Khả năng ứng dụng, triển khai sáng kiến kinh nghiệm

Một phần của tài liệu skkn ứng dụng CNTT qua việc thiết kế một tiết dạy bằng giáo án điện tử lịch sử (Trang 45 - 51)

Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT đã có ảnh hưởng lớn tới lực lượng lao động tương lai. Người lao động tương lai sẽ cần phải có những khả năng và kĩ năng về CNTT nhằm đáp ứng với những thay đổi đa dạng để hoàn thành tốt công việc hơn là những kĩ năng cụ thể cho những công việc nhất định. Và như vậy, quá trình DH LS cũng phải thay đổi để đáp ứng những yêu cầu thay đổi không ngừng của xã hội.

Trong GD, từ những ngày đầu tiên khi máy vi tính mới bắt đầu được sử dụng trong hoạt động DH, nó đã hứa hẹn những thành công trong việc giúp đỡ GV truyền tải kiến thức và phát triển kĩ năng cho người học. Môi trường giàu CNTT đã làm thay đổi cách DH cũng như đặt ra những vấn đề liên quan tới khả năng phân tích và ứng dụng CNTT của GV trong môi trường tràn ngập nguồn thông tin trên internet. Như vậy, cần có các khoá đào tạo bồi dưỡng thiết thực để đáp ứng được yêu cầu đó. Bên cạnh những lợi ích cho người dạy, CNTT cũng đem lại nhiều lợi ích cho người học khi được vận dụng hiệu quả vào quá trình DH.

Quy trình xây dựng GAĐT để hỗ trợ DHLS :

- Lập kế hoạch : Xác định mục tiêu sư phạm của GAĐT, xây dựng tiến trình DH kiến thức, thu thập và phân tích thông tin, xác định nội dung và phạm vi của GAĐT, xác định công nghệ và tính năng tương tác cần thiết để đáp ứng được mục tiêu đề ra. Với các GAĐT DHLS, cần phải xác định phương pháp sư phạm áp dụng cho GAĐT, lựa chọn phương tiện phù hợp tự động hoá quá trình DH. Cần trả lời các câu hỏi : Làm thế nào để tạo tiên đề xuất phát, gợi động cơ kích thích? Nội dung kiến thức nào cần nhấn mạnh khi xây dựng nội dung kiến thức mới? Phương thức nào giúp ôn tập, củng cố? Bằng cách nào để kiểm tra, đánh giá?

- Thiết kế cấu trúc GAĐT : Cấu trúc GAĐT là toàn bộ cấu trúc liên kết giữa các trang, cách tổ chức, cấu trúc nội dung phù hợp với phương pháp đã nêu ra, lựa chọn các tương tác cần thiết giúp người sử dụng dễ dàng khai thác; lựa chọn các ngôn ngữ lập trình cần thiết để thể hiện các tương tác đó; phát thảo thiết kế đồ hoạ, thiết kế các trang, phân đoạn các trang thành thông tin riêng lẻ.

- Xây dựng GAĐT : Bắt đầu từ việc thiết kế các trang riêng lẻ; các công cụ càng mạnh thì càng cho phép quản lí cấu trúc của Site tốt hơn và rất dễ dàng cho việc tạo các siêu liên kết (hyperlink). Ngoài ra, khả năng sử dụng tính năng đa phương tiện của ứng dụng là điều cần hết sức quan tâm (âm thanh, hình ảnh, vidéo …).

+ Lựa chọn công cụ : Lựa chọn các công cụ thiết kế GAĐT là rất quan trọng, các công cụ nầy phải đạt các tiêu chuẩn cơ bản : Hiện đại (là công cụ Multimedia; kết hợp âm thanh, hình ảnh, hoạt hình, vidéo mới tạo ra những phần mềm có giá trị khoa học và tính sư phạm cao); Dễ thiết kế (không đòi hỏi GV phải là lập trình viên thành thạo với các ngôn ngữ lập trình bậc cao).

+ Thiết kế giao diện : Giao diện thiết kế tốt phải làm cho người sử dụng dễ dàng tìm kiếm thông tin và thể hiện rõ nhất ý tưởng của người thiết kế, vì vậy

- Những biểu tượng phải rõ ràng, nhất quán, các nút đồ họa sẽ chỉ dẫn để người sử dụng biết họ đang ở đâu trong Website. Những mô phỏng giao diện nên đơn giản, thống nhất trong hầu hết các trang Web tạo nên sự thân thuộc đối với người sử dụng.

- Các tiêu đề hỗ trợ cho định hướng được áp dụng thống nhất đảm bảo tính toàn vẹn và ổn định cho GAĐT trong thiết kế.

- Đảm bảo sự phản hồi và đối thoại trong quá trình truy cập. Ngoài ra, chuẩn bị cho khả năng sử dụng âm thanh và hình ảnh có thể hỗ trợ cho việc định hướng.

-Thiết kế các Site : Thiết kế Site quyết định cho việc tổ chức thông tin của site và được tổ chức :

+ Chia nội dung thành những thành phần hợp lí.

+ Thiết lập hệ thống phân cấp mức độ quan trọng giữa các phần.

+ Dùng hệ thống phân cấp đó xây dựng quan hệ giữa các phần. Trong việc thiết lập Site, bước quan trọng nhất chính là tổ chức thông tin, giúp ích cho việc thiết kế từng trang của site và quyết định sự thành công của Site. Một bảng mục lục tổ chức tốt sẽ trở thành công cụ định hướng, đem lại cho người sử dụng cái nhìn tổng quan về tổ chức của thông tin được trình bày. Sử dụng những cấu trúc thông tin cơ bản : Cấu trúc tuần tự, cấu trúc lưới, cấu trúc phân cấp và cấu trúc mạng để thiết kế Site.

- Thực nghiệm, đánh giá và ứng dụng GAĐT : Thực nghiệm GAĐT cho các đối tượng cụ thể, thu nhập số liệu điều tra, đánh giá, rút kinh nghiệm, sửa đổi GAĐT và triển khai ứng dụng vào DHLS trên lớp.

C.KẾT LUẬN

Sự phát triển nhanh chóng của CNTT trong những năm gần đây đã ảnh hưởng sâu sắc tới GD – ĐT, đặc biệt là trong đổi mới PPDH. Hiện nay, việc đưa CNTT vào giảng dạy của GV ở các trường phổ thông không còn mới mẻ. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ nầy trong công tác DH nói chung, DH LS nói riêng vẫn đang ở bước đi đầu, cần phải đẩy mạnh hơn.

Đồng thời, để đạt kết quả tốt cần thiết phải kết hợp hài hoà với các PPDH truyền thống, phù hợp với nội dung, điều kiện cụ thể.

Hiện nay những thành tựu của CNTT được áp dụng ngày một rộng rãi với cường độ ngày một cao hơn vào hệ thống GD. Cách giảng dạy theo hướng đổi mới sử dụng tích hợp các phương tiện. Trong tương lai dự báo sẽ xuất hiện một xã hội thông tin được nối mạng, học sinh có thể truy cập tìm hiểu nhiều dữ liệu, thông tin từ mạng máy tính.

Mặc dù hiện đang có sự thay đổi hết sức lớn lao trong việc đổi mới PPDH LS qua một ứng dụng CNTT, do sự áp dụng những công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên quá trình GD con người không thể “công nghệ hóa” hoàn toàn được, có nhiều mặt GD không thể quy trình hóa được, “máy tính hóa” được như việc GD nhân văn, đạo đức, thẫm mĩ, lòng yêu quê hương tổ quốc … Vai trò của GV vẫn hết sức quan trọng và nếu có sự hỗ trợ CNTT thì hiệu quả của chất lượng DH sẽ cao hơn. Dự báo của nhiều nhà GD là : qua việc GD môn LS bao gồm nhiều mặt của chất lượng nhân văn sẽ định hướng cho hoạt động của HS sau khi tốt nghiệp.

Ưu điểm đối với GV khi ứng dụng CNTT để đổi mới PPDH LS là : cá nhân hóa quá trình dạy, thích ứng việc dạy với khả năng từng người học, cải tiến hoặc thay thế những PP truyền thống về DH và KT – ĐG kết quả học tập của HS, có những kỹ năng sư phạm mới, có triển vọng áp dụng CNTT có tính sư

Ứng dụng CNTT để đổi mới PPDH LS trong trường THPT hiện nay cho phù hợp với “xã hội thông tin” là xu hướng tất yếu ngày nay. Một số trường và GV đã mạnh dạn đi tiên phong trong việc soạn GAĐT, phần mềm dạy học, giảng dạy bằng máy chiếu … song do nặng tính tự phát nên thiếu chiều sâu và bề rộng. Thực tế cho thấy các buổi học bằng GAĐT sinh động, thu hút, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc trao đổi, thảo luận giữa GV – HS, HS – HS.

Việc ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH LS đã làm xuất hiện khái niệm mới là “học tập điện tử” mà internet là một yếu tố cấu thành trong PP mới nầy. “Ai cũng được học hành” là một trong mong muốn tột bật mà Hồ Chủ tịch lúc sinh thời đã từng nói. Nếu áp dụng hiệu quả, internet sẽ biến giấc mơ “ai cũng được học hành ở mọi nơi, mọi lúc và học suốt đời” của Bác Hồ thành hiện thực.

Việc ứng dụng CNTT để đổi mới PPDH LS ở trường THPT là một tất yếu trong xu thế chung toàn cầu đã làm thay đổi toàn bộ cách thức DH truyền thống.

Khi đưa CNTT vào DHLS, công tác đào tạo HS sẽ theo đa chiều, cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Cách thức nghiên cứu khoa học cũng sẽ thay đổi, bởi máy tính đã hỗ trợ. Máy tính có thể nối dài bộ óc của con người. Làm công tác GD là đào tạo kiến thức cho các bộ óc con người, vì vậy việc ứng dụng CNTT để đổi mới PPDH LS theo hướng tích cực, nêu vấn đề là một việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay ở trường THPT.

Đề tài SKKN mà tôi trình bày trong đề tài này còn nhiều thiếu sót, chỉ là bước đầu ứng dụng CNTT vào một tiết dạy học LS. Tuy nhiên với quyết tâm và mong muốn áp dụng những gì đã học được ở các lớp bồi dưỡng chuyên môn nên chúng tôi đã mạnh dạn thực hiện tiếp tục trong năm học 2012 – 2013.

Rất mong được sự góp ý của Hội đồng xét duyệt để tôi làm tốt hơn trong công tác ứng dụng đề tài SKKN trong những năm học tiếp theo.

D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo. “Quản lí nhà nước về GD và ĐT”. Tài liệu bài giảng cao học QLGD.

2. Nguyễn Đức Chính. “Chất lượng và QL chất lượng trong GD”. Tài liệu bài giảng cao học QLGD.

3. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mĩ Lộc. “Cơ sở Khoa học QL”. Tài liệu bài giảng cao học QLGD.

4. Ngô Quang Sơn. “Thiết kế và sử dụng hiệu quả GAĐT trong môi trường học tập đa phương tiện”. Tài liệu bài giảng cao học QLGD.

5. Nguyễn Minh Đường. “Bồi dưỡng và ĐT đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới”. Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX07-14, Hà Nội 1996.

6. Khoa sư phạm-ĐH Cần Thơ. Kỉ yếu HNKH năm 2005, chuyên đề “Thiết kế và sử dụng câu hỏi trong DH”, ĐH Cần Thơ 2005.

7. Đỗ Ngọc Đạt. “Tiếp cận hiện đại hoạt động DH ở trường THPT”.

NXB ĐH QG Hà Nội, 1997.

8. Trần Kiều (chủ biên). “Đổi mới PPDH ở trường THPT”. Tài liệu tham khảo cho GV. Viện KHGD, Hà Nội 1997.

9. “Áp dụng DH tích cực cho môn LS”. TLTK dùng cho giảng viên SP, GV THPT. NXB ĐHSP Hà Nội, 2003.

10.Nguyễn Hữu Châu. “Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình DH”. NXB GD, Hà Nội 2005.

11.Nguyễn Hữu Chí (Chủ nhiệm đề tài). “Những cơ sở khoa học của việc xây dựng chương trình các môn học ở trường THPT”. Đề tài cấp bộ, mã số B96 – 49 – 34.

Một phần của tài liệu skkn ứng dụng CNTT qua việc thiết kế một tiết dạy bằng giáo án điện tử lịch sử (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w