TIẾT 163 TỔNG KẾT TẬP LÀM VĂN

Một phần của tài liệu Giao an ngu van 9 day du va hay nhat 2016 (Trang 406 - 409)

TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG (TIẾP)

TUẦN 33- TIẾT 163 TỔNG KẾT TẬP LÀM VĂN

S:

G:

I-Mục tiêu bài dạy.

1-Kiến thức:

-Giúp hs hình dung lại hệ thống các kiểu bài tập làm văn đã học trong chương trình Ngữ văn toàn cấp THCS

-Tích hợp với các văn bản Văn, các bài Tiếng Việt đã học.

2-Kĩ năng.

-Rèn kĩ năng về văn bản nghị luận như: tìm hiểu đề, tìm ý, làm dàn ý, liên kết câu, diễn đạt...

3-Thái độ.

-Giáo dục ý thức tự giác học, ôn tập Ngữ văn.

II-Phương tiện thực hiện.

-Thầy: giáo án, sgk, bảng phụ, -Trò: vở soạn, vở ghi, sgk.

III-Cách thức tiến hành.

-Tổng kết, hệ thống hoá các tác phẩm, -Nêu vấn đề thảo luận.

IV-Tiến trình bài dạy.

A-Tổ chức.

B-Kiểm tra: kết hợp trong giờ.

C-Bài mới.

I-Các kiểu văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS.

STT Kiểu VB Phương thức biểu đạt VD về hình thức VB

cụ thể.

1 Tự sự -Trình bày sự việc có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục, biểu lộ ý nghĩa.

-Mục đích: biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tổ tình cảm

-Tác phẩm văn học nghệ thuật: truyện, tiểu thuyết, kí sự...

2 Miêu tả -Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng làm cho chúng biểu

-Văn tả cảnh, tả người, tả sự vật.

hiện.

-Mục đích: giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng.

-Đoạn văn miêu tả trong tác phẩm tự sự.

3 Biểu cảm -Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm với con người, thiên nhiên, xã hội, sự vật.

-Mục đích: bày tỏ tình cảm và khơi gợi sự đồng cảm.

-Điện mừng, lời thăm hỏi, văn tế, điếu văn.

-Thư từ biểu hiện tình cảm giữa người với người.

-Tác phẩm văn học: thơ trữ tình, tùy bút, bút kí.

4 Thuyết minh

-Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, tính có ích hoặc có hại của sự vật, hiện tượng.

-Mục đích: giúp người đọc có tri thức khách quan và có thái độ đúng đắn với chúng

-Bản thuyết minh sản phẩm hàng hóa.

-Lời giới thiệu di tích, thắng cảnh, nhân vật.

-Văn bản trình bày tri thức và phương pháp trong khoa học tự nhiên và xã hội

5 Nghị luận -Trình bày tư tưởng, quan điểm đối với tự nhiên, xã hội, con người và tác phẩm văn học bằng các luận điểm, luận cứ và cách lập luận.

-Mục đích: thuyết phục mọi người tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu.

-Cáo, hịch, chiếu, biểu.

-Xã luận, bình luận, lời kêu gọi.

-Sách lí luận

-Lời phát biểu trong hội thảo về khoa học xã hội -Tranh luận về một vấn đề chính trị, xã hội, văn học.

6 Hành

chính

-Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm pháp lí về các ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lí, hay ngược lại, bày tỏ yêu cầu, quyết định của người có thẩm quyền đối với người có trách nhiệm thực thi, hoặc thỏa thuận giữa công dân với nhau lợi ích và nghĩa vụ.

-Mục đích: đảm bảo các quan hệ bình thường giữa người và người theo quy định của pháp luật

-Đơn từ, Báo cáo, Đề nghị, Biên bản, Tường trình, Thông báo, Hợp đồng..

1-Phân biệt sự khác nhau của các kiểu văn bản trên:

*Khác nhau ở hai điểm chính:

-phương thức biểu đạt, -hình thức thể hiện.

2-Các kiểu văn bản trên không thể thay thế được cho nhau

*Vì:

-Phương thức biểu đạt

-Hình thức thể hiện khác nhau.

-Mục đích khác nhau:

+Tự sự: để nắm được diễn biến các sự vật, sự kiện.

+Miêu tả: để cảm nhận được các sự việc, hiện tượng.

+Biểu cảm: để nắm được thái độ, tình cảm của người viết đối với sự vật, hiện tượng.

+Thuyết minh: để nắm được đối tượng.

+Nghị luận: để thuyết phục người đọc tin theo một vấn đề nào đó.

+Hành chính, công vụ: để tạo lập quan hệ xã hội trong khuôn khổ pháp luật.

-Các yếu tố cấu thành văn bản khác nhau:

+Tự sự: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của sự việc, sự kiện

+Miêu tả: Hình tượng về một sự vật, hiện tượng được người viết tái hiện, tái tạo.

+Biểu cảm: các cảm xúc cụ thể của người viết đối với sự vật, hiện tượng.

+Thuyết minh: cung cấp tri thức khách quan (cấu tạo, hình dáng, kích thước, khối lượng, màu sắc....)về đối tượng thuyết minh.

+Nghị luận: Hệ thống luận điểm, luận cứ, lập luận.

+Hành chính công vụ: trình bày theo mẫu.

3-Các phương thức biểu đạt có thể kết hợp với nhau trong một văn bản cụ thể:

-Trong văn bản tự sự có thể sử dụng phương thức miêu tả, thuyết minh, nghị luận...và ngược lại.

-Ngoài chức năng thông tin, các văn bản còn có chức năng tạo lập và duy trì quan hệ xã hội...

4-So sánh kiểu văn bản và thể loại văn học.

-Giống nhau: các kiểu văn bản và các thể loại văn học có thể dung chung một phương thức biểu đạt nào đó. VD: tự sự có mặt trong thể loại tự sự. Kiểu biểu cảm có mặt trong thể loại trữ tình.

-Khác nhau:

+Kiểu văn bản là cơ sở của các thể loại văn học.

+Thể loại văn học là môi trường xuất hiện các kiểu văn bản.

D-Củng cố:

-Nêu đặc điểm của kiểu bài nghị luận?

-Nêu các phương thức biểu đạt?

-Nêu khả năng kết hợp giữa các PTBĐ của các kiểu văn bản?

E-Hướng dẫn học bài.

-Ôn tập phần tập làm văn đã học theo câu hỏi trong sgk.

-Lập dàn ý cho đề bài sau: “Trình bày cảm nhận của em về những cô gái TNXP trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê”.

Một phần của tài liệu Giao an ngu van 9 day du va hay nhat 2016 (Trang 406 - 409)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(433 trang)
w