1. Kết quả đạt được
- Qua một năm thực hiện đề tài SNKN ““Ứng dụng CNTT qua việc thiết kế một tiết dạy bằng giáo án điện tử” bản thân đã cố gắng học hỏi vừa làm vừa rút kinh nghiệm.Tôi nhận thấy HS tiếp thu bài học thuận lợi và sôi nổi hơn qua một tiết dạy bằng GAĐT.
- Qua bốn năm học tôi có dịp tiếp cận với CNTT để ứng dụng vào PPDH LS của mình. Trên website www.baigiangbachkim.vn của Bộ GD – ĐT tôi có dịp giao lưu trực tuyến với các thành viên trên mạng để trao đổi về công tác GD.
2. Ứng dụng CNTT để đổi mới PPDH LS ở trường THPT
Ngày nay ngoài các thiết bị DH truyền thống, do sự phát triển của CNTT nên nhiều TBDH đã được giải quyết nhờ CNTT. Thuật ngữ “thiết bị dạy học điện tử” được hiểu là thiết bị phục vụ DH được tạo ra nhờ ứng dụng CNTT. Ứng dụng CNTT vào công tác TBDH là một giải pháp phù hợp với yêu cầu chủ trương của Đảng, Nhà nước, Bộ GD – ĐT, từ đó đề xuất những nguyên tắc, căn cứ và giải pháp đưa CNTT&TT giải quyết vấn đế TBDH.
- Một số thiết bị DH hiện nay được Sở GD – ĐT đầu tư kinh phí phát đầy đủ cho các trường THPT, các TBDH này thường gọn nhẹ thuận lợi cho việc bảo quản, vận chuyển và sử dụng cho GV khi sử dụng GAĐT.
- Nếu phát triển TBDH điện tử và đưa lên mạng internet, GV sẽ có một tài nguyên phong phú TBDH điện tử để dùng chung, sẽ tiết kiệm được cả kinh phí và thời gian.
-TBDH điện tử, trong đó có phần mềm, khi trở thành tài nguyên mạng thường có tính hấp dẫn, gây được hứng thú ở HS và GV khi tiếp cận chúng.
Tuy nhiên, nếu ứng dụng CNTT trong công tác DHLS không hợp lí, có thể gặp một vài bất lợi như sau :
- Một số phần mềm DH hoặc phần mềm kiểm tra, đánh giá nếu bị lạm dụng sẽ làm cho HS học tập thụ động.
- Nếu như GAĐT được thiết kế ít thân thiện, không phù hợp với đặc điểm tâm lí, văn hoá xã hội của HS và không được sử dụng đúng chỗ, đúng lúc, hoà hợp với môi trường học tập cụ thể thì kém hiệu quả.
- Một số đông GV còn e ngại, nhất là số GV lớn tuổi không quan tâm đến việc ứng dụng CNTT vào DH và đời sống nên vẫn sử dụng theo PPDH truyền thống.
3. Bài học kinh nghiệm rút ra được từ sáng kiến kinh nghiệm.
+Tạo động lực học tập cho HS.
Động lực bên trong nằm trong chính bản thân HS. Việc học sẽ không thể hiệu quả nếu HS cảm thấy chán nản và thụ động. Do vậy, thúc đẩy được động lực bên trong của chính HS là rất quan trọng. Bên cạnh đó việc học cũng sẽ được cải thiện tốt hơn nhờ vào một môi trường học tập thuận lợi do GV tạo ra.
- Mở đầu bài học, cuốn hút, hiệu quả. Có nhiều cách để mở đầu thành công như bắt đầu từ một câu chuyện có gắn bó với nội dung của bài, bài bắt đầu từ những hình ảnh, những sự kiện trong thực tiễn cuộc sống hoặc gắn nội dung chính của bài với những tình huống có tính thực tiễn cao … Theo quan điểm “sư phạm tương tác”, việc khai thác yếu tố môi trường nhằm tạo thuận lợi cho quá trình học tập cần được GV lưu ý ngay từ lúc bắt đầu cũng như trong suốt quá trình DH.
- Chỉ ra những mục tiêu cần đạt nhằm định hướng việc học tập cho HS.
Mục tiêu đó cần xác định rõ ràng ngay từ khi GV chuẩn bị GAĐT. Xác định một mục tiêu bài học chính là việc chỉ ra cái đích mà HS phải hướng tới. Do vậy mục tiêu cần nêu rõ HS sẽ đạt được những gì sau khi học xong một bài. Mục tiêu bài học hoàn toàn không phải là phần tóm tắt nội dung cơ bản của bài. Đây là công
- Đưa ra nhiệm vụ cụ thể và kiểm tra đánh giá trong quá trình DH để biết được HS của mình thành công ở mức nào. Từ đó GV có những điều chỉnh hợp lí hoặc khuyến khích, động viên khi HS của mình thành công. Trong thực tế DHLS hiện nay, GV thường chỉ chú ý đến việc giao nhiệm vụ mà thiếu sự hướng dẫn, hỗ trợ HS trong việc giải quyết các nhiệm vụ đó.
- Luôn tạo ra cơ hội cho HS được chủ động tham gia vào quá trình học tập là rất cần thiết. GV còn là người tổ chức, quản lí các hoạt động cá nhân của HS. Đặc biệt là việc tổ chức hoạt động hợp tác trên lớp nhằm phát triển một môi trường cộng tác và làm việc hiệu quả. Chính trong môi trường đó mỗi thành viên tích cực trong lớp sẽ tạo động lực học tập hiệu quả cho các thành viên còn lại.
GAĐT không phải là một hình thức để GV “chiếu chữ” mà đó là sự chắt lọc các thông tin như hình ảnh, chữ viết, màu sắc, âm thanh, hình ảnh, biểu mẩu, sơ đồ … kết hợp với PPDH tích cực để làm cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn, gây hứng thú học tập và kích thích tư duy người học. Ngoài ra GV cần phải có những kiến thức, những thủ thuật làm cho bài giảng sinh động, hiệu quả cao và đạt được mục tiêu đổi mới PPDH LS.
- Khái quát lại cấu trúc của giáo án DH tích cực.
- Khâu quan trọng nhất của việc thiết kế bài giảng điện tử là việc xác định mục tiêu của bài học và PP tổ chức hoạt động DH. Vì vậy, quy trình thiết kế một bài giảng điện tử cần được thực hiện theo các bước sau :
Bước 1 : Tìm hiểu nội dung bài dạy, soạn giáo án :
- GV cần nghiên cứu kĩ bài qua SGK, sách GV và các tài liệu khác có liên quan.
- Soạn giáo án (Kế hoạch bài học) theo cấu trúc của giáo án DH tích cực.
- Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ khác.
Bước 2 : Viết kịch bản SP cho việc thiết kế giáo án trên máy vi tính : Đây là bước rất quan trọng trong việc thiết kế GAĐT. Khi thực hiện bước này GV phải hình dung được toàn bộ nội dung cũng như những hoạt động SP
trên lớp của toàn bộ tiết DH và xác định được phần nào, nội dung nào của bài cần sự hỗ trợ của máy tính để tiết học đó đạt hiệu quả cao.
Bước 3 : Thể hiện kịch bản trên máy vi tính :
- Xử lí chuyển các nội dung trên thành GAĐT trên máy vi tính; - Sử dụng một số phần mềm công cụ tiện ích (MS Producer for PowerPoit 2003, Violet, Crocodile, ProShow Gold …) thể hiện kịch bản đã được phác hoạ (nếu GV còn hạn chế về trình độ tin học thì cần có sự hỗ trợ của người có trình độ tin học);
vừa làm vừa điều chỉnh kịch bản cho phù hợp với ngôn ngữ mà máy tính có thể thể hiện được. Việc thiết kế trên máy tính phải đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, tính thẩm mĩ.
- GV cần chú ý rút kinh nghiệm chắt lọc hình ảnh, thông tin cần thiết để đảm bảo nội dung 45 phút trên lớp. Thí dụ bài học có 3 mục lớn thì phải có 3 site chủ yếu đảm bảo mỗi site dạy trong vòng 10 phút (phân bố thời gian hợp lí trong 30 phút trọng tâm bài giảng), các phần còn lại của bài giảng bố trí trong 15 phút.
- Ghi giảng và hỏi cần phải ngắn gọn, biết chắt lọc thông tin cơ bản cần thiết nhất.
Bước 4 : Xem xét, điều chỉnh thể hiện thử trên máy (chạy thử), dạy thử : Chạy thử (từng phần và toàn bộ các Slide để điều chỉnh những sai sót về kĩ thuật trên máy tính).
- Chỉnh sửa và hoàn chỉnh bài giảng điện tử.
- Dạy thử toàn bộ bài trước GV hoặc cả GV và HS để có thể điều chỉnh nội dung, hình thức thể hiện trước khi dạy chính thức. Chú ý hệ thống âm thanh và máy trình chiếu phải rõ ràng phù hợp với GAĐT.
Bước 5 : Viết bản hướng dẫn (nếu là GAĐT viết cho người khác sử dụng).
Kĩ thuật sử dụng; ý đồ SP của từng phần bài giảng, từng Site; PPDH, việc
- Sử dụng GAĐT trong môi trường DH đa phương tiện : Ngoài việc biết cách sử dụng thành thạo các trang thiết bị hiện đại, GV phải tuân thủ các nguyên tắc khi sử dụng GAĐT :
+ GAĐT không thể thay thế toàn bộ vai trò của GV mà chỉ là một loại hình TBDH để góp phần nâng cao chất lượng DH.
+ Đảm bảo mọi yêu cầu thực hiện nội dung và PPDH bộ môn LS, phù hợp với tâm lí lứa tuổi, trình độ nhận thức của HS.
+ Nội dung chọn lọc, ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu.
+ Có tính mở, phát huy tối đa tính tích cực, sáng tạo của HS; + Tạo sự tương tác giữa HS với máy tính.