GV giới thiệu bức mật điện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày 7/4 và đọc cho HS nghe nội dung tuy ngắn gọn nhưng có ý nghĩa quan trọng như lời Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo và vua Quang Trung :
1. Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam.
2. Quyết chiến và toàn thắng.
3. Truyền đạt tức khắc đến đảng viên, chiến sĩ.
-Giáo dục tư tưởng, tình cảm tự hào cho HS : Sông Bé có tỉnh Phước Long giải phóng đầu tiên ngày 6/1/1974. Từ đó Bộ Chính trị có chủ trương và kế hoạch giải phóng miền Nam trong năm 1975.
- Hình 81. Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh họp tại Căm Xe (Dầu Tiếng) được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia và Bình Dương là mũi tiến công qua GP Phú Lợi, Lái Thiêu, chiếm sân bay Tân Sơn Nhất và là một trong năm cánh quân tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30/4.
Mốc sự kiện lịch sử quan trọng : ngày 7/4 Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi mật lệnh đến tất cả đảng viên, chiến sĩ.
Ngày 8/4 Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh họp tại Căm Xe - Dầu Tiếng và ra lệnh cho Nguyễn Thành Trung là một đảng viên được cài vào làm phi công địch lúc 8g30 ngày 8/4 xuất kích từ sân bay Biên Hoà ném bom Dinh Độc Lập và kho xăng Nhà Bè, sau đó hạ cánh an toàn xuống sân bay Phước Long, sau đó được điều ra sân bay Đà Nẵng huấn luyện phi công ta từ miền Bắc vào học lái máy bay F5E của Mĩ trong chiến dịch Hồ Chí Minh. Sự kiện nầy đã làm chấn động chính quyền và quân đội địch sau khi chiến dịch Huế - Đà Nẵng kết thúc và bắt đầu chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng hoàn toàn miền Nam.
GV giới thiệu cho HS thấy tầm quan trọng của ba tuyến phòng thủ do tướng Mĩ Welan lập ra : tuyến phòng thủ từ xa (Phan Rang), tuyến phòng thủ vòng ngoài (Xuân Lộc), tuyến phòng thủ vòng trong (các ngỏ vào Sài Gòn).
Do đó khi tuyến phòng thủ Phan Rang bị chọc thủng ngày 16/4, ngày 18/4 Chính phủ Mĩ ra lệnh di tản toàn bộ người Mĩ về nước, tuyến phòng thủ Xuân Lộc cách Sài Gòn 80 km bị chọc thủng ngày 21/4 ngay tối hôm đó Tổng thống
Nguyễn Văn Thiệu lên đài truyền hình tuyên bố từ chức và lên máy bay chạy trốn khỏi Việt Nam.
Hướng tân công của ta Tuyến phòng thủ của Địch Địch rút chạy theo hướng biển
Phan Thiết Châu Đốc
Rạch Giá
Bạc Liêu
Xuân Lộc
4.6 Mục IV. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975)
+Mục 1. Nguyên nhân thắng lợi
Lí thuyết thông tin hay xử lí thông tin (information processing) cho rằng học tập là quá trình thu nhận, xử lí thông tin từ một trường hợp, tích hợp thông tin mới nhận vào hệ thống thông tin đã tích luỹ, làm cho người học tự biến đổi năng lực nhận thức.
Xử lí thông tin là việc sử dụng tổ hợp các thao tác tư duy : so sánh, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, trừu tượng hoá, khái quát hóa, hệ thống hóa … hay nói cách khác là mã hoá thông tin và lưu giữ nó trong vốn tri thức được tích luỹ thường xuyên của cá nhân.
Vận dụng thông tin là sử dụng các thông tin đã xử lí vào những tình huống cụ thể, có hai mức độ : vận dụng để giải quyết các nhiệm vụ học tập tương tự để luyện tập và vận dụng thông tin để giải quyết những tình huống
Qua phân tích trên cho thấy, quá trình nhận thức là quá trình thu nhận, xử lí và vận dụng thông tin. Tuỳ theo cách thức tiếp nhận, xử lí và vận dụng thông tin của mỗi cá nhân mà kết quả nhận thức của mỗi HS cũng sẽ khác nhau.
Làm việc với SGK là khái niệm dùng để chỉ hoạt động học tập mang tính chất tự lực của HS, do HS làm chủ thể với đối tượng là SGK dưới sự tổ chức, điều khiển trực tiếp của GV nhằm mục đích giúp HS lĩnh hội nội dung học tập từ SGK để giải quyết các nhiệm vụ học tập. Như vậy, làm việc với SGK là hoạt động học tập và đồng thời là bộ phận của hoạt động DH theo hướng tăng cường hiệu quả tự học, tự nghiên cứu của HS.
Theo lí thuyết thông tin, nội dung SGK là nguồn thông tin, nguồn tri thức dưới dạng kênh chữ và kênh hình. HS làm việc với SGK để giải quyết nhiệm vụ học tập.
Khi tổ chức cho HS làm việc với SGK LS ở THPT, GV tổ chức HS tiến hành theo các bước sau :
-Định hướng : GV giao các nhiệm vụ học tập dưới dạng các câu hỏi nhằm định hướng kế hoạch cho việc tổ chức làm việc với SGK ở tại lớp.
-Người học chủ động tiếp nhận thông tin : Đọc sách (cả kênh chữ và kênh hình) và ghi chép các thông tin thu nhận được một cách cô đọng, súc tích. Có nhiều cách ghi chép : đánh dấu, gạch chân hoặc trích ghi những ý chính, quan trọng của nội dung SGK, lập bảng liệt kê những nội dung đã có trong SGK. Giai đoạn nầy HS phải dựa vào năng lực tư duy, các kinh nghiệm đã được tiếp thu trong thực tiễn học tập để khai thác tối ưu nội dung cần lĩnh hội từ kênh chữ và kênh hình.
-Hướng dẫn xử lí thông tin để tăng hiệu quả học tập : Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình làm việc với SGK. GV cần tổ chức cho HS sử dụng thao thác tư duy để xử lí thông tin. Căn cứ vào mục tiêu bài học và nội dung thông tin đã xử lí một cách phù hợp nhất bằng chính ngôn ngữ của mình,
không lặp lại SGK. Trong dạy học LS ở THPT, HS diễn đạt thông tin đã xử lí bằng nhiều cách : tóm tắt nội dung đọc được; lập bản đồ khái niệm; lập bảng so sánh; vẽ đồ thị; vẽ biểu đồ …
-Vận dụng thông tin vào các tình huống mới: Thông tin đã xử lí được mã hoá và lưu trữ lâu dài để giải quyết vấn đề liên quan. Vận dụng thông tin cũng là cách để làm tăng độ bền vững tri thức của người học. Trong DH thường vận dụng thông tin đã có để trả lời câu hỏi, giải quyết vấn đề học tập nảy sinh. Mức độ vận dụng cao hay thấp sẽ là thước đo đánh giá năng lực nhận thức và việc tự học của HS. Đây là bước để HS có những vận dụng sáng tạo hình thành các sản phẩm mới.
Để trả lời những câu hỏi, HS phải so sánh, phân tích, tổng hợp để xử lí các thông tin vừa tiếp nhận. Khi trả lời được các câu hỏi tình huống trên HS sẽ đi tới nhận thức về mối quan hệ giữa diễn biến các sự kiện và từ đó hiểu được ý nghĩa lịch sử của các trận đánh.
Sau khi giảng mục 2. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, GV chuyển ý sang mục 1. Nguyên nhân thắng lợi. GV chỉ cho HS thấy trong SGK có 3 dòng nêu 3 nguyên nhân và GV cho HS tìm hiểu 3 nguyên nhân, 2 nguyên nhân đầu là chủ quan và nguyên nhân thứ 3 là khách quan vậy theo em nguyên nhân nào là quan trọng nhất, vì sao ?
GV giới thiệu ngắn gọn nguyên nhân có Đảng lãnh đạo, đứng đầu Chủ tích Hồ Chí Minh là nguyên nhân quan trọng nhất đã đưa cách mạng Việt Nam
Cuộc chiến tranh với đế quốc Mĩ là sự đọ sức về trí tuệ và đọ sức về vũ khí hiện đại của nhân dân ta với đế quốc Mĩ.
Cuộc chiến tranh Việt Nam do Đảng lãnh đạo bao gồm nhiều cuộc chiến tranh nhự : chiến tranh quân sự, chiến tranh tình báo, chiến tranh tâm lí…và ta đã chứng tỏ cho thế giới thấy sức mạnh về ý chí và tài năng tuyệt vời của nhân dân ta. Ví dụ Thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn được ta bố trí vào bộ máy tình báo CIA của Mĩ, làm phóng viên tạp chí Time và là người trực tiếp có mặt tại Dinh Độc Lập ngày 30/4 để dàn xếp đưa Dương Văn Minh lên thay và kết thúc chiến tranh có lợi nhất cho cách mạng Việt Nam (HS tìm hiểu thêm về Nguyễn Thành Trung và Phạm Xuân Ẩn trên internet đển hiểu được sự chuẩn bị tài tình của Đảng ta).
+Mục 2. Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
Chiến lược chiến tranh đơn
phương 1954-1960
Chiến lược chiến
tranh đặc biệt1961- giữa 1965
Chiến lược chiến tranh cục
bộ giữa 1965-1968
Chiến lược Viêt nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến
tranh 1969-1973
Đối với việc đánh giá, GV không chỉ đưa ra lời nhận xét đúng hay sai, đạt hay chưa đạt mà còn giải thích lí do tại sao. Trong quá trình đánh giá cần chú ý tôn trọng kết quả giải quyết câu trả lời của HS, cho HS có cơ hội tự đánh giá của mình, khuyến kích tự bày tỏ quan điểm, đưa ra ý kiến và suy nghĩ của cá nhân;
khuyến khích bằng các hình thức khen thưởng. Ngoài ra, việc tạo điều kiện cho HS trả lời câu hỏi củng cố là vấn đề GV nên coi trọng.
Về ý nghĩa có tầm quan trọng quốc tế to lớn, có tính thời đại sâu sắc GV có thể dẫn chứng việc các nhà khoa học quân sự trên thế giới đã bình chọn 10 danh tướng nổi bật nhất lịch sử từ cổ đại đến hiện đại, trong đó Việt Nam có 2 vị tướng : Trần Hưng Đạo đánh bại quân Nguyên Mông và Võ Nguyên Giáp đánh bại chủ nghĩa thực dân cũ của Pháp và chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ. Chủ tịch Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá, anh hùng giải phóng dân tộc. Việt Nam được thế giới ca ngợi là lương tri nhân loại, chiến thắng ngày 30/4 đã góp phần làm thay đổi cục diện thế giới ngày nay.