Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ y tế công cộng chất lượng cuộc sống và hiệu quả giải pháp quản lý, chăm sóc người bệnh đái tháo đường type 2 tại nhà, tỉnh thái bình (Trang 62 - 66)

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu đƣợc nhập bằng phần mềm Epi Data version 3.1 Số liệu đƣợc xử lý bằng phần mềm SPSS 11.5 for window 2.4.1. Phân tích số liệu mục tiêu 1

Đánh giá kiến thức của người bệnh về bệnh ĐTĐ theo các mức được phân loại: tốt, trung bình, kém

Người bệnh trả lời đúng từ 1-2 câu: kiến thức kém Người bệnh trả lời đúng 3 câu: kiến thức trung bình Người bệnh trả lời đúng 4-5 câu: kiến thức tốt Với kiến thức chung gồm 20 câu hỏi:

Người bệnh trả lời đúng dưới 10 câu: kiến thức kém

Người bệnh trả lời đúng từ 10-14 câu: kiến thức trung bình Người bệnh trả lời đúng từ 15 câu đến 20 câu: kiến thức tốt.

So sánh kiến thức của người bệnh với giới tính, địa bàn sống, tình trạng kiểm soát glucose máu và HbA1c qua bảng so sánh tỷ lệ. Kiến thức người bệnh đƣợc chia thành 4 nhóm: kiến thức về chế độ ăn, kiến thức về chế độ dùng thuốc, kiến thức về chế độ tập luyện, kiến thức về chế độ chăm sóc và tổng hợp kiến thức chung. So sánh nhiều hơn 2 tỷ lệ kiểm định bằng test khi bình phương hai phía. So sánh hai giá trị trung bình kiểm định bằng test t không ghép cặp.

Phân tích mối liên hệ giữa kiến thức của người bệnh với tuổi, trình độ văn hóa, thời gian điều trị bệnh theo phương trình hồi quy tuyến tính đơn biến:

Luận án Y tế cộng đồng

Kiến thức = α + β x X

Trong đó: Kiến thức là tổng số điểm kiến thức của người bệnh α là hằng số

β là hệ số hồi quy X là biến độc lập

Biến độc lập bao gồm: tuổi, trình độ văn hóa, thời gian điều trị bệnh của người bệnh

Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức chung người bệnh qua phân tích hồi quy đa biến:

Kiến thức = α + β1 x X1 + β2 x X2 + β3 x X3 + βα x Xα

Trong đó: Kiến thức là tổng số điểm kiến thức của người bệnh α là hằng số

β là hệ số hồi quy

X là biến độc lập (tuổi, giới, địa bàn sống, trình độ văn hóa, thời gian điều trị bệnh, glucose, HbA1c, số biến chứng mắc phải)

2.4.2. Phân tích số liệu mục tiêu 2

Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh ĐTĐ:

Theo bộ công cụ EQ-5D, VAS: các tình trạng sức khỏe đƣợc chuyển đổi sang điểm CLCS từ -0,594 đến 1 theo phương pháp “Trao đổi thời gian”.

Theo bộ công cụ SF 36: các tình trạng sức khỏe đƣợc phân loại và chuyển đổi sang thang điểm 100, tổng cộng có 08 nhóm chất lƣợng cuộc sống đƣợc đánh giá và tổng hợp thành 02 nhóm sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần.

So sánh chất lượng cuộc sống giữa nhóm người bệnh ở thành thị và nông thôn, theo giới tính, tình trạng kiểm soát huyết áp, BMI, tình trạng kiểm soát glucose máu, HbA1c. So sánh nhiều hơn 2 tỷ lệ kiểm định bằng tets khi bình phương hai phía. So sánh hai giá trị trung bình kiểm định bằng tets t không ghép cặp.

Luận án Y tế cộng đồng

Phân tích mối liên hệ giữa chất lượng cuộc sống của người bệnh ĐTĐ với kiến thức của người bệnh, tình trạng của người bệnh theo phương trình hồi quy tuyến tính đơn biến, đa biến trong đó điểm số chất lƣợng cuộc sống của người bệnh là biến độc lập, các biến phụ thuộc gồm tuổi, giới, trình độ văn hóa, địa điểm sống, các kết quả nhân trắc, các xét nghiệm, kiến thức người bệnh …

CLCS = α + β1 x X1 + β2 x X2 + β3 x X3 + βα x Xα

Trong đó: CLSC là điểm số chất lượng cuộc sống của người bệnh α là hằng số

β là hệ số hồi quy

X là biến độc lập (tuổi, giới, địa bàn sống, trình độ văn hóa, thời gian điều trị bệnh, glucose, HbA1c, số biến chứng mắc phải, kiến thức của người bệnh)

2.4.3. Phân tích số liệu mục tiêu 3

Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh tham gia vào can thiệp.

Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh sau 12 tháng can thiệp, so sánh sự thay đổi của từng đặc điểm trước và sau can thiệp.

Các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng đƣợc phân loại các nhóm kiểm soát theo quy định của Bộ Y tế về bệnh ĐTĐ:

BMI: Mục tiêu điều trị cho người bệnh ĐTĐ type 2: BMI từ 18,5 đến 22,9: mức tốt và chấp nhận đƣợc. BMI ≥ 23: kiểm soát BMI ở mức kém. So sánh theo giới, địa bàn sống …

Vòng eo (cm): theo phân loại của IDF (2005): nam giới: vòng eo <90 cm: bình thường, vòng eo ≥ 90 cm: béo phì. Nữ giới: vòng eo <80 cm: bình thường, vòng eo ≥ 80 cm: béo phì.

Huyết áp (mmHg): Huyết áp ≤ 130/80 mmHg: người bệnh được kiểm soát tốt

Luận án Y tế cộng đồng

Huyết áp từ 130/80 đến 140/90 mmHg: người bệnh được kiểm soát ở mức chấp nhận đƣợc.

Huyết áp > 140/90 mmHg: kiểm soát ở mức kém.

Kiểm soát glucose máu (mmol/l): kiểm soát tốt từ 4,4 mmol/l đến 6,1 mmol/l; kiểm soát mức chấp nhận đƣợc từ 6,1 mmol/l đến 7,0 mmol/l; kiểm soát ở mức kém trên 7,0 mmol/l.

Kiểm soát HbA1c (%): kiểm soát tốt <6,5%; kiểm soát mức chấp nhận đƣợc từ 6,5% đến 7,5%; kiểm soát ở mức kém trên 7,5%.

Kiểm soát cholesterol toàn phần (mm0l/l): kiểm soát tốt <4,5 mmol/l; kiểm soát mức chấp nhận đƣợc từ 4,5 mmol/l đến 5,2 mmol/l; kiểm soát ở mức kém trên 5,2 mmol/l.

Kiểm soát triglyceride (mmol/l): kiểm soát tốt <1,5 mmol/l; kiểm soát mức chấp nhận đƣợc từ 1,5 mmol/l đến 2,2 mmol/l; kiểm soát ở mức kém trên 2,2 mmol/l.

Kiểm soát HDL Cholesterol (mmol/l): kiểm soát tốt >1,1 mmol/l;

kiểm soát mức chấp nhận đƣợc từ 0,9 mmol/l đến 1,1 mmol/l; kiểm soát ở mức kém < 0,9 mmol/l.

Kiểm soát LDL Cholesterol (mmol/l): kiểm soát tốt <2,5 mmol/l;

kiểm soát mức chấp nhận đƣợc từ 2,5 mmol/l đến 3,4 mmol/l; kiểm soát ở mức kém trên 3,4 mmol/l.

Mô tả kiến thức của người bệnh sau can thiệp, so sánh tỷ lệ theo nhóm kiến thức, so sánh giá trị trung bình, sự thay đổi điểm của kiến thức chung và kiến thức của từng lĩnh vực của người bệnh sau can thiệp, kiểm định bằng tets t ghép cặp.

Mô tả chất lượng cuộc sống của người bệnh theo từng yếu tố theo công cụ EQ-5D, VAS, SF 36 và so sánh sự thay đổi điểm của từng yếu tố sau 12 tháng can thiệp. So sánh sự thay đổi tỷ lệ phần trăm của các yếu tố trước và sau can thiệp, kiểm định bằng tets khi bình phương McNemar

Luận án Y tế cộng đồng

Giá trị thay đổi sau can thiệp = trung bình giá trị trước can thiệp – trung bình giá trị sau can thiệp

Phần trăm thay đổi sau can thiệp = giá trị thay đổi sau can thiệp/giá trị trước can thiệp x 100%

Từ đó rút ra kết luận về sự thay đổi chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nêu giá trị thay đổi dương, can thiệp làm tăng chỉ số của người bệnh.

Nếu giá trị thay đổi âm, can thiệp làm giảm chỉ số của người bệnh.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ y tế công cộng chất lượng cuộc sống và hiệu quả giải pháp quản lý, chăm sóc người bệnh đái tháo đường type 2 tại nhà, tỉnh thái bình (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)