công ty có cơ sở để quản lý tốt hơn các khoản trích chi phí xây dựng cơ bản dở dang, tránh tình trạng vốn cố định ở công ty nhiều, nhưng hiệu quả mang lại không cao.

Áp dụng phương pháp và mức trích khấu hao hợp lý, tránh việc trích khấu hao quá nhiều dẫn đến chi phí cao, hoặc trích khấu hao quá ít dẫn đến không thu hồi được vốn khi hết thời hạn trích khấu hao.

Hiện nay công ty đang sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Bởi vì trong điều kiện hiện nay, nhu cầu sử dụng máy móc thiết bị tăng cao, TSCĐ mới đưa vào sử dụng đã phải hoạt động liên tục. Vì vậy, tuổi thọ của TSCĐ ngắn hơn so với quy định rất nhiều, làm giảm hiệu quả sử dụng của TSCĐ. Hơn nữa, tuy tính khấu hao theo đường thẳng đơn giản, dễ tính, gọn nhẹ nhưng sẽ không loại bỏ được hao mòn vô hình, đó là hao mòn về công nghệ, kỹ thuật. Từ phân tích trên, em nghĩ công ty nên kết hợp phương pháp tính khấu hao đường thẳng với phương pháp tính khấu hao theo số dư giảm dần. Như vậy, tỷ trọng vẫn sẽ thu hồi nhanh hơn.

Cách xác định như sau:

Công ty mua một thiết bị phục vụ cho phân xưởng sơn với nguyên giá là 20 triệu đồng. Thời gian sử dụng là 5 năm.

Xác định mức khấu hao hằng năm như sau:

- Tỷ lệ khấu hao hằng năm của TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng là 20%.

- Tỷ lệ khấu hao nhanh theo phương pháp số dư giảm dần 20%*2 (hệ số điều chỉnh) = 40%.

- Mức trích khấu hao hằng năm của TSCĐ trên được xác định cụ thể như sau:

Bảng 3.1: Mức trích khấu hao hằng năm của TSCĐ

ĐVT: Đồng

Năm Gía trị còn lại TSCĐ

Cách tính khấu hao TSCĐ hằng

năm

Mức KH hằng năm

Mức khấu hao hằng

năm

Khấu hao lũy kế cuối

năm 1 20.000.000 20.000.000*40% 8.000.000 666.667 8.000.000

2 12.000.000 12.000.000 *40% 4.800.000 400.000 12.800.000 3 7.200.000 7.200.000*40% 2.880.000 240.000 15.680.000 4 4.320.000 4.320.000*20% 2.160.000 180.000 17.840.000 5 4.320.000 4.320.000*20% 2.160.000 180.000 20.000.000

Cần thực hiện việc thanh lý hoặc nhượng bán đối với những tài sản cố định đã hư hỏng, không cần thiết sử dụng hoặc đã khấu hao hết để thu hồi lại vốn tái đầu tư vào tài sản cố định khác hiện đại hơn, đạt công suất cao hơn để phục vụ cho việc mở rộng sản xuất. Nếu tài sản cố định vẫn còn sử dụng tốt mà chỉ bị hư hỏng nhẹ thì công ty cần xem xét sửa chữa lại để tiết kiệm được chi phí mua tài sản cố định mới, hạn chế việc lãng phí vốn.

Trước khi áp dụng những biện pháp, kỹ thuật mới, hiện đại cũng như việc đầu tư mới, công ty cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách, nâng cao tay nghề cho công nhân. Nắm rõ tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định sẽ giúp họ quản lý và sử dụng tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.

Để giảm bớt lượng vốn ứ động, công ty có thể xem xét thuê những tài sản sử dụng trong thời gian ngắn (thay vì phải vay thêm nợ để mua nhưng lại sử dụng không hết công suất); cho thuê những tài sản hiện tại chưa cần thiết sử dụng, thậm chí bán cả những tài sản sử dụng không hiệu quả.

3.2. Đối với vốn lưu động.

Định kỳ phải kiểm kê, đánh giá lại toàn bộ vật tư, hàng hóa, vốn bằng tiền, các khoản phải thu để xác định số vốn lưu động hiện có. Trên cơ sở đó đối chiếu với sổ sách để có hướng điều chỉnh hợp lý.

Xác định nhu cầu vốn lưu động để công ty chủ động tìm các nguồn tài trợ. Muốn có nguồn vốn ổn định cho hoạt động kinh doanh (vốn lưu động cũng như vốn cố định), công ty phải thường xuyên thiết lập các mối quan hệ với các đơn vị tài chính, ngân hàng, có chiến lược thu hút vốn từ ngân sách nhà nước cũng như từ nội bộ.

Tiền mặt là một khoản mục rất quan trọng có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của công ty. Nếu dự trữ quá nhiều lượng tiền mặt sẽ làm giảm khả năng sinh lời của đồng vốn, còn ngược lại nếu dự trữ quá ít sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nhất thời của công ty. Vì vậy, công ty cần có chính sách dự trữ tiền mặt sao cho hợp lý. Để thực hiện được điều này, công ty cần xem lại lượng tiền mặt đã thu chi trong

thời gian qua kết hợp với kế hoạch thu chi cho các hoạt động trong kỳ tại các đơn vị trực thuộc công ty để định mức tồn quỹ hợp lý cho các đơn vị. Đồng thời, công ty nên lập sổ theo dõi chi tiết luợng thu chi tiền mặt, định kỳ có đối chiếu sổ sách nhằm kiểm soát và quản lý chặt chẽ lượng tiền mặt tại quỹ

Cần kiểm tra chặt chẽ hơn tình hình thanh toán, lên kế hoạch thu hồi công nợ, đôn đốc, nhắc nhở việc thu hồi nợ nhanh tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng quá lâu.

Sau khi thu hồi công nợ, phải đưa nhanh vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Những vật tư, hàng hóa tồn động lâu ngày do kém phẩm chất hoặc không phù hợp với nhu cầu sử dụng, công ty cần chủ động giải quyết. Hàng hóa ứ động trước đây quá cao thì nên giảm giá để giảm giá trị của lượng hàng hóa này, phần chênh lệch thiếu phải được xử lý và kịp thời bù đắp góp phần bổ sung nguồn vốn lưu động.

Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu vốn lưu động của công ty.

Điều này chứng tỏ khách hàng đã chiếm dụng vốn của công ty với số lượng tương đối nhiều, đây cũng là nguyên nhân chính làm cho công ty bị thiếu vốn kinh doanh.

Để khắc phục được tình trạng này và tránh không để vốn bị chiếm dụng quá lâu thì công ty cần phải tích cực hơn nữa trong việc thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ một cách nhanh chóng. Cụ thể: công ty cần tăng cường chủ động trong việc thu hồi nợ, thường xuyên đôn đốc, gọi điện nhắc nhở khách hàng khi món nợ gần đến hạn thanh toán, thường xuyên lập sổ theo dõi tình hình nợ phải thu một cách chặt chẽ bằng cách lập bảng phân tích theo tuổi nợ, liệt kê tất cả các khoản phải thu theo độ dài thời gian để theo dõi và có biện pháp giải quyết nợ khi đến hạn.

Bảng 3.2: Bảng theo dõi tuổi nợ

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp công ty trách nhiệm hữu hạn phúc an (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)