1.1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM VỀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ BỜ BIỂN
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước
Cho đến nay việc nghiên cứu chỉnh trị và ổn định lòng dẫn các cửa sông tại nước ta bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Có thể tổng kết một số các phương pháp đãđược ứng dụng ở Việt nam như sau:
- Phương pháp bản đồ, ảnh viễn thám:Đây là phương pháp nghiên cứu biến động đường bờ, cửa sông bằng cách chập các bản đồ, ảnh viễn thám có cùng tỷ lệ với các mốc thời gian khác nhau để thấy rõ sự biến động của chúng. Ưu điểm của phương pháp này là có thể nghiên cứu trong phạm vi không gian rộng lớn và khoảng thời gian dài hàng chục năm. Tuy nhiên các yếu tố động lực thay đổi theo không gian và đặc biệt là theo cấu trúc thẳng đứng không được xem xét.
- Phương pháp điều tra theo phiếu thăm dò:Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, ít tốn kém và không mất nhiều thời gian, có thể tận dụng mọi tầng lớp trong xã hội nếu câu hỏi đề ra không phức tạp. Phương pháp này cho người nghiên cứu có cái nhìnđịnh tínhvà một phần định lượng, biết được sự biến động đường bờ, cửa sông theo quá trình lịch sử.
Áp dụng phương pháp này qua khảo sát lấy ý kiến nhiều người dân sinh sống tại khu vực cửa Lấp, kết quả nhiều người dân điều phản ánh tình trạng xói lở nơi đây diển ra ngày càng phức tạp, với tốc độ rất nhanh. Củng qua đó đả nắm được thêm tình trạng khai thác cát của con người diển ra một cách tràn lan làm ảnh hưởng một phần về xói lở tại khu vực cửa Lấp.
- Nghiên cứu đê chắn cát giảm sóng Cửa Lò nằm ở bờ nam sông Cấm thuộc huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 15 km. Được xây dựng từ 1947-1985.
- Các đề tài đã nghiên cứu thuộc cấp Bộ do Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam chủ trì: Nghiên cứu dự báo xói lở, bồi lắng lòng dẫn và đề xuất các biện pháp phòng chống cho hệ thống sông ở Đồng bằng sông Cửu Long; điều tra cơ bản vùng cửa sông thuộc hệ thống sông Tiền, sông Hậu; điều tra khảo sát biến đổi hình thái dải ven biển vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ;...
Ngoài ra, các công trình nghiên cứu nêu trên đã để lại nhiều tài liệu điều tra, khảo sát cơ bản vô cùng quý giá về địa hình, thủy văn, hải văn, dân sinh, môi trường; các yêu cầu bức xúc của phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nam Bộ nói chung, vùng ven biển nói riêng.
- Các nghiên cứu về vùng biển Đông, biển Tây Nam Bộ: Viện Hải Dương học Nha Trang trong việc hợp tác thực hiện chương trình NAGA (1959 - 1961) và chương trình hợp tác với Viện Sinh học Biển Đông (1976 - 1986) đã để lại bộ số liệu rất quý về các yếu tố vật lý biển, môi trường và sinh thái biển.
- Các nghiên cứu liên quan đến đề tài trong thời gian gần đây: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ phục vụ xây dựng hệ thống đê biển, đê ngăn mặn cửa sông Nam Bộ của Trần Như Hối; Nghiên cứu đánh giá, tìm nguyên nhân gây ra suy thoái rừng và đề xuất phương án bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ đê biển Gò Công tỉnh Tiền Giang của Nguyễn Ân Niên thực hiện từ 2005 đến 2007.
Kết quả các nghiên cứu đãđể lại nhiều số liệu quý báu như:
- Chế độ sóng, gió: sóng tại vùng nghiên cứu chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa Đông Bắc, Tây Nam.
*Đặc trưng sóng quan trắc tại khu vực ngoài khơi cửa Lấp – Vũng Tàu
+ Mùa gió Đông Bắc: Thời kỳ từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau tần suất độ cao sóng có giá trị lớn nhất là hướng Đông Bắc (NE) và tiếp đến là hướng Đông (E), các hướng còn lại giá trị tần suất xuất hiện rất nhỏ không đáng kể. Độ cao
sóng trung bình trong mùa Đông là khoảng từ 1.1 – 1.7 m, độ cao sóng trung bình lớn nhất là vào tháng 12, tháng 1 và tháng2 (1,7 m) và tháng 4 có độ cao sóng trung bình nhỏ nhất là 1,1 m. Độ cao sóng lớn hơn 6 m chỉ xuất hiện với tần xuất từ0.1 – 0.6 % [6] [11][16][17][18].
+ Mùa gió Tây Nam: Thời kỳ mùa Hè (từ tháng 5 đến tháng 9): Tần suất độ cao sóng chủ yếu rơi vào hướng Đông Nam (SE) tiếp đến là hướng Nam (S) và cuối cùng là hướng Đông (E). Độ cao sóng trung bình trong thời kỳ này có giá trị khoảng từ 0.7 – 0.8 m. Độ cao sóng trung bình trong thời kỳ mùa Hè chỉ bằng từ 0.4 – 0.6 lần độ cao sóng trung bình trong thời kỳ mùa Đông.
* Đặc trưng sóng gió trong vùng biển 10 hải lý ven bờ[6] [11][16][17][18]
+ Vào mùa Đông (tháng 2):
Trong dải vùng biển 10 hải lý ven bờ tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu vào thời kỳ mùa Đông, tần suất độ cao sóng gió có giá trị lớn nhất là 64.3 % theo hướng Bắc (N) và tiếp theo là 16 % tại hướng Đông Bắc (NE), các hướng khác tần suất có giá trị hầu như không đáng kể. Độ cao sóng trung bình tại các hướng chính trong thời kỳ này là:
Độ cao sóng trung bình theo hướng Đông Bắc (NE) là 0.8 m, theo hướng Đông (E) là 0,6 m, các hướng còn lại đều có độ cao sóng gió là 0.5 m. Độ cao sóng trung bình cho toàn thời kỳ mùa Đông là 0.7 m.
+ Vào mùa Hè (tháng 8):
Vào thời kỳ mùa Hè trong dải vùng biển 10 hải lý ven bờ tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu tần suất độ cao sóng gió theo hướng Tây Nam (SW) có giá trị lớn nhất 65 % theo hướng Nam (S) 20 % các hướng còn lại có tần suất không đáng kể.
Độ cao sóng gió trung bình tại hướng Tây Nam (SW) là 0.7 m các hướng còn lại đều có độ cao sóng trung bình là 0.5 m.Độ cao sóng gió cả thờikỳ là 0.7 m.
Qua hai mùa trên đây cho thấy: Trong thời kỳ mùa Đông sóng gió hướng Đông Bắc (NE) đóng vai trò chủ yếu, tiếp đến là sóng gió hướng Bắc (N). Trong mùa Hè sóng gió Tây Nam (SW) đóng vai trò chủ yếu tiếp đến là sóng gió hướng
Nam (S). Các hướngchủ đạo trên thể hiện vai trò của trường gió Đông Bắc (NE) và trường gió Tây Nam (SW). Trong việc hình thành các trường sóng trong khu vực ngoài khơi và khu vực dải 10 hải lý ven bờ của vùng nghiên cứu.
- Dòng chảy
+ Mùa hè: Hiện trường dòng chảy tổng hợp thời gian mùa mưa, trích tại thời điểm sườn triều lên với hướng sóng chính chảy từ Đông Bắc lên Tây
Nam. Khu vực ven bờ cửa Lấp, tốc độ dòng chảy ven 0.08 đến 0.35m/s.
+ Mùa đông:Dòng chảy tổng hợp do điều kiện sóng và triều tại sườn triều lên với hướngsóng chính từ Đông Bắc lên Tây Nam, hướng dòng chảy dọc bờ biến đổi theo địa hìnhđường bờ và đáy biển. Khu vực ven bờ cửa Lấp, tốc độ dòng chảy ven 0.08 đến 0.3m/s[6] [11][16][17][18]