CHƯƠNG 3: CHẤT LIỆU ĐIỆN ẢNH TRONG NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ TẮM
3.1. Ngôn ngữ hình ảnh
3.1.3. Hình ảnh “ghế sofa”
Trong số các hình ảnh đồ vật gắn với cuộc sống các nhân vật được nhà văn chú ý miêu tả gợi sức ám ảnh không nguôi là hình ảnh “ghế sofa” chủ yếu gắn với nhân vật Khiêu.
Theo khảo sát của chúng tôi, hình ảnh này xuất hiện 43 lần trong tác phẩm. Dưới đây là bảng thống kê những lần xuất hiện hình ảnh “ghế sofa”:
Sự kiện gắn với ghế sofa
Những chi tiết gắn liền với hình ảnh ghế
sofa Trang
Miêu tả về sofa - Nhà Khiêu có một bộ sofa với một chiếc dài và hai chiếc đơn bọc nhung màu xanh xám…
Bộ sofa kê theo hình chữ U…
- Bộ sofa đi vào kí ức Khiêu từ lúc ba tuổi.
Đó là đầu những năm sáu mươi… Về sau, suốt một thời gian dài, những thứ như sofa được xếp vào loại đồ dùng của một giai cấp… Phần lớn đít người Trung Quốc không được tiếp xúc với sofa…
11
11, 12
Gắn với sinh hoạt đời thường của Khiêu
- Khiêu đi hết các phòng, cuối cùng cô khoanh mình vào một góc, trên chiếc sofa đơn bọc… Khiêu ngồi lặng một lúc trên chiếc sofa này…
- Khiêu ăn tối xong, ngồi trên sofa đọc bản thảo một cuốn sách, rồi đi tắm và lên giường…
- Khiêu chưa bao giờ được thấy tranh của một họa sĩ vẽ như thế: nhân vật của ông đầy đặn về hình khối, bối cảnh như sofa…
- Vừa vào nhà Khiêu thấy mẹ đeo kính đen ngồi ở sofa phòng khách…
- Khiêu ra phòng khách, ngồi ở sofa vẫn quen ngồi. Trong bụng không có gì khó chịu, Khiêu tin rằng tình cảm mình cũng rất bình tĩnh…
22
23
203
403 416
Hồi ức về những kỉ niệm của Khiêu với Tiểu Phàm
- Hai chị em đặt gối lên ghế, rồi ngồi lên, tha hồ vẫy vùng trên những cái gối giả làm sofa…hai chị em ngồi trên sofa cắn hạt dưa hoặc ăn táo.
- Thuyên là em gái của Khiêu và Phàm, năm đó mới hai tuổi. Nó chạp chững chạy tới như muốn được đùa với hai chị đang thích thú trên sofa, nhưng hai chị em không ngó ngàng gì đến em.
- Cả hai không muốn ngồi lên chiếc sofa dài, khi Khiêu và Phàm nói chuyện với nhau đều ngồi riêng trên hai chiếc đơn đặt đối diện.
Hơn hai mươi năm qua bé Thuyên vẫn tồn tại, nó ngồi trên chiếc sofa dài, chiếc sofa như để dành riêng cho nó…
- Chúng chơi trò ngồi sofa… thế rồi hai chị em thay nhau ngồi lên… chúng ngồi cắn hạt dưa trên sofa tự tạo…Chúng không cho bé Thuyên đến gần, không cho bé Thuyên được hưởng cái nhàn nhã trên sofa, hoặc có thể nói, cái sofa nhàn nhã… bé Thuyên phải khóc vì không được ngồi sofa…
12
12
14
172
Tình yêu của Khiêu và Trần Tại
- Khiêu không ngồi trên chiếc sofa dài, ngay cả khi Trần Tại ôm Khiêu vào lòng, muốn Khiêu thật thoải mái nằm trên đó, Khiêu cũng nhất quyết không chịu.
22
- Anh ôm Khiêu, đẩy Khiêu về phía sau, cho đến bên chiếc sofa dài màu xanh xám. Anh để Khiêu nằm trên sofa…nhưng Khiêu không muốn để anh bắt mình nằm trên sofa này…
Khiêu tưởng như nghe thấy tiếng kêu từ phía dưới. Đó là tiếng bé Thuyên, bé Thuyên đang ngồi ở đấy…
- … cảm thấy hổ thẹn bởi không nói với Trần Tại về những tội lỗi của mình. Khiêu phảng phất nghe thấy tiếng kêu không nao núng từ dưới sofa trong phòng khách…
- Sofa vẫn đặt ở chỗ cũ, mặt vải xanh xám, mềm mại và sạch sẽ. Khiêu kéo tay anh đến bên chiếc sofa dài kia, vừa lắng tai nghe ngóng…sofa cũng không có tiếng gì…từ đó tưởng chừng bé Thuyên cũng mất hẳn trên chiếc sofa này…
- Khiêu để Trần Tại ngồi trên sofa, mình ngồi đối diện, nói, em nói với anh chuyện này.
- Khiêu ra phòng khách, ngồi ở sofa vẫn quen ngồi… Khiêu muốn gọi điện thoại về nhà báo cho bố mẹ biết Trần Tại đã ly hôn.
356
367
383
386
416 Tình yêu của
Khiêu và Phương Kăng
- Khiêu ngồi trên sofa nghe Phương Kăng nói chuyện điện thoại, cảm thấy sự thân cận này như thể điều tân kì trong mơ vậy…
- Anh ngồi như thể và nói với Khiêu đang ngồi
42
43
trên sofa: hay là chúng ta ra ngoài nhé…
- Hai người ngồi trên hai sofa nhỏ đặt trước
cửa sổ, anh ta châm thuốc vào nói… 443 Cái chết của
Đường Phi
- Mùa đông năm ấy Đường Phi yếu lắm rồi.
Một hôm Phi đến tìm Khiêu, vừa đến là vào ngay phòng khách, nằm dài trên sofa.
- Khiêu ngồi trên ghế sofa nhìn Phi, thời niên thiếu bỗng hiện về.
- Phi lấy thuốc… một chân duỗi thẳng, một chân chống lên sofa, tư thế ngang tàng và phóng đãng.
- Khiêu quỳ bên sofa Phi đang nằm, nắm lấy tay Phi… Trước mắt Khiêu trở nên mơ hồ, trên sofa là bé Thuyên phóng to đang khoa chân múa tay.
- Tớ sắp chết, nhưng tớ sống vẫn chưa đủ.
Đường Phi nằm trên sofa lầm rầm nói với Khiêu.
369
371 372
376
377
Cuộc nói chuyện định mệnh với Vạn Mỹ Thìn của Khiêu
Khiêu ngồi đối diện với Mỹ Thìn ở sofa gần cửa. Khiêu không nhìn chằm chằm vào Mỹ Thìn nhưng trông rất rõ.
419
Như đã nói, “ghế sofa” chủ yếu gắn liền với nhân vật nữ chính Tiểu Khiêu. Đó là nơi Khiêu ngồi, nói chuyện, sinh hoạt; là hình ảnh gợi kí ức, giống như chiếc gương soi thấu tâm hồn của cô bởi nỗi ám ảnh về hình ảnh bé Thuyên. Cả hai chị em Khiêu và Phàm ngay từ nhỏ đều gắn bó với chiếc ghế sofa. Ngay ở những trang đầu tiên trong lời dẫn vào chuyện, tác giả đã miêu
tả cụ thể về hình ảnh này: “Nhà Khiêu có một bộ sofa với một chiếc dài và hai chiếc đơn bọc nhung màu xanh xám, lớp nhung mượt mà mềm mại và sạch như mi mắt các cô gái châu Âu. Bộ sofa kê theo hình chữ U, chiếc dài ba chỗ ngồi là đáy chữ U và đối diện là hai chiếc đơn” [24;11]. Bộ sofa gắn liền với kí ức của Khiêu từ lúc lên ba tuổi. Trò chơi của cô bé thường chỉ xoay quanh chiếc ghế, cùng với sự thích thú: “…cô bé vẫn thích leo lên cái ghế đệm cũ, so với cái ghế gỗ cứng thì ngồi trên đó thích thú hơn nhiều, từ bé Khiêu đã thích ngồi thật thoải mái… Cả hai chị em tận hưởng sự thích thú… hai chị em ngồi trên sofa cắn hạt dưa hoặc ăn táo…” [24;12]. “Ghế sofa” gắn liền với hình ảnh sự tàn độc của chị em Khiêu đối với đứa em nhỏ mới hai tuổi tiểu Thuyên: “Bây giờ thì bé Thuyên đang đứng trước hai chị, đòi hai chị phải hôn nó, phải cho nó lên ngồi cùng sofa kia với…”. Sự “trừng phạt” người em gái của hai người chị đều được hiện ra qua hành động cụ thể và những ý nghĩ trực tiếp của hai nhân vật: “Mày tưởng có thể làm chúng tao xiêu lòng chăng?
Mày sấn đến thì chúng tao hôn gió – đuổi đi! Mày giơ ngón tay trỏ ra – cứ việc! Mày đấm ngực giẫm chân – cứ thế mà đấm ngực, mà giẫm chân! Mày nằm lăn ra đất ăn vạ - nằm đấy, nằm đấy!” [24;13]. Và “Chúng không cho bé Thuyên đến gần, không cho bé Thuyên được hưởng cái nhàn nhã trên sofa, hoặc có thể nói, cái sofa nhàn nhã thích thú này là phát minh để bé Thuyên bực tức…” [24;172]. Những kí ức tuổi thơ vẫn luôn tồn tại trong Khiêu, bất kể lúc nào nó cũng có thể trở về hành hạ, ám ảnh cô. Kí ức đau buồn đó tưởng vừa mới xuất hiện ngay trước mắt: “Khi cả hai tỉnh lại sau giấc ngủ giả vờ thì không còn thấy bé Thuyên đâu nữa, nó biến mất, nó đã chết” [24;14]. Có thể coi, ghế sofa là sự hiện thân của bé Thuyên, hiện thân của ký ức đau buồn của nhân vật Khiêu từ quá khứ kéo dài đến tận hiện tại sau này: “Hơn hai mươi năm qua bé Thuyên vẫn tồn tại, nó ngồi trên chiếc sofa dài, chiếc sofa như để dành riêng cho nó. Nó vẫn cao như năm lên hai, chỉ sáu mươi phân thôi…” [24;14].
Có thể thấy rằng, xuyên suốt toàn bộ cuốn tiểu thuyết, những mối quan hệ, những sự kiện trong cuộc đời nhân vật Khiêu đều được gắn liền với hình ảnh “ghế sofa”. Đó là tình yêu với Trần Tại, cái chết của Đường Phi, hay cuộc nói chuyện định mệnh với vợ cũ của Trần Tại là Vạn Mỹ Thìn.
Cứ hễ khi nào đang vui vẻ, hạnh phúc, hình ảnh bé Thuyên gắn liền với ghế sofa lại quay trở lại ám ảnh, chập chờn trước mặt cô. Khi đang vui vẻ bên Trần Tại, cô cũng nghe thấy tiếng bé Thuyên và khi họ làm tình với nhau, bé Thuyên lại xuất hiện: “Bé Thuyên đang kêu lên bởi Khiêu và Trần Tại cùng đè lên người bé, vì niềm vui và vì nỗi khát khao của hai người. Bé Thuyên kêu lên nhắc nhở Khiêu…” [24;356]. Khiêu cảm thấy nặng nề, mệt mỏi, cuộc sống của cô như bị bóng đêm bao trùm vậy. Sự ám ảnh này tồn tại trong kí ức của Khiêu hành hạ cuộc sống của cô trong suốt hai mươi năm sau. Ghế sofa như là chứng nhân kéo dài từ quá khứ tới hiện tại, rồi từ hiện tại lại hồi ức lại quá khứ đã qua. Không gian, thời gian quá khứ luôn được đặt cạnh không gian, thời gian hiện tại: “Trước mắt Khiêu trở nên mơ hồ, trên sofa là bé Thuyên phóng to đang khoa chân múa tay. Khiêu quỳ, không dám cổ vũ, không dám ngăn cản” [24;376].
Mặc cảm về tuổi thơ vẫn luôn luôn tồn tại trong sâu thẳm con người có lúc tưởng chừng như bị lãng quên đi, nhưng hễ có cơ hội, kí ức này lại trỗi dậy mạnh mẽ. Đó là điều dễ hiểu khi biểu tượng “ghế sofa” xuất hiện nhiều lần suốt từ đầu cho đến cuối tác phẩm. Sự xuất hiện đến 43 lần quẩn quanh, phát triển như chính sự trưởng thành của nhân vật.
Sự mặc cảm, tội lỗi, đau đớn không chỉ đối với Khiêu, mà còn bao trùm lên cả Phàm, Đường Phi. Lúc Đường Phi sắp chết thì cái chết của bé Thuyên thực sự được hé lộ, nguyên nhân là do đâu? Không còn phải nghe tiếng bé Thuyên than khóc, “khoa chân múa tay” như trước kia nữa, mà lần đầu tiên
“…Khiêu không nghe thấy gì. Khiêu không nghe thấy tiếng Đường Phi, cũng
không nghe thấy tiếng bé Thuyên, sofa cũng không có tiếng gì, không có tiếng gọi nhức nhối. Tất cả khiến Khiêu có cảm giác trống trải lo âu và cũng là sự thanh thản không dám thừa nhận. Khi Khiêu nhớ Đường Phi thì cũng là lúc Khiêu yên tâm Phi đã ra đi, từ đó tưởng chừng bé Thuyên cũng mất hẳn trên chiếc sofa này. Chiếc sofa dài không một tiếng động, không một tiếng kêu” [24;45]. Đường Phi chính là sự hiện diện cho vẻ đẹp trong sáng của bé Thuyên. Khi Đường Phi ra đi, có nghĩa rằng bé Thuyên cũng đi theo và sự ám ảnh về bé Thuyên nơi Khiêu cũng biến mất. Giờ đây, không còn mặc cảm tội lỗi, sự ám ảnh về kí ức đau buồn, song “Khiêu có cảm trống trải lo âu và cũng là sự thanh thản không dám thừa nhận”. Tuy rằng, không gian ghế sofa luôn ám ảnh cả cuộc đời Khiêu, nhưng chính không gian này cũng làm cho Khiêu được trưởng thành hơn, biết thứ tha mọi điều.
Hình ảnh “ghế sofa” đi theo mãi theo mãi những sự kiện trong suốt cuộc đời của Khiêu ngay cả khi nhân vật đã trưởng thành. Trong những đoạn văn miêu tả này, nhà văn đã đem đến giọng điệu xót xa, đau đớn, tạo ra sức ám ảnh đối với mỗi độc giả. Trong dòng ý thức của Khiêu, hình ảnh “ghế sofa” gắn liền với bé Thuyên là sự ám ảnh dai dẳng, giằng xé nhất đối với cô. Mỗi con người trong cuộc đời, ai cũng đều có những sai lầm, điều quan trọng là phải biết nhìn nhận ra sự việc, phải trưởng thành để vượt qua nỗi ảm ánh đáng sợ. Và Khiêu đã làm được điều đó khi cố gắng tìm cách “gột rửa” đi tất cả để trở về là chính mình. Cô đã dám giãi bày hết lòng mình với Trần Tại, điều mà cô chưa bao giờ làm được mà chỉ một mình chịu nỗi ám ảnh hơn hai mươi năm qua.
Bằng biện pháp dán ghép điện ảnh và kết cấu vòng tròn, Thiết Ngưng đã gắn kết các sự kiện, biến cố trong cuộc đời nhân vật Khiêu lại với nhau thông qua hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng – “ghế sofa”. Hình ảnh này tưởng như vô tri, vô nghĩa, nhưng đã được nhà văn thổi cho nó cái “hồn” trở thành một biểu tượng có giá trị nghệ thuật.
Như vậy, hình ảnh là thành phần chủ đạo, tạo nên sức hút đặc biệt và chuyển tải phần thông tin chủ yếu trong điện ảnh. Tuy nhiên, âm thanh có ý nghĩa giá trị trong việc chuyên chở nội dung thông tin, diễn đạt đầy đủ cả về chiều rộng và bề sâu của vấn đề cần được nói đến.
3. . Ngôn ngữ âm thanh
Hình ảnh rất quan trọng đối với một tác phẩm điện ảnh, nhưng hình ảnh dù có hoàn chỉnh nhất cũng không thể diễn đạt được đầy đủ nếu thiếu âm thanh. Âm thanh cũng có vai trò rất lớn trong việc tác động trực tiếp tới cảm giác, cảm xúc của độc giả. Sự ra đời của phim có âm thanh đã đánh dấu một bước phát triển lớn trong nền điện ảnh thế giới, âm thanh đóng vai trò truyền cảm hứng cho toàn bộ phim. Âm thanh có thể dẫn chúng ta đi qua hình ảnh, chỉ cho chúng ta những thứ cần xem, đem lại những thông tin, suy nghĩ về nhân vật. Âm thanh cũng cho phép các nhà làm phim thể hiện không gian theo nhiều cách khác nhau. Nói cách khác, người xem dần dần có thói quen tiếp thu mối tác động qua lại giữa hình ảnh và âm thanh. Từ khi âm thanh trong điện ảnh ra đời đã đưa điện ảnh trở thành loại hình nghệ thuật nghe - nhìn hoàn chỉnh.
Âm thanh trong điện ảnh gồm có ba phần: lời thoại, âm nhạc và tiếng động. Lời thoại có ba loại: đối thoại để chỉ sự đối đáp giữa hai hoặc nhiều nhân vật; độc thoại nói lên suy nghĩ bên trong của nhân vật; và lời nhà văn nhằm giới thiệu, dẫn dắt, bình luận sự việc… Qua lời thoại, người xem có thể thấy rõ lai lịch, tính cách, ý nghĩ… của từng nhân vật, mối quan hệ của họ trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Lời thoại cũng có vai trò quan trọng trong việc góp phần làm nổi bật tính triết lý sâu sắc của tác phẩm điện ảnh.
Âm nhạc cũng không kém phần quan trọng, từ chỗ minh họa cho hình ảnh, mô tả sắc thái biểu cảm nội tâm của những nhân vật quan trọng, tạo ra tình huống kịch tính trong phim, nó còn tạo ra chiều sâu triết lý, hoặc tính chất trữ
tình đậm đà, sâu lắng. Một mình âm nhạc đã thực hiện chức năng kép khi vừa là một trong những yếu tố biểu hiện cảm xúc, vừa đóng vai trò là một công cụ kĩ thuật trong điện ảnh. Đáng lưu ý trong các tác giả có xu hướng cách tân hiện nay, âm nhạc không phải lúc nào cũng đứng bên cạnh hình ảnh, bổ sung cho hình ảnh như một thứ gia vị, mà nó có thể là một đối âm của hình ảnh, tạo ra một phản đề của hình ảnh. Trong một số bộ phim, âm nhạc có thể tự nó kể một câu chuyện riêng của nó. Nhạc sĩ Huy Tuấn đã từng phát biểu: “Tôi cho rằng viết nhạc cho phim, tôi cũng là đạo diễn lần thứ hai bằng âm thanh”.
Bên cạnh lời thoại và âm nhạc, tiếng động cũng là một yếu tố ngôn ngữ không thể thiếu trong tác phẩm điện ảnh. Tất cả những tiếng động nói chung được phim ghi lại đều có tác dụng làm cho màn ảnh gần gũi hơn với hiện thực cuộc sống. Tuy nhiên, không phải vì thế mà tiếng động xuất hiện một cách tự do “ở bất kỳ lúc nào, với bất kỳ liều lượng nào”. Mà nó được xử lý dưới nhiều dạng theo ý đồ của tác giả nhằm miêu tả tâm tư, tình cảm của nhân vật, hoặc gây kịch tính cho câu chuyện, đôi khi cũng ẩn chứa những ý nghĩa triết lí sâu xa.
Đối với tiểu thuyết Những người đàn bà tắm, âm thanh hiện ra với đầy đủ cung bậc, sắc thái khác nhau. Đó là sự kết hợp của các loại âm thanh với tiếng động, khoảng lặng, cùng với những cuộc đối thoại ngắn gọn, đầy ý nghĩa.
Những người đàn bà tắm được xem như cuốn tiểu thuyết về “dòng ý thức” của nhân vật. Các nhân vật tự bộc lộ tính cách, suy nghĩ của mình thông qua những khoảng thời gian của hiện tại và quá khứ. Lối viết của Thiết Ngưng bám sát theo dòng ý thức của nhân vật để kể, cho nên có rất ít các cuộc đối thoại của họ. Điều đặc biệt của cuốn tiểu thuyết là các đoạn đối thoại đều không có dấu gạch đầu dòng, lời dẫn của tác giả đan xen lời nói của nhân vật làm cho mạch truyện trôi nhanh, không bị ngắt quãng, thu hút sự chú ý