CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH PHÚ AN
B. Nợ phải thu quá hạn thanh toán
1. Từ 0 đến 15 ngày x
2.Từ 16 đến 30 ngày x
3. ….. x
Cộng xx
Tổng cộng xxx
Ngoài ra, để giảm các khoản phải thu khách hàng, Công ty nên áp dụng cách đặt ra các khoản chiết khấu thanh toán.
Các khoản phải thu là phần mà doanh nghiệp đang bị khách hàng chiếm dụng vốn, nếu doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn lớn, thường xuyên và kéo dài sẽ gặp phải những rủi ro về mặt tài chính. Để giải quyết vấn đề này, Công ty cần áp dụng các khoản chiết khấu thanh toán để khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh.
Năm 2014, tổng các khoản phải thu khách hàng của Công ty TNHH Phúc An là:
580.033.942 đồng. Năm 2015, các khoản phải thu khách hàng của Công ty TNHH Phúc An là: 609.433.674 đồng. Khoản phải thu bình quân năm 2015 là 590.993.808 đồng. Như vậy, các khoản phải thu khách hàng năm 2015 đã tăng so với năm 2014, vấn đề đặt ra là phải giảm các khoản phải thu khách hàng nhưng vẫn phải duy trì tốc độ tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận.
Mục đích của việc giảm các khoản phải thu khách hàng chính là giảm tỷ trọng các khoản phải thu trong tài sản ngắn hạn nói riêng và trong tổng tài sản nói chung, giải phóng vốn nhanh phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để thực hiện được việc sử dụng chiết khấu thanh toán, Công ty TNHH Phúc An cần phân loại các khách hàng theo khoảng thời gian thanh toán đồng thời xây dựng bảng tỷ lệ chiết khấu thanh toán theo các nhóm khách hàng, ví dụ:
Bảng 3.3: Tỷ lệ chiết khấu thanh toán
Nhóm Thời gian Tỷ lệ chiết khấu (%)
1. Thanh toán ngay 1,5%
2. Thanh toán từ 1 – 15 ngày 1%
3. Thanh toán từ 15 đến 30 ngày 0,5%
4. Thanh toán trên 30 ngày Không có chiết khấu
Lấy số liệu năm 2015 làm cơ sở vận dụng và xem xét về hiệu quả sử dụng của phương hướng dùng chiết khấu thanh toán trong việc giảm các khoản phải thu, ta có + Khoản phải thu bình quân năm 2015 khi chưa áp dụng chiết khấu thanh toán là:
590.993.808 đồng
+ Giả sử với bảng tỷ lệ chiết khấu thanh toán như trên, Công ty TNHH Phúc An hy vọng giảm được 30% các khoản phải thu khách hàng. Như vậy, số tiền hy vọng thu thêm từ khách hàng sẽ là:
590.993.808 đồng x 30% = 177.298.142 đồng
+ Khoản phải thu khách hàng năm 2015 khi áp dụng chiết khấu thanh toán theo bảng tỷ lệ chiết khấu thanh toán kể trên là:
590.993.808 đồng - 177.298.142 đồng = 413.695.666 đồng
Tiêu chí để xác định tốc độ thu hồi vốn từ các khoản phải thu khách hàng chính là khoảng thời gian thu tiền bán hàng của Công ty. Thời gian thu tiền bán hàng bình quân 1 chu kì được tính theo công thức:
Bảng 3.4: Phân tích tình hình phải thu khách hàng
Đơn vị tính: Đồng STT Chỉ tiêu
Trước khi có chiết khấu thanh toán
Sau khi có chiết khấu thanh toán
Chênh lệch
1 Doanh thu thuần
BH&CCDV 4.949.128.383 4.949.128.383 -
2 Các khoản phải thu
khách hàng 590.993.808 413.695.666 177.298.142 3 Thời gian thu tiền
bán hàng bình quân 42, 99 30,09 12,9
Như vậy, sau khi áp dụng biện pháp sử dụng chiết khấu thanh toán để thu hồi các khoản phải thu thì thời gian thu tiền bán hàng của Công ty TNHH Phúc An đã
Thời gian thu tiền bán hàng bình quân 1 chu kì =
Khoản phải thu bình quân x 360 (ngày) Doanh thu thuần bán hàng
và cung cấp dịch vụ
nhanh hơn được 12,9 ngày, góp phần cung ứng được một lượng vốn không nhỏ cho hoạt động kinh doanh của Công ty.
4. Nâng cao công tác dự báo tài chính
Ngoài các giải pháp trên, doanh nghiệp cần xem xét thêm về công tác dự báo tài chính như sau:
Trong công tác dự báo tài chính, doanh nghiệp nên quan tâm nhiều hơn đến việc dự đoán các khoản phải nộp và các quỹ được trích nhằm tạo điều kiện sử dụng vốn tốt hơn trong tình hình nếu doanh nghiệp có mở rộng thêm quy mô hoạt động hoặc trong tình hình doanh nghiệp thiếu vốn kinh doanh.
Cố gắng đề ra kế hoạch sử dụng vốn phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế, thích ứng với từng thời điểm và nội dung sử dụng vốn nhằm khắc phục tình trạng dùng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn khác.