Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kiến thức và thực hành sử dụng thuốc kháng sinh của người dân
Bảng 3.1. Thông tin chung của đối tượng (n=400)
Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)
Giới tính
Nam 114 28,5
Nữ 286 71,5
Tuổi
Từ 18 đến 34 tuổi 72 18
Từ 35 đến 59 tuổi 269 67,3
Từ 60 tuổi trở lên 59 14,8
Tuổi trung vị: 45,8 Tuổi thấp nhất: 23 Tuổi cao nhất: 75
Trình độ học vấn
Tiểu học 47 11,8
THCS 144 36,0
THPT 138 34,5
Cao đẳng/Đại học 66 16,5
Sau đại học 5 1,3
Nghề nghiệp
Nông dân 224 56,0
Công nhân 86 21,5
Buôn bán 31 7,8
Công chức/viên chức 39 9,8
Cán bộ hưu trí 17 4,3
Khác 3 0,8
Điều kiện kinh tế
Nghèo 14 3,5
Trung bình 60 15,0
Khá trở lên 326 81,5
Luận án Y tế cộng đồng
Bảng 3.1 cho thấy, tỷ lệ ĐTNC là nam giới thấp hơn tỷ lệ nữ giới (28,5%
và 71,5%). Trong đó nhóm đối tượng từ 35-59 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (67,3%), tuổi trung vị là 45,8 tuổi, độ tuổi thấp nhất là 23 tuổi và cao nhất là 75 tuổi. Tỷ lệ đối tượng có TĐHV là THCS (36,0%) và THPT (34,5) chiếm đa số, việc làm chính chủ yếu là nông dân (56%). Hầu hết số đối tượng có điều kiện kinh tế ở mức khá trở lên (81,5%).
3.1.2. Kiến thức về sử dụng thuốc kháng sinh của người dân
Bảng 3.2. Kênh thông tin người dân tiếp cận trong sử dụng kháng sinh (n= 400)
Kênh thông tin Số lượng Tỷ lệ (%)
Ti vi 323 80,8
Đài phát thanh 169 42,3
Tạp chí, báo 108 27,0
Internet 138 34,5
Bạn bè, người thân 295 73,8
Cán bộ y tế địa phương 313 78,3
Khác 2 0,5
Kênh thông tin được người dân tìm hiểu về kiến thức sử dụng thuốc kháng sinh nhiều nhất là qua ti vi (80,8%), cán bộ y tế (78,3%) và bạn bè người thân (73,8%), đài phát thanh 42,3%, internet (34,5%); thấp nhất là qua báo chí (27%).
Luận án Y tế cộng đồng
Bảng 3.3. Kiến thức của người dân về lí do sử dụng kháng sinh (n=400) Lí do sử dụng kháng sinh Số lượng Tỷ lệ (%)
Bệnh cảm lạnh, cảm cúm 227 66,8
Ho 388 97,0
Tiêu chảy 195 48,8
Bệnh mụn nhọt 285 71,3
Khác 8 2,0
Không biết 2 0,5
Bảng 3.3 cho thấy, hầu hết ĐTNC cho rằng thuốc KS để điều trị bệnh ho (97%); bệnh mụn nhọt (71,3%); gần một nửa đối tượng sử dụng trong bệnh tiêu chảy (48,8%); một số ít không biết (0,5%). Có 66,8% cho rằng thuốc KS chữa bệnh cảm lạnh, cảm cúm.
Bảng 3.4. Đối tượng ảnh hưởng đến quyết định sử dụng kháng sinh của người dân (n= 400)
Đối tượng Số lượng Tỷ lệ (%)
Bác sĩ 341 85,3
Người bán thuốc 56 14,0
Bản thân 2 0,5
Bạn bè, người thân 1 0,2
Khác 0 0
Đa số ĐTNC cho rằng nên tin tưởng quyết định của bác sĩ (85,3%), và nên theo lời khuyên của người bán thuốc là 14%, theo kinh nghiệm của bản thân và lời khuyên của bạn bè, người thân chiếm tỷ lệ thấp nhất lận lượt là (0,5%) và (0,2%) khi SDKS.
Luận án Y tế cộng đồng
Bảng 3.5. Vấn đề người dân quan tâm khi sử dụng kháng sinh (n= 400)
Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)
Mua và uống thuốc theo đúng đơn 354 88,5
Uống thuốc đúng liều 318 79,5
Dùng thuốc đủ số ngày quy định 242 60,5
Thuốc phải tốt, có chất lượng 180 45,0
Không biết 1 0,3
Đa số ĐTNC lưu ý khi mua và sử dụng thuốc theo đơn (88,5%), uống thuốc đúng liều (79,5%) và dùng thuốc đủ số ngày quy định (60,5%); 45% đối tượng quan tâm đến chất lượng thuốc; 0,3% đối tượng không biết.
Bảng 3.6. Kiến thức của người dân về địa điểm mua thuốc kháng sinh (n= 400) Địa điểm mua thuốc KS Số lượng Tỷ lệ (%)
Hiệu thuốc, nhà thuốc có đăng kí 217 54,3
Hiệu thuốc, nhà thuốc bất kì 124 31,0
Phòng khám tư nhân 58 14,5
Khác 1 0,2
Bảng 3.6 cho thấy 54,3% ĐTNC cho rằng nên mua thuốc KS tại hiệu thuốc, nhà thuốc có đăng ký, 14,5% cho rằng nên mua ở phòng khám tư và có 31% người dân cho rằng nên mua ở những nơi khác (nhà thuốc bất kỳ, nơi người dân tin tưởng).
Luận án Y tế cộng đồng
Bảng 3.7. Lưu ý khi mua thuốc kháng sinh của người dân (n= 400) Lưu ý khi mua thuốc KS Số lượng Tỷ lệ (%)
Tên thuốc 273 68,3
Hàm lượng thuốc 232 58,0
Hạn sử dụng 256 64,0
Giá tiền 256 64,0
Thuốc nội, thuốc ngoại (theo đơn) 236 59,0
Khác
Trên 50% ĐTNC cho rằng nên lưu ý về hạn sử dụng khi mua KS (64%), tên thuốc (68,3%), hạn sử dụng (64%), hàm lượng thuốc (58%), giá tiền (64%). Tuy nhiên vẫn còn nhiều ĐTNC cho rằng cần quan tâm đến thuốc nội, thuốc ngoại (59%).
Bảng 3.8. Kiến thức của người dân về thời gian sử dụng kháng sinh (n=400)
Đối tượng Số lượng Tỷ lệ (%)
Dưới 3 ngày 87 21,8
Từ 3 ngày trở lên 281 70,2
Không biết 32 8,0
Bảng 3.8 cho thấy tỷ lệ ĐTNC có kiến thức đúng về thời gian SDKS từ 3 ngày trở lên là 70,2%, tuy nhiên vẫn có 21,8% trả lời dưới 3 ngày, 8% không biết.
Luận án Y tế cộng đồng
Biểu đồ 3.1. Kiến thức của người dân về thời gian sử dụng kháng sinh với những bệnh nhiễm khuẩn thông thường (n=400)
Biểu đồ 3.1, ĐTNC cho rằng nên SDKS từ 3 ngày trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất (70,3%), dưới 3 ngày là 21,8% và không biết chiếm tỷ lệ thấp nhất (8%).
Bảng 3.9. Kiến thức của người dân về tác dụng không mong muốn của kháng sinh (n=345)
Đối tượng Số lượng Tỷ lệ (%)
Mẩn ngứa, mề đay, ban đỏ 333 83,3
Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy 184 46,0
Đau đầu, hoa mắt chóng mặt 238 59,5
Sốc kháng sinh 105 26,3
Đau cơ đau khớp 50 12,5
Khác 3 0,8
Từ bảng 3.9 cho thấy ĐTNC có biết về tác dụng không mong muốn của kháng sinh, trong đó mẩn ngứa, mề đay, ban đỏ được chọn nhiều nhất (83,3%), tiếp theo lần lượt là đau đầu hoa mắt chóng mặt (59,6%), sốc kháng sinh (26,3%) và đau cơ đau khớp (12,5%).
Dưới 3 ngày 21,8%
Từ 3 ngày trở lên 70,3%
Không biết 8,0%
Dưới 3 ngày Từ 3 ngày trở lên Không biết
Luận án Y tế cộng đồng
Bảng 3.10. Đối tượng cần thận trọng khi sử dụng kháng sinh (n = 400)
Đối tượng Số lượng Tỷ lệ (%)
Trẻ em dưới 5 tuổi 288 72,0
Phụ nữ có thai/cho con bú 390 97,5
Người cao tuổi 186 46,5
Người bị bệnh mạn tính 194 48,5
Dị ứng với thuốc 280 70,0
Khác 3 0,8
Bảng 3.10 cho thấy, hầu hết ĐTNC cho rằng đối tượng PNCT/cho con bú, trẻ em dưới 5 tuổi và dị ứng với thuốc cần thận trọng khi SDKS (lần lượt là 97,5%; 72% và 70%); cho rằng người bị bệnh mạn tính và người cao tuổi chiếm tỷ lệ thấp lần lượt là 48,5%, 46,5%).
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ kiến thức chung về sử dụng kháng sinh của người dân (n=400)
Biểu đồ 3.2 cho thấy tỷ lệ người dân đã có kiến thức đúng về sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý là (55,25%), tỷ lệ người dân có kiến thức sử dụng kháng sinh chưa đạt là 44,75%.
Đạt 55,25%
Không đạt 44,75%
Đạt Không đạt
Luận án Y tế cộng đồng
3.1.3. Thực hành sử dụng thuốc kháng sinh của người dân
Bảng 3.11. Địa điểm người dân mua kháng sinh (n = 400)
Địa điểm Số lượng Tỷ lệ (%)
Hiệu thuốc, nhà thuốc có đăng kí 111 27,8
Hiệu thuốc, nhà thuốc bất kì 181 45,3
Phòng khám tư nhân 106 26,5
Khác 2 0,5
Bảng 3.11 cho thấy tỷ lệ người dân đã mua thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc, nhà thuốc bất kỳ chiếm tỷ lệ cao nhất (45,3%), ở phòng khám tư nhân là 26,5% và người dân mua thuốc KS ở Hiệu thuốc, nhà thuốc có đăng ký 27,8%.
Bảng 3.12. Yêu cầu người bán thuốc hướng dẫn thông tin về thuốc (n=400)
Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)
Có 400 100
Không 0 0
Từ bảng 3.12 cho thấy100% người dân đã yêu cầu người bán thuốc hướng dẫn thông tin về thuốc.
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ người dân sử dụng kháng sinh theo đơn (n=400) Biểu đồ 3.3 cho thấy, tỷ lệ người dân sử dụng thuốc kháng sinh theo đơn của bác sỹ chỉ chiếm 66,3% và không SDKS theo đơn chiếm 33,7%.
Theo đơn của BS 66,3%
Không theo đơn 33,7%
Theo đơn của BS Không theo đơn
Luận án Y tế cộng đồng
Bảng 3.13. Thực hành sử dụng kháng sinh theo đơn của bác sĩ (n = 400)
Tuân thủ Số
lượng Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) (n=400)
Theo đơn 265 100 66,3
Cách dùng 263 99,2 65,8
Liều lượng 261 98,5 65,3
Thời gian 184 69,4 46,0
Khác (theo chỉ định của BS) 1 0,4 0,3
Không theo đơn 135 100 33,7
Theo kinh nghiệm bản thân 13 9,6 3,3
Theo lời khuyên của gia đình, bạn bè,
hàng xóm 4 2,9 1,0
Theo lời khuyên của người bán thuốc 118 86,6 29,5
Khác 1 0,7 0,3
Bảng số 3.13 cho thấy, trong số những người SDKS theo đơn của bác sĩ hầu hết người dân đã tuân thủ về cách dùng (99,2%) và tuân thủ liều lượng (98,5%) và thời gian là 69,4%. Trong số những người SDKS không theo đơn có tới 86,6% người dân SDKS theo lời khuyên của người bán thuốc, theo kinh nghiệm của bản thân và lời khuyên của gia đình, bạn bè, hàng xóm chiếm tỷ lệ thấp lần lượt là 9,6% và 2,9%.
Luận án Y tế cộng đồng
Bảng 3.14. Lý do sử dụng kháng sinh trong 6 tháng vừa qua của người dân (n=400)
Lý do sử dụng KS Số lượng Tỷ lệ (%)
Cảm lạnh, cảm cúm 100 25,0
Ho có sốt 380 95,0
Tiêu chảy 50 12,5
Mụn nhọt 59 14,8
Đau đầu 31 7,8
Khác 1 0,3
Bảng 3.14 cho thấy, người dân SDKS chủ yếu để điều trị các bệnh ho có sốt:
95%; bệnh tiêu chảy: 12,5%, bệnh mụn nhọt: 14,5%. Đặc biệt có 25% ĐTNC cho rằng lý do SDKS là để chữa bệnh cảm lạnh, cảm cúm; Đau đầu là 7,8%.
Bảng 3.15. Thời điểm uống thuốc kháng sinh trong ngày (n = 400) Thời điểm uống thuốc Số lượng Tỷ lệ (%)
Chỉ uống trước khi ăn 4 1,0
Chỉ uống trong khi ăn 0 0
Chỉ uống sau ăn 190 47,5
Theo hướng dẫn sử dụng 197 49,2
Khi nào nhớ thì uống 4 1,0
Khi có triệu chứng bệnh 5 1,3
Bảng 3.15 cho thấy, đa số người dân sử dụng thuốc KS theo hướng dẫn sử dụng 49,2%; 47,5% người dân chỉ uống thuốc sau khi ăn; 1,3% người dân uống thuốc khi có triệu chứng bệnh; 1% chỉ uống trước khi ăn; 1% uống thuốc khi nhớ ra.
Luận án Y tế cộng đồng
Bảng 3.16. Xử trí về thời điểm ngừng sử dụng kháng sinh (n=400)
Xử trí Số lượng Tỷ lệ (%)
Khi khỏi bệnh hoàn toàn 201 50,2
Bệnh thuyên giảm 44 11,0
Gặp tác dụng phụ của thuốc 10 2,5
Dùng hết liệu trình điều trị 145 36,3
Khác 0 0
Bảng 3.16 cho thấy, đa số người dân ngừng uống thuốc KS sau khi khỏi bệnh hoàn toàn (52,2%); Trong khi đó dùng hết liệu trình điều trị là 36,3%, khi bệnh thuyên giảm là 11% và thấp nhất là khi gặp tác dụngphụ là 2,5%
Bảng 3.17. Xử trí sau 2 – 3 ngày sử dụng kháng sinh không đỡ bệnh (n=400)
Xử trí Số lượng Tỷ lệ (%)
Tự tăng liều 26 6,5
Đến khám lại tại CSYT 211 52,7
Hỏi người bán thuốc 153 38,3
Tự đổi KS 4 1,0
Khác 6 1,5
Tổng 400 100,0
Bảng 3.17 cho thấy, người dân chủ yếu đến khám lại tại CSYT sau 2-3 ngày SDKS mà bệnh không đỡ (52,7%), hỏi người bán thuốc là 38,3%, tự tăng liều là 6,5%, tự đổi kháng sinh chiếm tỷ lệ thấp nhất là 1%.
Luận án Y tế cộng đồng
Bảng 3.18. Xử trí khi gặp tác dụng không mong muốn (n= 400)
Xử trí Số lượng Tỷ lệ (%)
Ngừng thuốc 200 50,0
Ngừng thuốc và gặp lại bác sỹ 252 63,0
Đổi thuốc KS khác 91 22,8
Tiếp tục sử dụng thuốc 1 0,3
Bảng 3.18 cho thấy có tới 63% người dân ngừng thuốc và đến khám bác sỹ khi gặp tác dụng không mong muốn của KS, 50% ngừng thuốc; 22,8% đối tượng tự đổi KS khác, trong khi đó có 0,3% tiếp tục sử dụng thuốc.
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ thực hành chung về sử dụng kháng sinh của người dân (n=400)
Biểu đồ 3.4 cho thấy, chỉ có 44,5% người dân đạt thực hành về SDKS và có 55,5% người dân thực hành không đúng về SDKS an toàn, hợp lý và hiệu quả.
Đạt 44,5%
Không đạt 55,5%
Đạt Không đạt
Luận án Y tế cộng đồng