THỰC TRẠNG XÓI LỞ, BỒI LẤP VÀ QUY LUẬT DIỄN BIẾN BỜ BIỂN.32

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất giái pháp chỉnh trị bờ biển khu vực cửa lấp tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 44 - 49)

Thông thường việc phân tích diễn biến đường bờ có những sai số nhất định liên quan đến độ phân giải của ảnh, cũng như mực nước tại thời điểm chụp ảnh. Tuy nhiên, đối với bờ biển Bà Rịa – Vũng Tàu do đường bờ là đồng nhất trên hầu hết chiều dài của bờ biển, nên kết quả phân tích đường bờ từ ảnh vệ tinh là khá tin cậy.

Trên cơ sở số liệu lịch sử về diễn biến và dịch chuyển luồng lạch cửa Lấp, số liệu phân tích qua ảnh viễn thám, số liệu đo đạc khảo sát, các kết quả tính toán về chế độ động lực sóng, thủy triều và vận chuyển bùn cát cho thấy một số nhận định được trình bày dưới đây.

Đối với khu vực cửa Lấpqua số liệu phân tích ảnh viễn thám và bản đồ cho thấy chiều dài cồn cát lùi dần về phía Nam trong giai đoạn 1990 – 2000 với tốc độ 50,6 m/năm và trong giai đoạn 2000 – 2010 là 18,6 m/năm. Trong khi đó bề rộng lòng dẫn tại cửa có tốc độ thu hẹp lần lượt trong hai giai đoạn tương ứng là 29 m/năm và 9 m/năm. Bờ phía Nam cửa Lấp có tốc độ xói lở trong giai đoạn 1990 – 2000 và giai đoạn 2000 – 2010 là 8m/năm và 10 m/năm.

Hình 2-1 thể hiện sự biến đổi đường bờ, lòng dẫn và trục động lực cửa Lấp trên cơ sở các bản đồ vàảnh viễn thám đưa về cùng hệ tọa độ và được lồng ghép.

Hình 2- 1:Bản đồ biến động đường bờ, lòng dẫn khu vực cửa Lấp tỷ lệ 1:10.000 Qua số liệu phân tích cho thấy tồn tại hai lòng dẫn qua cửa Lấp, lòng dẫn phía Đông và Tây, trong đó lòng dẫn phía Đông rộng và sâu hơn lòng dẫn phíaTây.

Trên cơ sở số liệu thu thập được về diễn biến đường bờ, xói lở và bồi lấp, qua ảnh vệ tinh, qua kết quả việc tính toán các quá trìnhđộng lực và vận chuyển bùn cát Cửa Lấp có thể đưa ra một số nhận định về sự phát triển và quy luật diễn biến luồng lạch tại cửa Lấp nhưsau:

+ Cửa Lấp là loại cửa sông “Cửa sông triều mạnh”, “Vùng cửa sông dòng chảy dọc bờ về phía Nam chiếm ưu thế” và có bãi cát ngầm phía cửa.

+ Cửa Lấp luôn chịu sự tác động lớn của sóng và dòng chảy biển. Sự biến động của địa hình xảy ra theo chu kỳ mùa gió Đông Bắc và Tây Nam.

+ Các khu vực cao và các cồn cát như khu vực phường 11 Tp. Vũng Tàu, khu vực bãi cát ngầm dể bị xói lở vào mùa gió Đông Bắc và được bù lại vào mùa gió Tây Nam nhưng với cường độ yếu hơn. Sự bồi xói mang tính chất cục bộ và biến đổi theo mùa. Lượng bùn cát vào mùa gió đông bắc được đào xới bởi sóng và di chuyển vào phía trong dãy cát ngầm và một phần làm bồi lấp lòng dẫn.

+ Phía Đông Phước Tỉnh bị xói lở mạnh vào mùa gió Đông Bắc (có thể lên đến 2 m) và bồi lấp vào mùa gió Tây Nam nhưng với cường độ yếu hơn.

+ Diễn biến cửa Lấp qua tài liệu bản đồ vào các năm 1968, 1970, 1987, 1999 và hiện tại được thể hiện trên Hình 2-2a, diễn biến cửa và các bãi bồi qua số liệu ảnh viễn thám vào các năm 1990, 2000 và 2010 được thể hiện trên Hình 2-2b.

a- Vị trí cửa Lấp vào các năm 1968, 1970, 1987, 1999 qua bản đồ.

b- Vị trí cửa Lấp vào các năm 1990, 2000 và 2010 qua ảnh viễn thám Hình 2- 2:Vị trí cửa Lấp qua theo các tài liệu bản đồ vàảnh viễn thám.

Qua tư liệu thu thập có thể thấy cửa Lấp bị biến động mạnh về lòng dẫn, cửa lòng dẫn thay đổi dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Cửa lòng dẫn bị thu hẹp lại từ năm 1990 với chiều rộng 565 m đến năm 2010 còn 202 m (30%) với các thông số nhưBảng 2-1. Hiện nay cửa Lấp tồn tại hai luồng đi vào cửa gồm luồng phía Đông và Tây. Luồng phía Đông rộng hơn, với độ sâu 3 m, luồng phía Tây áp sát bờ Tây với độ sâu khoảng 1m và nhỏ hơn luồng phía Đông. Luồng phía Đông thuận lợi cho việc di chuyển tàu qua lại vào cảng hơn về đường đi, hướng dòng.

Bảng 2- 1: Chiều rộng cửa Lấp qua các thời kỳ theo kết quả phân tích ảnh viễn thám.

Năm 1990 Năm 2000 Năm 2010

565 m 287 m 202 m

2.1.2 Thực trạng xói lở, bồi lấp bãi biển.

Theo Viện Kỹ thuật biển (Bộ NN-PTNT), bãi biển từ mũiNghinh Phong (TP.

Vũng Tàu) đến xã Bình Châu (huyện Xuyên Mộc) có khoảng 90% là bờ cát, còn lại chỉ khoảng 10% là các bờ đá, rừng nguyên sinh rất thích hợp cho du lịch tắm biển và nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, do tác động của biến đổi khí hậu, nhiều đoạn bờ biển thường xuyên bị xói lở và một số bãi biển còn phát sinh dòng Rip (một loại dòng chảy rút rất mạnh từ bờ ra biển) làm thiệt hại rất lớn cho các hoạt động du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng vàảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế xã hội cũng như đời sống của dân cư ven biển. Thấy rỏ nhất là tình trạng xói lở ven biển là bờ biển Lộc An (huyện Đất Đỏ). Tại đây, biển đã lấn sâu vào đất liền hàng ngàn m2. Theo nhiều người dân địa phương, hơn 10 năm trước, khu vực này có không ít đồi cát cao trên 10m, rộng trên 50m. Đi về phía Nam Lộc An và cửa sông Ray, còn có những bãi cát trãi dài đến 400m và cao 5,7m. Nhưng hiện nay nhiều đòi cát đã bị nước biển cuốn trôi . Có những khu vực, biển đã tiến sâu vào mặt đường, chỉ cách chưa đầy 200m.

Sở KH-CN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đã nghiên cứu và xác định được 6 đoạn bờ biển thường xuyên bị xói lở và cửa sông bị bồi lấp do tác động của tự nhiên

và tình trạng bơm hút cát, gồm: Đoạn từ Mũi Nghinh Phong đến P12, cửa Lấp – Phước Tỉnh, biển Lộc An, bờ biển Hồ Cóc – Hồ Tràm, mũi Ba Kiềm, Bến Lội – Bình Châu. Theo khảo sát của Viện kỹ thuật biển, đoạn từ Mũi Nghinh Phong đến P12, TP. Vũng Tàu, có những đòi cát cao, dài là những bức tường chắn sóng hiệu quả nhưng theo thời gian đã bị khai thác cát hết nên nơi đây bị sạt lở nghiêm trọng.

Hàng năm, có nơi bị nước biển xâm thực khoảng 200m. Đoạn cửa Lấp - Phước Tỉnh (H. Long Điền), do việc khai thác cát ở P.12, TP.Vũng Tàu đã làm mất cân bằng bùn, cát, tạo ra những hố sâu nên khi thủy triều xuống làm dòng chảy mang cát từ trong bờra biển để bù lấp vào các hố này khiến bờ bị xói lở nhanh. Cụ thể ở hình 2–4.

Hình 2- 3:Sơ đồ biến động đường bờ tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu giai đoạn 1965-1989- 2009 (Nguồn: Sở KHCN Vũng Tàu, 2012)

Hình 2- 4: Biển làm sạt lở nhiều bãi cátở khu vực phường 12 TP, Vũng Tàu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất giái pháp chỉnh trị bờ biển khu vực cửa lấp tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)