III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
3. Giải pháp 3: Kiểm tra, đánh giá tin học 12 – bài 5 theo định hướng phát triển năng lực
3.4. Xây dựng đề kiểm tra tin học 12 – bài 5
Việc biên soạn đề kiểm tra được thực hiện theo hướng dẫn trong công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30/12/2010 của Bộ GDĐT.
a) Quy trình biên soạn đề kiểm tra5
5 Bộ GD&ĐT. Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Lưu hành nội bộ - 2014
Hình 3. Sơ đồ quy trình biên soạn đề kiểm tra6 Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra
Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của HS sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của HS để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.
Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra Đề kiểm tra có các hình thức sau:
(1) Đề kiểm tra tự luận (TL);
(2) Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan (TNKQ);
(3) Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức (1) và (2): có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan;
(4) Đề kiểm tra thực hành (THa);
Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức (2) và (4): có cả câu hỏi dạng dạng trắc nghiệm khách quan và bài tập thực hành.
Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của HS chính xác hơn.
Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra)
6 Vũ Đăng Khôi. Kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến môn tin học. Chuyên đề bộ môn tin học cấp tỉnh năm học 2013- 2014
1) Xác định mục đích của đề kiểm tra
2) Xác định hình thức đề kiểm tra
3) Thiết lập ma trận đề kiểm tra
4) Biên soạn câu hỏi theo ma trận
5) Xây dựng hướng dẫn chấm, thang điểm
6) Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ năng chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của HS theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao).
Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi.
Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức.
Bảng 3. Khung ma trận đề kiểm tra loại 1 (Dùng cho loại đề kiểm tra TL hoặc TNKQ hoặc TH) Cấp độ
Tên chủ đề
(nội dung, chương…)
Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng
Cộng Cấp độ
thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1
Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra (Ch)
(Ch) (Ch) (Ch)
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu Số điểm
Số câu Số điểm
Số câu Số điểm
Số câu Số điểm
Số câu ...
điểm=...%
Chủ đề 2 (Ch) (Ch) (Ch) (Ch)
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu Số điểm
Số câu Số điểm
Số câu Số điểm
Số câu Số điểm
Số câu ...
điểm=...%
...
...
Chủ đề n (Ch) (Ch) (Ch) (Ch)
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu Số điểm
Số câu Số điểm
Số câu Số điểm
Số câu Số điểm
Số câu ...
điểm=...%
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ %
Số câu Số điểm
%
Số câu Số điểm
%
Số câu Số điểm
%
Số câu Số điểm
Bảng 4. Khung ma trận đề kiểm tra loại 2 (Dùng cho loại đề kiểm tra kết hợp) Cấp độ
Tên chủ đề (nội dung, chương…)
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao
TNKQ TL TNKQ TL/TH TNKQ TL/TH TNKQ TL/TH
Chủ đề 1
Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra (Ch)
(Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch)
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu Số điểm
Số câu Số điểm
Số câu Số điểm
Số câu Số điểm
Số câu Số điểm
Số câu Số điểm
Số câu Số điểm
Số câu Số điểm
Số câu ...
điểm=...%
Chủ đề 2
(Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch)
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu Số điểm
Số câu Số điểm
Số câu Số điểm
Số câu Số điểm
Số câu Số điểm
Số câu Số điểm
Số câu Số điểm
Số câu Số điểm
Số câu ...
điểm=...%
...
...
Chủ đề n (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu Số điểm
Số câu Số điểm
Số câu Số điểm
Số câu Số điểm
Số câu Số điểm
Số câu Số điểm
Số câu Số điểm
Số câu Số điểm
Số câu ...
điểm=...%
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ %
Số câu Số điểm
%
Số câu Số điểm
%
Số câu Số điểm
%
Số câu Số điểm
Chi tiết về cách thiết lập ma trận đề kiểm tra, xem thêm [6].
Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận
Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: loại câu hỏi, số câu hỏi và nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định, mỗi câu hỏi TNKQ chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm.
Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau:
(1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.
(2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không?
Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không? (GV tự làm bài kiểm tra, thời gian làm bài của GV bằng khoảng 70% thời gian dự kiến cho HS làm bài là phù hợp).
(3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng HS. GV có thể sử dụng hệ thống quản trị ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm DangKhoi Testing Management System để phân tích, đánh giá độ khó, độ phân biệt, độ tin cậy, … của các câu hỏi và đề kiểm tra.7
(4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
b) Đề kiểm tra minh họa: kiểm tra 15 phút, lần 2 (HK1)
b1) Mục đích của đề kiểm tra: kiểm tra kết quả tiếp thu của HS sau khi học xong bài 5 – tin học 12
Chuẩn 1: Học sinh nhận biết được các chế độ làm việc của bảng
Chuẩn 2: HS giải thích được khi nào thì cần thực hiện cập nhật dữ liệu;
Chuẩn 3: Biết cách sắp xếp dữ liệu tăng, giảm theo trường;
Chuẩn 4: Biết cách lọc dữ liệu để lấy một số bản ghi thoả mãn một số điều kiện (lọc theo ô dữ liệu đang chọn và lọc theo mẫu)
Chuẩn 5: HS giải thích được khi nào thì lọc theo ô đang chọn và lọc theo mẫu.
Chuẩn 6: Biết cách tìm và thay thế giá trị tìm kiếm Chuẩn 7: Biết cách định dạng dữ liệu trước khi in.
Chuẩn 8: Biết cách định dạng trang in trước khi in.
b2) Hình thức kiểm tra: kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận b3) Ma trận đề:
Bài kiểm tra này chỉ có 1 chủ đề là bài 5 – các thao tác cơ bản trên bảng nên ma trận đề kiểm tra được rút gọn như sau:
Bảng 5. Ma trận đề kiểm tra 15 phút, lần 2 – Học kỳ 1 Cấp độ
Tên Chủ đề (nội dung, chương…)
Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng
Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
Chủ đề 1 Cập nhật dữ liệu
Chuẩn 1
Chuẩn 2
Số câu: 03 Số điểm:
3.0
Tỉ lệ: 30%
01 câu 1,0 đ
02 câu 2,0 đ Chủ đề 2
Sắp xếp và
Chuẩn 3
Chuẩn 4
Chuẩn 5
Số câu: 04 Số điểm:
7 Xem trong chuyên đề bộ môn tin học cấp tỉnh năm học 2013-2014 “Kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến môn tin học”.
lọc 02 câu 2,0 đ
01 câu 1,0 đ
01 câu 1,0 đ
4,0
Tỉ lệ: 40 % Chủ đề 3
Tìm kiếm, thay thế đơn giản
Chuẩn 6
Số câu: 01 Số điểm:
1,0
Tỉ lệ: 10 % 01 câu
1,0 đ Chủ đề 4
In ấn
Chuẩn 7
Chuẩn
8 Số câu: 02 Số điểm:
20
Tỉ lệ: 20 % 01 câu
1,0 đ
01 câu 1,0 đ
Tổng
Số câu: 03 Số điểm: 03
30%
Số câu: 03 Số điểm: 03
30%
Số câu: 03 Số điểm: 03
%
Số câu: 10 Số điểm:
10
b4) Câu hỏi:
Câu 1) Trong MS Access, bảng Bang_diem dưới đây đang ở chế độ trang dữ liệu (datasheet view). Phát biểu trên đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 2) Một học sinh có tên là “Nguyễn Văn Anh” đang học ở trường THPT Long Thành – Huyện Long Thành – Đồng Nai vì gia đình chuyển lên thành phố Biên Hòa – Đồng Nai để sinh sống nên muốn xin cho con mình vào học ở trường THPT Lê Hồng Phong – Biên Hòa để tiện đưa đón. Sau khi trường Lê Hồng Phong đã chấp nhận hồ sơ chuyển trường của học sinh này thì trường sẽ phải thực hiện công việc nào sau đây?
A. Thêm mới một hồ sơ mới nhận về.
B. Sửa một hồ sơ đã có mà thông tin trùng với hồ sơ mới nhận về.
C. Xóa hồ sơ đã có mà thông tin trùng với hồ sơ mới nhận về.
D. Xóa một hồ sơ đã có, rồi thêm mới một hồ sơ.
Câu 3) Một học sinh có tên là “Nguyễn Văn Anh” đang học ở trường THPT Long Thành – Huyện Long Thành – Đồng Nai vì gia đình chuyển lên thành phố Biên Hòa – Đồng Nai để sinh sống nên muốn xin cho con mình vào học ở trường THPT Lê Hồng Phong – Biên Hòa để tiện đưa đón. Sau khi nhà trường đã chấp nhận hồ sơ chuyển trường thì người quản lý dữ liệu trên máy tính bằng phần mêm MS Access sẽ thực hiện thao tác nào sau đây?
A. Vào Insert/New B. Vào Edit/New
C. Vào Insert/New Record D. Vào Edit/New Record
Câu 4) Một cửa hàng kinh doanh về mặt hàng sách cần tin học hóa quá trình quản lý của mình, sau quá trình phân tích thực tế thì thiết kế được CSDL có tên là QuanLyNhaSach.mdb được tổ chức lưu trữ trên máy tính bằng phần mềm MS Access. Tổ chức dữ liệu như sau:
Các bảng mở ở chế độ Design View:
Các bảng mở ở chế độ Datasheet View:
Ban đầu cửa hàng nhập về quyển sách tin học 10 với số lượng là 100 (quan sát cách tổ chức lưu trong như trong 2 bảng trên). Sau 1 tuần thì cửa hàng bán hết lượng sách trên. Để có thể tiếp tục bán sách đó thì cửa hàng phải nhập sách về.
Vậy theo em các thao tác nào sau đây được thực hiện để đáp ứng việc kinh doanh của cửa hàng? Chọn phương án tốt nhất.
A. Thêm mới quyển sách đó với số lượng nhập về thực tế
B. Xóa thông tin quyển sách đó trong bảng ThongTinSach rồi thêm mới sách đó với số lượng thực tế trong bảng NhapSach
C. Thêm mới một bản ghi ở bảng NhapSach với mã sách, ngày nhập và số lượng nhập thực tế
D. Sao chép bảng dữ liệu NhapSach thành bảng NhapSachMoi đồng thời sửa số lượng để đúng với số lượng sách nhập về
Câu 5) Trong CSDL Quản_Lý_Sinh_Viên, em hãy sắp xếp bảng Danh_Sách_Sinh_Viên theo chiều giảm dần của Tổng_Điểm_Thi. Ghi rõ các bước thao tác thực hiện.
Câu 6) Trong CSDL Quản_Lý_Sinh_Viên, em hãy lọc danh sách sinh viên có giới tính là “Nam” và có địa chỉ ở “Đồng Nai”. Ghi rõ các bước thao tác thực hiện.
Câu 7) Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, trường THPT Long Thành tổ chức lưu trữ thông tin về kỳ thi trong cơ sở dữ liệu MS Access. Sau kỳ thi, điểm số của thí sinh được cập nhật trong bảng Điểm_Thi với các cột: Số_BD, Môn_1, Môn_2, Môn_3, ĐiểmKK, Tổng_Điểm. Để xác định điểm chuẩn vào lớp 10 cần sắp xếp bảng Điểm_Thi như thế nào?
A. Sắp tăng dần theo Số_BD.
B. Sắp giảm dần theo Số_BD.
C. Sắp tăng dần theo Tổng_Điểm.
D. Sắp giảm dần theo Tổng_Điểm.
Câu 8) Tìm những sinh viên có họ là “Nguyển” và thay bằng “Nguyễn”. Ghi rõ các bước thao tác thực hiện.
Câu 9) Em hãy thực hiện thao tác in bảng Học_Sinh trong cơ sở dữ liệu Quản_Lý_HS trên khổ giấy A4. Ghi rõ các bước thao tác thực hiện.
Câu 10) Em hãy thực hiện thao tác in danh sách học sinh chưa là đoàn viên trong bảng Học_Sinh của cơ sở dữ liệu Quản_Lý_HS trên khổ giấy A4 đặt nằm ngang. Ghi rõ các bước thao tác thực hiện.