CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ Ý UẬN VỀ NHỮNG YẾU TỐ TÂM LÝ – XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN TRẦM CẢM Ở PHỤ NỮ SAU SINH
2.2. Yếu tố tâm lý – xã hội liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ sau sinh
Yếu tố được định nghĩa là: Bộ phận cấu thành một sự vật, sự việc, hiện tượng [17].
Nhân cách, nhận thức và giao tiếp (liên cá nhân) là những vấn đề lớn thuộc lĩnh vực nghiên cứu của Tâm lý học. Dựa trên việc kế thừa kết quả nghiên cứu tổng quan từ các đề tài trong và ngoài nước đã được thực hiện, trong đề tài này, chúng tôi
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
35
nghiên cứu một số yếu tố tâm lý - xã hội liên quan đến TC ở PNSS, bao gồm: Kiểu nhận thức, đặc điểm nhân cách, đặc điểm mối quan hệ của người phụ nữ với chồng và người thân, một số yếu tố xã hội khác thuộc về nhân kh u của khách thể như tình tr ng kinh tế, địa bàn sinh sống, số con, stress trước và sau sinh, sự kiện sang chấn… Phần dưới đây chúng tôi sẽ trình bày đặc điểm của từng yếu tố.
2.2.1.1. Kiểu nhận thức liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ sau sinh
Kiểu nhận thức liên quan đến trầm cảm đã được nhiều tác giả của trường phái tâm lý học nhận thức quan tâm. Một số lý thuyết nổi tiếng thuộc trường phái tâm lý học nhận thức như: Lý thuyết nhận thức sai lệch; lý thuyết hoàn hảo/ chủ nghĩa cầu toàn; lý thuyết tuyệt vọng đã chỉ ra vai trò của nhận thức trong sự hình thành và phát triển của trầm cảm. Phần dưới đây chúng tôi sẽ trình bày cụ thể về đặc điểm của các kiểu nhận thức này để làm rõ hơn mối liên quan của chúng đối với TC ở PNSS.
a. Lý thuyết nhận thức sai lệch
Lý thuyết nhận thức của Aron Beck và Clark ra đời và phát triển trong quá trình hai tác giả điều trị cho bệnh nhân TC. Đây là một trong những lý thuyết tâm lý được chấp nhận rộng rãi nhất khi nghiên cứu về TC.
Luận điểm chính mà Beck đưa ra là: Quá trình nhận thức là yếu tố khởi nguồn của TC bởi cách nhận thức sự kiện chứ không phải bản thân sự kiện sẽ quyết định cảm xúc của con người. Những người có khuynh hướng lý giải các hiện tượng trong cuộc sống một cách tiêu cực, sai lệch thường có nguy cơ dẫn đến TC, Beck gọi đó là những suy nghĩ “méo mó, âm tính, sai lệch”. Ông tóm lược các kiểu nhận thức sai lầm, bao gồm:
1). Kiểu suy nghĩ tuyệt đối hóa/ hoặc là tất cả hoặc không có gì. Đây là kiểu tư duy mà Beck gọi là cực đoan, đặt con người vào trải nghiệm ở tr ng thái đối lập nhau, theo quy luật “trắng hoặc đen”, “tất cả hoặc không”. Trên thực tế cuộc sống không phải mọi thứ đều có thể tuân theo quy luật này.
2). Khái quát hóa quá mức: Rút ra những suy luận bao quát chung chung, không có ngo i lệ từ những thí dụ đơn lẻ, ví dụ “mọi việc tôi làm đều trở nên sai lầm” hoặc “bất kỳ điều gì tôi chọn lựa đều thất b i”.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
36
3). Vội đi tới những kết luận: Thay vì nhìn nhận vấn đề ở nhiều chiều c nh, người có kiểu suy nghĩ này thường chỉ tập trung vào một khía c nh không đầy đủ.
4). Tự vận vào mình điều không hề liên quan: Họ tin rằng mình biết cái người khác đang suy nghĩ, suy đoán được ý nghĩa của người khác nhưng l i thường liên quan đến mình, ví dụ “họ cho rằng tôi là người bất tài”.
5). Trầm trọng hóa, quan trọng hóa vấn đề: kiểu suy nghĩ này liên quan đến việc người nào đó nhìn nhận một thất b i không đáng kể như 1 tai họa, 1 tổn thất lớn, dẫn đến mất niềm tin vào bản thân, người khác và xã hội.
Beck và các nhà tâm lý học theo trường phái nhận thức đã có những thực nghiệm chứng minh mô hình nhận thức tiêu cực và dễ bị tổn thương của cá nhân có thể dễ dẫn đến TC. Người bệnh có thể bị trầm cảm nặng hơn khi nhận thức tiêu cực và ngược l i họ có thể rối lo n nhận thức nặng hơn khi bị TC [12], [19]. Những mô hình nhận thức này liên quan đến việc tự đánh giá bản thân, thế giới và tương lai theo một cách thức rất tiêu cực, đây được gọi là bộ ba nhận thức, gồm:
Nhận thức tiêu cực về bản thân: Ví dụ mọi việc đều tệ h i vì tôi là người xấu, tôi là người thất b i, tôi là một người ng u ngốc.
Nhận thức tiêu cực về thế giới xung quanh: Diễn giải những sự kiện trải nghiệm và người khác một cách tiêu cực: Ví dụ mọi thứ đều luôn tệ h i, mọi người đều không tốt với tôi.
Nhận thức tiêu cực về tương lai: Người phụ nữ nhìn về tương lai ảm đ m, mọi việc đều sẽ tệ h i, tương lai không có gì tốt đẹp.
Bộ ba nhận thức này thường đi kèm với nhau và một người có bộ ba nhận thức này sẽ có nguy cơ trầm cảm cao hơn những người khác.
Mỗi cá nhân có các lo i niềm tin khác nhau về sự mong đợi, sự đánh giá, sự quy kết nhân quả và trách nhiệm của họ. Người có khuynh hướng TC thường có nhận thức với một niềm tin chắc chắn, như thể đó là sự thực chứ không phải chỉ là một khả năng hoặc giả thuyết. Theo Beck, những suy nghĩ của con người bị méo mó bởi các sơ đồ TC tiềm n, đó là những niềm tin về bản thân, về thế giới và tương lai có tác động đến suy nghĩ, nhận thức trong suốt tuổi thơ của họ. Các sự kiện tiêu cực trong tuổi thơ, chẳng h n như việc bị b n bè bắt n t, bị người khác
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
37
mắng nhiếc sẽ hình thành nên sơ đồ nhận thức về bản thân và thế giới xung quanh.
Tuy nhiên ở thời điểm đó, niềm tin và sơ đồ nhận thức chưa rõ ràng. Đến tuổi trưởng thành, khi những cá nhân phải đối mặt với các tình huống gây stress, những hình ảnh không vui trong quá khứ bị gợi l i (ly dị, chia tay, bị mắng nhiếc, bắt n t…) thì những sơ đồ nhận thức tiêu cực l i được ho t hóa một cách bền bỉ. Sơ đồ nhận thức tiêu cực này sẽ hình thành nên niềm tin hoặc thái độ vô cùng cứng nhắc và không phù hợp về bản thân và thế giới như là những tiêu chu n không thực tế, tác động đến bề mặt và dẫn đến TC.
Từ những triết lý nền tảng nêu trên mà Beck đặt ra liệu pháp can thiệp cho người TC là phải tập trung vào thay đổi nhận thức, niềm tin của thân chủ. Khi một sự kiện xuất hiện, người có niềm tin sai lệch có thể rơi vào tr ng thái lo lắng thái quá và dẫn đến TC, do vậy cần phải thay đổi nhận thức và niềm tin. Khi niềm tin đã được thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của cảm xúc và hành vi phản ứng cảm xúc.
Như vậy, phản ứng rối lo n cảm xúc ở một người TC thường có cơ sở từ nhận thức.
Với việc làm suy yếu cơ sở nhận thức, phản ứng cảm xúc sẽ lắng xuống.
b. Lý thuyết tuyệt vọng
Theo lý thuyết tuyệt vọng, cách suy nghĩ tiêu cực là những chỉ báo tin cậy dự đoán trầm cảm bởi sự quy kết trầm buồn thường diễn ra cùng với khí sắc trầm. Tính dễ tổn thương về nhận thức đối với trầm cảm được hiểu là cá nhân thường có xu hướng gán ghép những sự kiện tiêu cực thành những nguyên nhân tổng thể và ổn định từ đó suy luận ra những hệ quả tiêu cực đồng thời những đặc tính của cá nhân cũng xuất hiện sau các sự kiện tiêu cực đó [29].
c. Lý thuyết hoàn hảo/ chủ nghĩa cầu toàn
Nội dung của lý thuyết hoàn hảo nói về kiểu nhận thức mà cá nhân tin rằng nó quan trọng với người khác và đ i h i bản thân mình cũng phải trở nên hoàn hảo.
D ng cầu toàn này đã được nghiên cứu nhiều và chỉ ra rằng có mối liên quan mật thiết với TC, ở cả trẻ em và người lớn. Đối với người phụ nữ nhận thức theo kiểu cầu toàn có thể bộc lộ ở khía c nh lúc nào họ cũng cho rằng mình phải luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ một cách hoàn hảo, đặc biệt là luôn bận tâm nhiều nhất đến việc chăm sóc con một cách hoàn hảo [91].
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
38
Theo lý thuyết nhận thức, nguyên nhân dẫn đến TC hoặc các rối lo n tâm lý của con người có thể được minh họa bằng hình vẽ dưới đây.
Hình 1: Sơ đồ cấu trúc nhận thức
Nhìn chung, lý thuyết nhận thức nhấn m nh rằng xu hướng dẫn đến TC được phát triển từ nhận thức tiêu cực được hình thành từ thời quá khứ. Đến một thời điểm trong cuộc sống, khi các sự kiện tiêu cực xuất hiện thì các sơ đồ nhận thức và niềm tin tiêu cực sẽ ho t hóa và dẫn đến TC. Những d ng nhận thức méo mó như đ i h i sự hoàn hảo phi thực tế, suy nghĩ kiểu dằn vặt lặp l i hoặc đánh giá sự kiện theo kiểu tuyệt vọng là các yếu tố tác động trực tiếp vào sự hình thành TC.
Dựa vào lý thuyết nhận thức, chúng tôi cho rằng: Kiểu nhận thức liên quan đến mức độ TC ở người PNSS là các d ng nhận thức tiêu cực và sai lệch về bản thân, về thế giới xung quanh và về tương lai của người phụ nữ.
2.2.1.2. Đặc điểm nhân cách liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ sau sinh
Vấn đề nhân cách từ lâu đã được nhiều ngành khoa học xã hội quan tâm, nghiên cứu, do vậy có nhiều khái niệm khác nhau. Chúng tôi xin trích dẫn hai khái niệm nhân cách của hai nhóm tác giả là Ph m Minh H c – Lê Đức Phúc và Nguyễn Ngọc Bích.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
39
Theo nhóm tác giả Ph m Minh H c – Lê Đức Phúc thì “nhân cách là cấu t o tâm lý phức hợp bao gồm những thuộc tính tâm lý cá nhân, được hình thành và phát triển trong cuộc sống và ho t động, t o nên nhận diện và quy định giá trị xã hội của mỗi người [6]”. Trong cuốn “một số vấn đề lý luận nhân cách” của tác giả Nguyễn Ngọc Bích, khái niệm nhân cách được trình bày như sau: “Nhân cách là hệ thống những ph m giá xã hội của cá nhân với cá nhân khác, với tập thể, xã hội, với thế giới xung quanh và mối quan hệ của cá nhân với công việc trong quá khứ, hiện t i và tương lai” [1].
Khi đề cập đến đặc điểm nhân cách, các trường phái xem xét trên nhiều khía c nh khác nhau thuộc cấu trúc nhân cách như: Lý thuyết phân tâm bàn về đặc điểm của cái nó, cái tôi và cái siêu tôi; Lý thuyết hành vi tập nhiễm xã hội xem xét tổng số các kích thích – phản ứng được tập quen mà cá nhân phát triển qua sự tương tác với môi trường [14]; Lý thuyết nhân cách của Raymond B. Cattell nói về 16 yếu tố nhân cách gồm: Hướng nội/ hướng ngo i, trí tuệ thấp/ trí tuệ cao, cái tôi yếu/ cái tôi m nh, ngoan ngoãn phục tùng/ thích có quyền lực, hay lo lắng/ vô tư, siêu tôi thấp/
siêu tôi cao, thận trọng và sợ sệt/ can đảm, kém nh y cảm/ nh y cảm, cả tin/ hay nghi ngờ, thực tế/ mơ mộng, ngây thơ và đơn giản/ sắc sảo và láu lỉnh, c u thả tự tin/ cảm thấy tội lỗi, bảo thủ/ cấp tiến, phụ thuộc vào nhóm/ độc lập và tự chủ, kế ho ch kiểm tra kém/ tự kiểm soát kế ho ch định trước tốt, căng thẳng nội tâm thấp/
căng thẳng nội tâm cao [15]. Lý thuyết nhân cách 5 yếu tố (Big Five Factors) nói về 5 yếu tố của nhân cách gồm yếu tố N (gọi là mặt N, nhiễu tâm, dùng để đánh giá về mặt ổn định của cảm xúc, bao gồm các thành tố như lo âu, hung tính, TC, tự ti và khó kiểm soát, dễ tổn thương), yếu tố E (gọi là mặt E: hướng ngo i bao gồm các thành tố là cởi mở, thân thiện, quảng giao, xúc cảm tích cực), yếu tố O (gọi là mặt O: cởi mở, bao gồm các thành tố giàu trí tưởng tượng, óc th m mỹ, hiểu xúc cảm tình cảm của mình); yếu tố A (gọi là mặt A: dễ chịu bao gồm các thành tố là niềm tin, thẳng thắn, chân tình, vị tha) và cuối cùng là yếu tố C (gọi là mặt C: tính tận tâm) bao gồm năng lực, ngăn nắp, trách nhiệm, kỷ luật, tự giác, cân nhắc kỹ lư ng [21]. Tâm lý học ho t động chia cấu trúc nhân cách bao gồm 4 yếu tố là: Xu hướng, tính cách, khí chất và năng lực. Hans Eysenck mô tả nhân cách bằng thuật ngữ
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
40
hướng nội – hướng ngo i và tính ổn định – không ổn định của hệ thần kinh. Trong đề tài này chúng tôi tiếp cận theo lý thuyết nhân cách của tâm lý học ho t động và lý thuyết nhân cách của Hans Eysenck để mô tả kỹ hơn mối liên hệ giữa trầm cảm và đặc điểm tính cách của những người phụ nữ có kiểu nhân cách khác nhau.
Theo Hans Eysenck mỗi người phụ nữ thuộc kiểu hình thần kinh và khí chất nêu trên sẽ có những đặc điểm tính cách cụ thể như sau [56]:
Hướng nội – hệ thần kinh không ổn định: Người phụ nữ có khí chất hướng nội và hệ thần kinh không ổn định được xem là người ưu tư ủy mị. Ở họ, các quá trình tâm lý diễn ra một cách chậm ch p. Người thuộc kiểu khí chất này thường phản ứng l i các kích thích một cách khó khăn, hay cảm thấy mệt m i về thể lực và tinh thần, những kích thích m nh, liên tục, kéo dài luôn là thách thức đối với kiểu người này. Họ là người tự ti, tự đánh giá mình thấp, ng i đối đầu, va ch m, là người hướng nội, nh y cảm cao, họ dễ cảm thấy bị xúc ph m, chịu đựng những giận dỗi một cách nặng nề, hay u sầu, buồn bã, là người của “quá khứ” hay bị chìm đắm vào những việc đã xảy ra. Trong giao tiếp, người có kiểu khí chất này có khuynh hướng khép kín, thường lúng túng, vụng về trong những hoàn cảnh mới. Trong những điều kiện không thuận lợi, những trẻ em có kiểu khí chất này có thể sẽ phát triển những đặc điểm như dễ bị tổn thương, ngã l ng nản chí, u sầu, hay lo lắng, nghi ngờ, giấu giếm, bi quan, xa lánh tập thể, sống với thế giới nội tâm của mình.
Hướng nội – hệ thần kinh ổn định: Người phụ nữ có khí chất hướng nội và hệ thần kinh ổn định được xem là người điềm tĩnh. Họ có những nét tính cách như không vội vàng hấp tấp; ít có xu hướng tiếp cận sự mới l ; thích duy trì, gìn giữ những kinh nghiệm, dễ trở thành người bảo thủ; ưa thực tế, không mơ mộng viển vông, sống chắc chắn, đáng tin cậy, có khả năng chịu đựng những khó khăn, là người thích sự ngăn nắp, trật tự, thích những hoàn cảnh quen thuộc, không thích những thay đổi, xáo trộn trong tư duy và cuộc sống; thiếu tính m o hiểm. Trong quan hệ giao tiếp với người khác, người điềm tĩnh luôn bình thản, cởi mở có mức độ, tâm tr ng khá ổn định. Mọi quá trình tâm lý của họ đều diễn ra chậm ch p. Sự chậm ch p này có thể cản trở họ trong công việc học tập, đặc biệt ở nơi nào đ i h i phải nhớ nhanh, hiểu nhanh, làm nhanh.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
41
Hướng ngoại – hệ thần kinh không ổn định: Người có đặc điểm nhân cách hướng ngo i không ổn định được coi là người nóng nảy, dễ bị nổi xung, cáu bẳn, dễ bị kích động, khi bị kích động không làm chủ được hành vi, là người khi hành động dễ bị chi phối bởi các cảm xúc nhất thời, tính nóng khó tự kìm chế. Trong sự giao tiếp với người khác, người có kiểu khí chất này thường thể hiện tính gay gắt, dễ nổi nóng, dễ bị kích thích, không kiềm chế được mình. Họ ít có khả năng đánh giá cử chỉ người khác một cách khách quan và do đó, thường t o ra những tình huống xung đột trong tập thể. Dễ bày t thái độ chủ quan trước các vấn đề của người khác, nên dễ làm mất l ng người khác.
Hướng ngoại – hệ thần kinh ổn định: Người có đặc điểm nhân cách hướng ngo i ổn định được coi là người hăng hái, ho t bát: Đây là kiểu người sống động, ham hiểu biết, linh ho t, có khả năng giao tiếp, ứng xử tốt, cân bằng trong cuộc sống, sôi nổi, luôn vui tươi, yêu đời. Họ là người luôn hướng tới tương lai, dễ thích nghi, học h i, làm quen với những thay đổi, những mới l , là người thích sáng t o.
Người hướng ngo i ổn định quan tâm nhiều đến các khía c nh khác nhau của cuộc sống, là người chóng quên những điều giận dỗi, dễ dàng thiết lập quan hệ, nhanh chóng làm quen với những người khác, cởi mở, thiện chí. Nhược điểm của kiểu người này là người dễ tự tin, dễ chủ quan, cậy sức. Dễ nản l ng khi công việc gặp khó khăn, thất b i, khi làm công việc đơn giản, đơn điệu.
TC có thể xuất hiện ở bất kỳ một lo i hình nhân cách nào, tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy TC hay gặp ở những người có đặc điểm nhân cách như lo âu, tránh né, phụ thuộc, ám ảnh và kịch tính. Những cá nhân này không thể mang l i cho họ một sự củng cố hiệu quả và họ tìm kiếm củng cố từ xã hội, theo cách được tán thành và thưởng, đặc biệt từ những người thân thiết. Họ có thể trở nên TC dễ hơn khi họ phải đối mặt với cái chết, li dị, từ b , sự cách ly kh i xã hội, những lời phê bình tiêu cực hay chỉ trích từ những thành viên trong gia đình, hoặc mất mát đi sự củng cố. Những sự kiện cuộc sống căng thẳng có thể góp phần khởi phát hay kéo dài giai đo n TC [100]. Như vậy, đặc điểm nhân cách dùng để so sánh mức độ liên quan với trầm cảm ở người phụ nữ sau sinh được xác định trong đề tài này là
Luận án tiến sĩ Tâm lý học