Thực trạng công tác đo lường rủi ro trong đầu tư tài chính ở VN

Một phần của tài liệu Ứng dụng lý thuyết cực trị trong đo lường rủi ro tài chính (LV01632) (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐO LƯỜNG RỦI RO TÀI CHÍNH

1.4. Thực trạng công tác đo lường rủi ro trong đầu tư tài chính ở VN

Ví dụ điển hình là khủng hoảng tài chính 2008, từ thế giới lan rộng vào trong nước ta, khiến một loạt các doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, một số tuyên bố phá sản. Tuy mức độ ảnh hưởng như vậy là khá nhẹ nếu đem so sánh với sự tàn phá nền kinh tế nặng nề của nó trên thế giới, với sự sụp đổ của hàng loạt các định chế tài chính khổng lồ như Lehman Brother,… nhưng cũng phần nào cho thấy TTVN sẽ biến động nếu có sự biến động trên thế giới.

1.4.1. Công cụ đo lường rủi ro: độ lệch chuẩn

Hiện nay phương pháp phổ biến nhất được dùng để đo lường rủi ro tài chính ở Việt Nam là phương pháp độ lệch chuẩn và chỉ số độ lệch chuẩn - ứng dụng trong mô hình CAPM. Nó được dùng để tính rủi ro của từng tài sản tài chính, cũng như rủi ro toàn thị trường, ngoài ra được dùng như là thông số cơ sở tính toán giá cả các sản phẩm tài chính phái sinh và ước tính tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của các tài sản tài chính. Phương pháp này có ưu nhược điểm sau:

Ưu điểm: Sử dụng độ lệch chuẩn để đo lường rủi ro người sử dụng chỉ cần thu thập dữ kiện về giá. Điều này thích hợp với điều kiện thị trường Việt Nam: thông tin không đầy đủ và thiếu chính xác chính vì vậy việc sử dụng độ lệch chuẩn để đo lường rủi ro đã trở thành phương pháp phổ biến nhất trên TTVN.

Ngoài ra với lợi thế tính toán đơn giản, phương pháp độ lệch chuẩn được đa số các nhà đầu tư ưa thích. TTCK Việt Nam mới ra đời đa số các nhà đầu tư ở TTCK đều là nhà đầu tư mới chủ yếu đầu tư mang tính chất đầu cơ, nên việc tính toán nhanh lẹ, tiết kiệm thời gian và đơn giản, dễ sử dụng của phương pháp này được nhà đầu tư ở Việt Nam ưa chuộng.

Nhược điểm: Điều mà nhà đầu tư quan tâm đến rủi ro của các khoản đầu tư là họ sẽ bị lỗ bao nhiêu, tuy nhiên phương pháp độ lệch chuẩn chỉ đo lường rủi ro tổng thể của khoản đầu tư, chứ không đưa ra chính xác về khoản lỗ của các nhà đầu tư.

Chính vì vậy khi đứng một mình phương pháp độ lệch chuẩn dường như không có ý nghĩa đối với các nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, kết quả của phương pháp độ lệch chuẩn chỉ mang tính chất tương đối, phương pháp này có thể bị ảnh hưởng bởi những biến ngoại lai, bất thường của tổng thể và đặc biệt bị tác động bởi thời kỳ quan sát của biến và phụ thuộc nhiều vào cách nhìn của người sử dụng.

Ngoài những khó khăn chung về tính chính xác của nó đã được đề cập ở trên, ở Việt Nam việc sử dụng độ lệch chuẩn còn gặp một rào cản lớn là TTVN không hiệu quả.

Nghĩa là giá cả chứng khoán không phản ánh đúng tình trạng của từng công ty cũng như tình hình biến động của nền kinh tế. Chính vì vậy giá chứng khoán không

có tính đại diện cho thị trường không có tính lịch sử nên khó để sử dụng trong việc ước lượng giá chứng khoán tương lai.

1.4.2. Phương pháp ước lượng VaR, ES

Ngoài ra các công ty ở Việt Nam còn thực hiện đo lường rủi ro tài chính dựa trên các thước đo về giá trị rủi ro VaR và và sử dụng mô hình giá trị tổn thất kỳ vọng ES nhằm ước lượng mức tổn thất mà họ có thể mất trong điều kiện tiêu cực.

Các phương pháp đo lường VaR và ES hiện tại của các công ty chứng khoán là giả sử chuỗi lợi suất của giá cổ phiếu tuân theo luật phân phối chuẩn và sử dụng phương pháp tham số để ước lượng VaR và ES. Phương pháp này có ưu và nhược điểm sau:

Ưu điểm: Dễ dàng tính toán và được cập nhật liên tục hàng ngày một cách đơn giản, từ đó đưa ra những hạn mức kinh doanh và mức tổn thất chấp nhận được một các nhanh chóng và kịp thời.

Nhược điểm: Do các dữ liệu giá cổ phiếu hầu hết đều có phân phối chuẩn, do đó phương pháp tính toán VaR và ES không cho dữ liệu chính xác. Thực tế cho thấy giá trị chịu tổn thất của từng tài sản hiện tại đưa ra chỉ đúng với điều kiện thị trường hoạt động bình thường, các số liệu kinh tế vĩ mô ổn định, mà không đo lường được sự bất thường của thị trường.

Vì vậy, cần thiết phải sử dụng một cách tiếp cận mới trong vấn đề đo lường rủi ro tài chính của các CTCK, nhằm đưa ra một con số chính xác và hợp lý phục vụ cho việc quản trị rủi ro của TTCK.

Một phần của tài liệu Ứng dụng lý thuyết cực trị trong đo lường rủi ro tài chính (LV01632) (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)