CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu cho mục tiêu 2
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các nhà hoạch định chính sách: Cán bộ Vụ kế hoạch - Tài chính, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Vụ Bảo hiểm Y tế;
- Nhóm chuyên gia tham gia xây dựng QTCM;
- Nhóm cán bộ của dự án “Chương trình phát triển nguồn nhân lực y tế”;
- Đại diện Ban Giám đốc của các bệnh viện tham gia nghiên cứu;
- Nhân viên y tế tham gia triển khai QTCM tại bệnh viện.
Luận án Y tế cộng đồng
Tiêu chuẩn lựa chọn: là người am hiểu về dự án, có thời gian tham gia xây dựng/ theo dõi, giám sát, đánh giá/ thực hiện QTCM muộn nhất từ tháng 6 năm 2014 và đồng ý tham gia phỏng vấn sâu.
Tiêu chuẩn loại trừ: các cán bộ từ chối tham gia nghiên cứu.
2.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Bộ Y tế, Ban quản lý dự án, các bệnh viện đƣợc lựa chọn trong mục tiêu 1.
Thời gian: Phần định tính tiến hành từ tháng 10/2015 đến tháng 3/2017. Giai đoạn thu thập số liệu từ tháng 10/2015 đến tháng 7/2016.
2.2.3. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu cắt ngang với phương pháp nghiên cứu định tính.
2.2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu (PVS) 03 đại diện các Cục, Vụ có liên quan của Bộ Y tế; 02 đại diện Ban Quản lý dự án “Chương trình Phát triển nguồn nhân lực y tế”; 02 thành viên Hội đồng thẩm định QTCM, Bộ Y tế. Tại 03 bệnh viện đƣợc chọn, mỗi bệnh viện tiến hành PVS: 05 cán bộ (01 lãnh đạo, 01 cán bộ phòng kế hoạch, 01 cán bộ phòng tài chính kế toán, 01 bác sỹ và 01 điều dƣỡng) và 02 cuộc thảo luận nhóm (TLN) điều dưỡng và bác sỹ (mỗi nhóm có 06 người).
Các đối tƣợng tham gia PVS đƣợc nghiên cứu lựa chọn ngẫu nhiên từ danh sách các cán bộ cán bộ đáp ứng tiêu chí lựa chọn ở trên. Các đối tƣợng nghiên cứu tham gia TLN được chọn theo phương pháp “hòn tuyết lăn” (Snow ball).
Kết quả, tổng số có 32 đối tƣợng đã tham gia nghiên cứu.
2.2.5. Các nội dung nghiên cứu định tính
Các cuộc PVS và TLN tập trung vào quan điểm cá nhân của người tham gia phỏng vấn/ thảo luận về việc áp dụng QTCM theo các nội dung phân tích về:
- Ƣu điểm: lợi ích khi áp dụng QTCM nhƣ cải thiện chất lƣợng điều trị, giúp giảm quá tải bệnh viện, cải thiện thủ tục hành chính, nâng cao năng lực quản lý tài chính dịch vụ, sự ủng hộ của lãnh đạo bệnh viện.
Luận án Y tế cộng đồng
- Nhƣợc điểm: văn hóa đổ lỗi, xung đột nội bộ, đòi hỏi đủ nguồn lực và thời gian làm quen với quy trình mới, khó đáp ứng với diễn biến tiến triển khác nhau của người bệnh.
- Thuận lợi: các chính sách hỗ trợ đổi mới cơ chế chi trả, thanh toán BHYT theo định suất, tập huấn kỹ thuật từ chuyên gia/ Bộ Y tế, xu hướng toàn cầu khi áp dụng các kỹ thuật công nghệ mới vào điều trị.
- Khó khăn: những khó khăn, thách thức về nguồn nhân lực, đáp ứng của cơ sở vật chất, trang thiết bị, các bất cập trong quá trình thực hiện.
- Bài học kinh nghiệm để phát huy ƣu điểm và các yếu tố thuận lợi, đồng thời hạn chế nhƣợc điểm và khắc phục các khó khăn khi áp dụng QTCM.
- Khả năng mở rộng việc áp dụng QTCM cho các bệnh viện khác, cho các mặt bệnh khác.
- Khuyến nghị điều chỉnh nội dung QTCM phù hợp với tình hình thực tiễn.
- Các ý kiến liên quan khác.
2.2.6. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu
Bộ công cụ được sử dụng trong nghiên cứu định tính là các hướng dẫn PVS/
TLN cho các đối tƣợng tham gia nghiên cứu (Phụ lục 8). Bộ công cụ đƣợc xây dựng bởi nhóm nghiên cứu dựa trên tổng quan tài liệu và bám sát các nội dung nghiên cứu.
Bộ công cụ được thử nghiệm trước khi đưa vào áp dụng chính thức.
Các cuộc PVS và TLN đƣợc tiến hành bởi các nghiên cứu viên đến từ Dự án Chương trình phát triển nguồn nhân lực y tế, Trường Đại học Y tế Công cộng và Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế. Mỗi cuộc PVS/ TLN kéo dài khoảng 60 phút. Với sự đồng ý của đối tƣợng nghiên cứu, nội dung PVS/ TLN đƣợc ghi chép và ghi âm để tránh bị thiếu sót thông tin. Tác giả trực tiếp tiến hành PVS và điều hành TLN, thƣ ký là nghiên cứu viên đến từ Dự án Chương trình phát triển nguồn nhân lực y tế. Trong các TLN, người tham gia trả lời được sắp xếp ngồi theo sơ đồ, có đánh số thứ tự và ký hiệu người phát biểu.
2.2.7. Phương pháp phân tích số liệu
Các băng ghi âm PVS/ TLN sau khi đƣợc gỡ băng thành các file word, sau đó được rà soát, mã hóa và sử dụng phần mềm NVivo 10 để phân tích theo phương pháp
Luận án Y tế cộng đồng
phân tích nhóm nội dung. Quá trình phân tích số liệu, có sự tham gia của một số nghiên cứu viên của Dự án Chương trình phát triển nguồn nhân lực y tế và Trường Đại học Y tế Công cộng.