CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu cho mục tiêu 1
2.1.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu so sánh 2 giá trị trung bình (so sánh chi phí trung bình của 1 trường hợp bệnh giữa nhóm so sánh và nhóm áp dụng QTCM). Kết quả từ một nghiên cứu thử nghiệm QTCM tại bệnh viện thanh Nhàn năm 2010 cho thấy: trong 03 THB nội khoa và ngoại khoa được tính chi phí trước và sau khi áp dụng QTCM là mổ nội soi viêm ruột thừa cấp, viêm phổi trẻ em và viêm phổi người lớn, THB mổ nội soi viêm ruột thừa cấp có sự thay đổi về tổng chi phí điều trị thấp nhất tức sự khác biệt trước và sau áp dụng QTCM thấp nhất (giảm khoảng 50.000đ ± 150.000đ), bệnh viêm phổi người lớn và trẻ em có sự thay đổi về chi phí điều trị trước và sau khi áp dụng QTCM là khoảng 650.000đ ± 260.000đ). Để có cỡ mẫu đại diện cho các bệnh đƣợc chọn, nghiên cứu chọn chi phí trung bình của THB mổ nội soi viêm ruột thừa cấp để tham chiếu trong công thức tính cỡ mẫu.
Trong đó:
n: Cỡ mẫu tối thiểu cần chọn của mỗi nhóm Z1-α/2 = 1,96 (tương ứng với =5%)
Z1-β = 0,8 (tương ứng với lực nghiên cứu - power là 80%)
Luận án Y tế cộng đồng
: Độ lệch chuẩn của chi phí điều trị (độ lệch chuẩn của chi phí cho một trường hợp mổ nội soi viêm ruột thừa cấp tại bệnh viện Thanh Nhàn năm 2010 là 750.000 đồng) [3].
1: Chi phí điều trị của người bệnh nhóm so sánh (chi phí cho một trường hợp mổ nội soi viêm ruột thừa cấp trước khi áp dụng QTCM tại bệnh viện Thanh Nhàn năm 2010 là 2.600.000 đồng) [3].
2: Chi phí mong đợi của người bệnh nhóm áp dụng QTCM (chi phí cho một trường hợp mổ nội soi viêm ruột thừa cấp sau khi áp dụng QTCM tại bệnh viện Thanh Nhàn năm 2010 là 2.400.000 đồng) [3].
Cỡ mẫu cần có trong mỗi nhóm (với 06 bệnh đƣợc chọn nghiên cứu tại 03 bệnh viện) là n= 214. Với cách chọn mẫu nhiều giai đoạn (chọn bệnh viện, chọn bệnh, chọn người bệnh), trong đó giai đoạn chọn người bệnh có sử dụng phương pháp chọn mẫu cụm nên cỡ mẫu tối thiểu đƣợc nhân với hiệu lực thiết kế DE=2. Do đó, cỡ mẫu cần thu thập tại mỗi nhóm là 428.
Thực tế, với mỗi nhóm, nghiên cứu đã thu thập đƣợc thông tin từ 405 hồ sơ của 405 người bệnh (đạt 96,9% cỡ mẫu).
Phương pháp chọn mẫu: Áp dụng phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn:
- Giai đoạn1: Chọn bệnh viện. Khung mẫu là danh sách 34 bệnh viện tham gia Dự án “Chương trình Phát triển nguồn nhân lực y tế”. Nghiên cứu tiến hành chia thành 3 nhóm bệnh viện theo khu vực: miền Bắc (19 bệnh viện), miền Trung (8 bệnh viện) và miền Nam (7 bệnh viện). Tại nhóm các bệnh viện khu vực miền Bắc, nghiên cứu nhóm thành các nhóm bệnh viện theo phân hạng và tuyến gồm: 01 bệnh viện tuyến Trung ƣơng; 05 bệnh viện tuyến tỉnh/ thành phố, hạng 1; 08 bệnh viện tuyến huyện hạng 2 và 05 bệnh viện tuyến huyện hạng 3. Trong 05 bệnh viện tuyến tỉnh/ thành phố hạng 1, có 03 bệnh viện tại Hà Nội và 02 bệnh viện thuộc tỉnh khác. Do đó, nghiên cứu chọn toàn bộ 03 bệnh viện tuyến thành phố của Hà Nội (BVĐK Xanh Pôn; bệnh viện Thanh Nhàn và BVĐK Hà Đông).
- Giai đoạn 2: Chọn bệnh áp dụng QTCM. Dựa trên danh sách 26 bệnh đƣợc chọn để xây dựng và áp dụng thử nghiệm QTCM của Dự án “Chương trình Phát triển
Luận án Y tế cộng đồng
nguồn nhân lực y tế”, nghiên cứu chọn chủ đích 06 bệnh đáp ứng các tiêu chí lựa chọn tại mục 2.1.1 vào nghiên cứu gồm: bệnh TCCTE; bệnh U xơ TTL; bệnh Sỏi túi mật; bệnh COPD; bệnh THA độ II, III và bệnh ĐTĐ tuýp II.
- Giai đoạn 3: Chọn người bệnh.
+ Với nhóm áp dụng QTCM: Nghiên cứu chọn toàn bộ hồ sơ QTCM của toàn bộ người bệnh được áp dụng QTCM trong Dự án “Chương trình Phát triển nguồn nhân lực y tế” đáp ứng các tiêu chí lựa chọn tại mục 2.1.1. Kết quả: nghiên cứu chọn được 405 hồ sơ QTCM của 405 người bệnh, trong đó, số hồ sơ QTCM ít nhất đƣợc chọn là 33 hồ sơ/ 01 bệnh/01 bệnh viện.
+ Với nhóm so sánh (không áp dụng QTCM): Để đảm bảo cỡ mẫu nhóm so sánh tương ứng với nhóm áp dụng QTCM thu được, với mỗi bệnh được chọn, nghiên cứu áp dụng phương pháp chọn mẫu cụm để chọn ít nhất 30 hồ sơ bệnh án của người bệnh đáp ứng các tiêu chí lựa chọn tại mục 2.1.1 với khung mẫu là danh sách người bệnh mắc các bệnh được chọn điều trị tại các khoa của bệnh viện.
Người bệnh ở nhóm so sánh được chọn tương ứng về loại bệnh và các đặc điểm về tuổi (sự chênh lệch nếu có chỉ dao động trong khoảng ± 3 tuổi), giới và nơi ở của người bệnh. Kết quả: nghiên cứu chọn được 405 hồ sơ bệnh án của 405 người bệnh, số hồ sơ QTCM ít nhất đƣợc chọn là 34 hồ sơ/01 bệnh/01 bệnh viện.
Quá trình chọn mẫu đƣợc sơ đồ hóa tại Hình 2.1.
Hình 2.1. Sơ đồ chọn mẫu nghiên cứu
Luận án Y tế cộng đồng