CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHI N CỨU
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Mục đích: Xây dựng khung cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu, xác định phương pháp luận nghiên cứu và hình thành quy trình và phương pháp nghiên cứu.
Nội dung
- Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về các yếu tố tâm lý – xã hội liên quan đến TC ở phụ nữ sau sinh.
- Xác định các khái niệm công cụ và các khái niệm liên quan đến đề tài như:
khái niệm TC, TC ở phụ nữ sau sinh, biểu hiện TC ở phụ nữ sau sinh, yếu tố tâm lý xã hội, liên quan.
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về những yếu tố tâm lý xã hội liên quan đến TC ở phụ nữ sau sinh.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
63
- Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá những công trình nghiên cứu của các tác giả ở trong và ngoài nước về những yếu tố tâm lý – xã hội liên quan đến TC ở phụ nữ sau sinh. Kết quả nghiên cứu tổng quan của đề tài nhằm chỉ ra những điểm thiếu trong nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài để từ đó xây dựng nội dung nghiên cứu cho luận án này.
- Xác định nội dung nghiên cứu thực tiễn: Việc lựa chọn các yếu tố phù hợp với nghiên cứu thực tiễn về TC ở phụ nữ sau sinh được dựa trên kết quả nghiên cứu và tổng hợp từ các nghiên cứu trong và ngoài nước, các quan điểm lý thuyết chung trên thế giới khi đề cập đến TC ở phụ nữ sau sinh. Có nhiều cách tiếp cận khi nghiên cứu về TC như tiếp cận sinh học, tiếp cận theo hướng tâm thần học nhưng để phù hợp với một nghiên cứu thuộc chuyên ngành tâm lý học, chúng tôi lựa chọn hướng tiếp tâm lý học.
Phương pháp: Để nghiên cứu tổng quan tài liệu đ t kết quả, chúng tôi thực hiện các giai đo n bao gồm tổng hợp, dịch (tài liệu tiếng nước ngoài) và phân tích, hệ thống hóa và khái quát hóa những lý thuyết cũng như những nghiên cứu thực tiễn của Việt Nam và trên thế giới về những yếu tố tâm lý – xã hội liên quan đến TCS. Kết quả tổng quan nghiên cứu của luận án dựa chủ yếu trên việc phân tích các bài báo/ t p chí của nước ngoài về vấn đề TCSS và các yếu tố tâm lý – xã hội liên quan.
3.2.2. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi
Mục đích: Phương pháp khảo sát bằng bảng h i được coi là phương pháp chính của nghiên cứu này. Nhóm nghiên cứu thực hiện phương pháp khảo sát bằng bảng h i nhằm những mục đích sau:
- Đánh giá mức độ xuất hiện những dấu hiệu về nhận thức, cảm xúc, hành vi và những biểu hiện cơ thể của TC ở PNSS.
- Phát hiện biểu hiện và mức độ liên quan của những yếu tố tâm lý – xã hội liên quan đến TC ở PNSS, bao gồm yếu tố kiểu nhận thức, đặc điểm nhân cách, đặc điểm mối quan hệ của người phụ nữ và một số đặc điểm xã hội khác.
Nội dung của bảng hỏi
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
64
Phần 1: Những thông tin liên quan đến vấn đề mang thai và nuôi con như:
Tình tr ng ốm nghén, hình thức sinh, kiêng cữ sau sinh, tình tr ng của đứa trẻ mới sinh, người thân hỗ trợ khi sinh con và nuôi con; tình tr ng bệnh của sản phụ trước khi sinh, Stress, sự kiện sang chấn trước và sau khi sinh.
Phần 2: Nội dung thuộc phần 2 của bảng h i sẽ cho biết mức độ xuất hiện của những dấu hiệu về nhận thức, cảm xúc, hành vi và thực thể của TC ở PNSS.
Trắc nghiệm sàng lọc TC ở PNSS (the Postpartum Depression Screening Scale - PDSS). Đây là thang đo TCSS 35 câu h i của Beck C. T. và Gable, R. K. Bản trắc nghiệm này đo mức độ TCSS trên 7 lĩnh vực gồm: 1) Sự xáo trộn về ăn/giấc ngủ.
2.) Lo âu/ cảm giác không an toàn; 3) Cảm xúc không ổn định; 4) Có biểu hiện của rối lo n tâm thần; 5) đánh mất bản thân: 6). Cảm giác xấu hổ/ tội lỗi và 7/ Ý tưởng tự sát. Trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước, chúng tôi cho rằng 7 lĩnh vực trên có thể xếp thành các vấn đề chính gồm: thực thể, nhận thức, cảm xúc và hành vi. Căn cứ vào các lĩnh vực/ triệu chứng được mô tả trong thang đo PDSS và dựa vào bảng DSM5, chúng tôi bổ sung thêm 17 câu h i nêu lên biểu hiện của phụ nữ bị TCSS thuộc 4 lĩnh vực gồm thực thể, nhận thức, cảm xúc và hành vi. Như vậy tổng số câu h i trong thang đo mức độ TC ở PNSS của nghiên cứu này là 52 câu.
Phần 3: Để tìm hiểu mối liên quan giữa mức độ xuất hiện của những dấu hiệu TC với các yếu tố là kiểu hình nhận thức, đặc điểm nhân cách, đặc điểm mối quan hệ của phụ nữ sau sinh và một số yếu tố xã hội khác, trong phần này chúng tôi sử dụng thang đo khảo sát bộ ba nhận thức (Cognitive Triad Inventory - CTI) và thang đo nhân cách Eysenck (Eysenck Personality Inventory - EPI).
- Thang đo CTI: Thang đo CTI xuất phát từ học thuyết về nhận thức trong TC của A.Beck, đó là những cách nhìn tiêu cực về bản thân, thế giới và tương lai.
Từ lý thuyết nhận thức, E.E. Beckham, W.R.Leber và cộng sự đã t o ra thang CTI.
Thang này gồm 26 câu với mục đích đánh giá về bộ ba nhận thức thường gặp trong TC đó là những cái nhìn tiêu cực về bản thân, về thế giới và tương lai. Thang CTI được xem là một thang hữu ích trong việc nghiên cứu vai tr của bộ ba nhận thức trong bệnh nguyên của TC. Thang CTI gồm có ba thang đánh giá nh , đó là thang
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
65
đánh giá những quan điểm của người phụ nữ về bản thân, về thế giới và về tương lai. Mỗi thang đo đều có những mục thể hiện ý nghĩ tích cực hoặc tiêu cực [6].
Thang CTI cho thấy độ tin cậy cao với hệ số alpha của thang khảo sát về bản thân, thế giới và tương lai lần lượt là 0.91, 0.81 và 0.93. Hệ số alpha cho toàn bộ thang khảo sát là 0.95. Các thang nh của thang CTI cũng tương quan với các thang đo khác có cùng mục đích như với thang khảo sát về bản thân rất tương quan với thang khảo sát về sự tự tin với hệ số tương quan là 0.90.
Các tiểu thang đo của CTI dựa trên hai xu hướng chính là tích cực và tiêu cực. Khách thể trả lời theo 7 mức, từ 1 là hoàn toàn không đồng ý đến 7 là hoàn toàn đồng ý.
- Thang đo nhân cách EPI là thang đo về các kiểu nhân cách, được đưa ra bởi Eysenck vào năm 1964, sau khi đã thử nghiệm làm trên nhiều đối tượng. Trắc nghiệm này bao gồm 57 câu h i, đối tượng tự đọc và tự trả lời câu h i “có” hoặc
“không”. Tuy nhiên để đáp ứng và phù hợp với mục đích nghiên cứu của mình chúng tôi không đưa những câu 6, 24, 36, 12, 18, 30, 42, 48, 54 vào phân tích thống kê vì đây là các câu kiểm tra độ tin cậy/trung thực của người trả lời, giúp chúng tôi lo i b những trường hợp không đủ tin cậy.
Thang đo EPI là thang đo về các kiểu nhân cách, khí chất mô tả bằng thuật ngữ gồm hai yếu tố “Hướng nội - Hướng ngo i” và kiểu hình thần kinh “Ổn định – không ổn định”. Sau khi đã xác định được đặc điểm nhân cách thuộc hướng nội hay hướng ngo i, ổn định hoặc không ổn định, kết quả trắc nghiệm sẽ cho biết nghiệm thể thuộc tính cách nào trong 4 lo i tính cách cơ bản, gồm: sôi nổi, ưu tư, linh ho t và điềm tĩnh. Một cá nhân có kiểu thần kinh không ổn định và nhân cách hướng nội thì sẽ có kiểu nhân cách Ưu tư, bao gồm nhóm đặc điểm sau: khó tính, hay lo sợ, hồi hộp, cứng nhắc, giáo điều, bi quan, dè dặt, thận trọng, không thích giao tiếp, trầm lặng. Kiểu thần kinh không ổn định và với nhân cách hướng ngo i sẽ có kiểu nhân cách Sôi nổi thì bao gồm các đặc điểm sau: nh y cảm, hay băn khoăn, hiếu chiến, dễ bị kích thích, tính bốc đồng, l c quan, dễ bị thay đổi, nhanh nhẹn. Kiểu thần kinh ổn định và nhân cách hướng ngo i thì sẽ t o ra kiểu thần kinh Linh ho t và có những đặc điểm sau: thích giao du, cởi mở, lém lỉnh, tốt bụng, dễ dãi, vô tư,
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
66
thích chỉ huy, sôi nổi. Kiểu thần kinh ổn định cộng với nhân cách hướng nội thì t o ra xu hướng tính cách Điềm tĩnh và có những đặc điểm sau: thụ động, c n thận, tế nhị, nhã nhặn, có thiện chí, nghiêm túc, đáng tin cậy, điềm đ m, bình tĩnh.
- Thang đo đặc điểm mối quan hệ
Để tìm hiểu mối liên quan giữa TCSS với yếu tố đặc điểm mối quan hệ, chúng tôi đã đưa ra những câu h i mang sẵn nội dung mô tả vấn đề giao tiếp của người phụ nữ với chồng hoặc với người thân trong gia đình.
+ Những chỉ báo liên quan đến mối quan hệ vợ/ chồng theo hai hướng là tích cực và tiêu cực, cụ thể gồm: Chồng h i han quan tâm, chăm sóc; giúp vợ các công việc nhà, vui mừng chào đón con, th a mãn với cuộc sống sinh ho t vợ chồng, chia sẻ với nhau mọi sự kiện trong cuộc sống, mâu thuẫn hoặc b o lực, chồng thích hoặc không thích giới tính của con.
+ Những chỉ báo liên quan đến mối quan hệ của người phụ nữ và người thân như bố mẹ chồng, anh chị em, b n bè…
Phần 4: Một số thông tin về những yếu tố xã hội của khách thể nghiên cứu như: Tuổi, địa bàn sinh sống, mức sống, hôn nhân, tiền sử bệnh TC…
Phương pháp: Bảng h i được chuyển cho PNSS t i ph ng tiêm chủng của Quận/ Huyện (đối với những bà mẹ đưa con đi tiêm chủng) và t i gia đình (đối với các bà mẹ gửi con ở nhà trẻ tư thục). Mỗi người phụ nữ khi đồng ý tham gia vào nghiên cứu sẽ được phát bảng h i, một chiếc bút bi, nghe người hướng dẫn giới thiệu về nghiên cứu và những nguyên tắc mà luận án phải tuân theo nhằm bảo vệ thông tin cho khách thể nghiên cứu.
Cách tính điểm số cho từng phần trong bảng hỏi: Mỗi phần của bảng h i được thiết kế hoặc sử dụng các thang đo khác nhau, do vậy cách trả lời cũng như tính điểm cho mỗi phần cũng khác nhau.
Phần 1: Thang đo sàng lọc TC dựa trên trắc nghiệm PDSS
Như ở trên đã đề cập, thang đo này gồm 35 câu h i phản ánh các biểu hiện của TC trên 7 lĩnh vực. Tuy nhiên, để cho phù hợp với điều kiện văn hóa, xã hội của Việt Nam chúng tôi đã thêm 17 câu h i vào thang đo này, tổng thể gồm 52 câu h i để
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
67
người phụ nữ tự điền. Khách thể sẽ lựa chọn 1 trong 5 phương án trả lời sao cho phù hợp nhât. Từng nội dung của phương án trả lời và số điểm được quy định như sau:
- Hoàn toàn không đồng ý : 1 điểm
- Không đồng ý : 2 điểm
- Không đồng ý cũng không phản đối : 3 điểm
- Đồng ý : 4 điểm
- Hoàn toàn đồng ý : 5 điểm
Sau khi sử dụng chiến lược phân tích nhân tố, chúng tôi tính điểm tổng của mỗi nhân tố và sử dụng công thức M+/-SD để tính mức độ xuất hiện các dấu hiệu TC ở PNSS. Để xác định một khách thể bị TCSS, nhà thực hành lâm sàng thường phải thực hiện trắc nghiệm, ph ng vấn lâm sàng và quan sát các biểu hiện lâm sàng.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận án này chúng tôi tiếp cận theo hướng tâm lý học xã hội nên chúng tôi phân lo i sự xuất hiện của các biểu hiện TC theo 3 mức là: 1. mức độ thấp (trầm cảm ở mức độ nhẹ), 2. Các dấu hiện TC xuất hiện ở mức trung bình (TC mức độ trung bình) và 3. Các dấu hiện TC xuất hiện ở mức cao (TC mức độ nặng). Như vậy, gọi là A là điểm tính toán được trên khách thể thì ta có 3 mức gồm:
TC mức độ nhẹ: Min <=A<ĐTB – 1SD
TC mức độ trung bình: ĐTB- 1SD <= A< ĐTB + 1SD TC mức độ nặng: ĐTB + 1SD <= A <= Max
Tổng ĐTB mà chúng tôi tính ra trong thang đo PDSS là 67.08 và ĐLC là 19.70. Như vậy tương ứng với 3 mức độ trên thì TC ở PNSS có thể sẽ ở một trong 3 mức sau:
Mức thấp: Dưới 47 điểm Mức TB: Từ 47 đến 86 điểm Mức cao: Trên 86 điểm
Phần 2: Thang đo khảo sát kiểu nhận thức (CTI), đặc điểm nhân cách EPI và đặc điểm các mối quan hệ.
Để tìm hiểu mối liên quan giữa mức độ TC với các yếu tố là kiểu nhận thức, đặc điểm nhân cách và đặc điểm mối quan hệ của phụ nữ sau sinh, trong phần này chúng tôi sử dụng trắc nghiệm kiểu nhận thức, trắc nghiệm đặc điểm nhân cách và
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
68
thiết kế các câu h i để người phụ nữ tự đánh giá tính chất mối quan hệ của họ với chồng và người thân trong thời điểm trước sinh và sau sinh.
Thang đo khảo sát bộ ba nhận thức (CTI):
Như đã đề cập ở bảng trên, thang đo CTI gồm có 36 câu h i nhưng với các câu 1, 2, 4, 7, 14 và 18 không được tính điểm. Thang gồm có ba thang nh . Các tiểu thang đo của CTI dựa trên hai xu hướng chính là tích cực và tiêu cực. Nếu một mệnh đề là tích cực sẽ được ký hiệu là dấu cộng (+) trước mục đó. Nếu một mệnh đề là tiêu cực sẽ được ký hiệu là dấu (-) trước mục đó. Những mục đó là:
- Quan điểm về bản thân: Bao gồm các mục: -5, -10, -13, +17, -21, +25, -29, +31, +33, -35.
- Quan điểm về thế giới: Gồm các mục, +3, +8, +12, -18, +20, -23, +24, -27, -30, -34.
- Quan điểm về tương lai: Gồm các mục +6, +9, +11, -15, -16, -19, 26, +28, - 32, +36
Các câu trả lời trong thang CTI được tính theo 7 mức độ, cách cho điểm theo kiểu của thang Likert, cụ thể như sau:
Hoàn toàn không đồng ý : 1
Rất không đồng ý : 2
Không đồng ý : 3
Không có ý kiến : 4
Đồng ý : 5
Rất đồng ý : 6
Hoàn toàn đồng ý : 7
Điểm của mỗi thang là tổng số điểm của các mục trong thang đó, các mục này sẽ được quy định như trên. Sau đó cộng thêm 48 đối với thang quan điểm về bản thân và cộng thêm 40 cho mỗi thang c n l i. Các mục 1, 2, 4, 14, 18 không được tính điểm. Điểm của thang là tổng số điểm của tất cả các mục đã được tính, điểm càng cao thể hiện bệnh nhân càng có quan điểm tích cực, điểm thấp chứng t bệnh nhân càng có quan điểm tiêu cực.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
69
Dựa trên kết quả khảo sát thực tế từ 366 khách thể, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích nhân tố, cụ thể là phân tích nhân tố khám phá và tính độ tin cậy bên trong theo chỉ số Cronbach Alpha. Mục đích của phương pháp này là lượng hóa l i thông tin theo đúng tâm lý, xu hướng lựa chọn mệnh đề câu trắc nghiệm của phụ nữ Việt Nam. Các câu mang hàm ý tiêu cực đã được đổi ngược l i thang điểm. Kết quả cuối cùng của thang đo là điểm càng cao thì kiểu nhận thức của người phụ nữ càng tích cực và điểm càng thấp thì cho thấy người phụ nữ suy nghĩ càng tiêu cực.
Thang đo nhân cách Eysenck (Eysenck Personality Inventory, viết tắt là EPI).
Trắc nghiệm này bao gồm 57 câu h i, đối tượng tự đọc và tự trả lời câu h i
“Có” hoặc “Không”. Tất cả các câu h i được chia làm 3 thang để xử lý, câu nào đúng mẫu dưới đây thì cho 1 điểm, sai với mẫu thì cho 0 điểm.
- Thang (S): kiểm tra độ tin cậy Bao gồm 9 câu h i sau:
Câu 6, 24, 36: Nếu các câu trả lời của khách thể là “có” thì được tính mỗi câu 1 điểm.
Câu: 12, 18, 30, 42, 48, 54. Nếu các câu trả lời của khách thể là “không” thì được tính mỗi câu 1 điểm.
Nếu phương án trả lời của khách thể đúng với các phương án quy định ở mỗi câu trên thì sẽ được tính 1 điểm. Thang này phải ít hơn 5 điểm mới đủ độ tin cậy.
- Thang hướng nội và hướng ngo i (HN-HNg): Nội dung của thang này là các câu đánh giá cường độ của quá trình hưng phấn và ức chế (ho t động của các quá trình tâm lý thiên về hướng nội hay hướng ngo i). Thang này bao gồm 24 câu được, mỗi câu được quy định bằng mẫu câu trả lời “có” hoặc “không” để tính ra điểm hướng nội và hướng ngo i, 15 câu được quy định sẵn phương án trả lời "có"
và 9 câu có phương án trả lời "không".
Câu 1, 3, 8, 10, 13, 17, 22, 25, 27, 39, 44, 46, 49, 53, 56: Nếu các câu trả lời của khách thể là “có” thì được tính mỗi câu 1 điểm.
Câu 5, 15, 20, 29, 32, 34, 37, 41, 51: 9 câu "không”: Nếu các câu trả lời của khách thể là “không” thì được tính mỗi câu 1 điểm.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
70
- Thang 3: Ổn định và không ổn định (OĐ-KOĐ): Thang này bao gồm 24 câu để đánh giá tính ổn định hay không ổn định của ho t động thần kinh, bao gồm:
2, 4, 7, 9, 11, 14, 16, 19, 21, 23, 26, 28, 31, 33, 35, 38, 40, 43, 45, 47, 50, 52, 55, 57 nhằm xác định tính ổn định hay không ổn định của nhân cách. Ở thang này, tất cả các câu trả lời có đều được tính điểm:
* Điểm của thang 2 và thang 3 được biểu diễn trên v ng tr n to độ của Eysenck (thang 2: trục hoành, thang 3: trục tung). Điểm gặp nhau của thang 2 và thang 3 sẽ tương ứng với phần khí chất được qui định trên v ng tr n đó.
Đánh giá kết quả:
Thang hướng nội - hướng ngo i (Thang 2) 0 - <6 điểm: hướng nội rõ
6 - <12 điểm: thiên về hướng nội 12 -<18 điểm: thiên về hướng ngo i 18 - 24 điểm: hướng ngo i rõ
Thang ổn định – không ổn định (Thang 3) 0 - <6 điểm: rất ổn định
6 - <12 điểm: ổn định
12 - <18 điểm: không ổn định 18 - 24 điểm: rất không ổn định
Các thang đo thuộc đặc điểm mối quan hệ
Để tìm hiểu mối liên quan giữa đặc điểm của TCSS với yếu tố đặc điểm mối quan hệ, chúng tôi đã đưa ra những câu h i mang nội dung như một sự chỉ báo cho vấn đề giao tiếp của người phụ nữ với chồng hoặc với người thân trong gia đình.
Các thang đo khai thác đặc điểm mối quan hệ bao gồm những chỉ báo liên quan đến mối quan hệ vợ/ chồng và người phụ nữ với người thân theo hai hướng là tích cực và tiêu cực, gồm các câu B1, B2, D1, D2, E5. Các mức điểm của từng tiểu thang đo thuộc thang đo đặc điểm mối quan hệ được nhóm nghiên cứu sử dụng như sau:
- Câu B1: Khách thể tự đánh giá về tần xuất xuất hiện của các sự kiện gây ra stress trong thời kỳ mang thai và sau sinh. Có 4 phương án trả lời cho câu h i này, cụ thể
Luận án tiến sĩ Tâm lý học