1.2 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.2.2 Đặc điểm khí hậu
Khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói chung, vùng bờ biển cửa Lấp nói riêng nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mùa Đông chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc, mùa hè chịu ảnh hưởng gió mùa Tây Nam. Hai trường gió chính trên đây quanh năm thay đổi nhau tác dụng lên biển và gây nên các quá trình động lực như sóng, dòng chảy, nước dâng. Qúa trình thủy triều cùng với các trường động lực trên liên tục tác dụng vào vạch bờ khu vực cửa Lấp và dẫn đến các quá trình bồi lấp, xói lở, biến dạng vạch bờ và vùng lãnh thổ. Khí hậu khu vực nghiên cứu ôn hòa: Nhiệt độ
không khí trung bình năm 27,1 oC, độ ẩm tương đối là 79 %, độ bay hơi trung bình năm là 1,246 mm [6] [11][16][17][18].
- Chế độ gió: Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa;
một năm chia hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây Nam. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27 độ C, tháng thấp nhất khoảng 24,8 độ C, tháng cao nhất khoảng 28,6 độ C. Số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2400 giờ. Lượng mưa trung bình 1500 ẩm. Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng ít có bão [6] [11][16][17][18].
Bảng 1- 1 : Tốc độ gió trung bình tháng và năm tại Vũng Tàu (m/s)[18]
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII NĂM
3.2 4.6 4.7 3.8 2.7 3.2 2.8 2.9 2.3 2.0 2.4 2.1 3.1
- Chế độ sóng[6] [11][16][17][18].
Đặc trưng sóng quan trắc tại khu vực ngoài khơi cửa Lấp –Vũng Tàu.
Thời kỳ mùa Đông (gió mùa Đông Bắc): Thời kỳ từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau tần suất độ cao sóngcó giá trị lớn nhất là hướng Đông Bắc (NE) và tiếp đến là hướng Đông (E), các hướng còn lại giá trị tần suất xuất hiện rất nhỏ không đáng kể. Độ cao sóng trung bình trong mùa Đông là khoảng từ 1.1 –1.7 m, độ cao sóng trung bình lớn nhất là vào tháng 12, tháng 1 và tháng 2 (1,7 m) và tháng 4 có độ cao sóng trung bình nhỏ nhất là 1,1 m. Độ cao sóng lớn hơn 6 m chỉ xuất hiện với tần xuất từ 0.1 –0.6 %.
Thời kỳ mùa Hè (từ tháng 5 đến tháng 9): Tần suất độ cao sóng chủ yếu rơi vào hướng Đông Nam (SE) tiếp đến là hướng Nam (S) và cuối cùng là hướng Đông (E). Độ cao sóng trung bình trong thời kỳ này có giá trị khoảng từ 0.7 – 0.8 m. Độ cao sóng trung bình trong thời kỳ mùa Hè chỉ bằng từ 0.4 – 0.6 lần độ cao sóng trung bình trong thời kỳ mùa Đông[6] [11][16][17][18].
Bảng 1- 2: Độ cao sóng trung bình (m) tại các trạm lân cận ngoài khơi khu vực nghiên cứu[18][16]
Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Vũng Tàu 0.54 0.58 0.6 0.53 0.56 0.69 0.68 0.72 0.56 0.44 0.46 0.49 Phú Qúy 1.3 1.03 0.67 0.43 0.72 1.38 1.72 1.85 1.27 0.67 1.09 1.45 Bạch Hổ 3.15 2.56 1.82 1.23 1.15 1.53 1.69 1.94 1.67 1.61 2.74 3.4
Hình 1- 20: Hoa sóng Vũng Tàu năm 2009 [16]
- Chế độ mưa: Nhìn chung khu vực xây dựng nằm trong khu vựckhí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo[6] [11][16][17][18]:
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 –tháng 10 với sự khống chế của gió mùa Tây Nam Mùa khô từ tháng 11 - tháng 4 năm sau có gió Đông và Đông Bắc đóng vai trò chủ yếu.
Lượng mưa trung bình năm 1350mm.
Bảng 1- 3: Lượng mưa trung bình (mm) vùng biển nghiên cứu và phụ cận[16]
Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Vũng Tàu 2.2 0.6 4.6 33 188 206 213 178 214 215 68.8 22.7 1346.8 Côn Đảo 12 6.1 8.8 35.6 209 322 281 319 322 338 184 58.1 2095.4 Phú Qúy 3.7 7.6 26.2 47.9 130 145 73.6 162 192 229 141 40.5 1199.1
- Nhiệt độ
+ Nhiệt độ không khí trung bình năm 260C . + Nhiệt độ cao nhất 34.50C
+ Nhiệt độ thấp nhất 16.80C .
-Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình tháng và năm trình bày trong bảng (1.4). Lượng bốc hơi cao nhất xảy ra vào các tháng mùa khô.
Bảng 1- 4: Lượng bốc hơi trung bình tháng và năm (mm)
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII NĂM
135.8 141.0 168.4 151.1 119.1 103.0 93.4 97.1 76.4 83.4 98.7 111.6 1379.0 - Bão và áp thấp nhiệt đới: Theo tài liệu bão và áp thấp nhiệt đới trực tiếp ảnh hưởng đến khu vực nghiên cứu có cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào vùng bờ biển từ Bình Thuận đến Cà Mau (từ 1961÷2008) là bão Durian (24/11/2006)đạt cấp 13, tốc độ gió >133km/h[6] [11][16][17][18].
Phân vùng áp lực gió theo địa giới hành chính, tốc độ gió mạnh nhất tại thành phố Vũng Tàu là 28,57 m/s (hoàn kỳ 50 năm –p= 2%)
- Hệ thống sông ngòi
Cửa Lấp có hướng ra phía Nam, là hợp lưu cuối của sông Cỏ May và rạch cửa Lấp và chảy ra biển. Cửa Lấp cách mũi Vũng Tàu khoảng 13 km về phía Tây Nam và cách Long Hải 5.5 km về phía Đông Nam. Đây là khu vực chịu tác động của các quá trình động lực rất phức tạp, đặc biệt là sóng, thủy triều. Do vậy địa hình khu
vực cửa Lấp biến đổi không ngừng trong năm tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên và khí tượng thủy văn.
Hình 1- 21: Sông và vị trí Cửa Lấp tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu.