Hiện trạng sản xuất bột dong tại xã Tứ Dân

Một phần của tài liệu Bài luận giải pháp kinh tế giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất và chế biến bột dong xã tứ dân huyện khoái châu tỉnh hưng yên (Trang 35 - 39)

Sản xuất bột dong là nghề đã có từ xa xưa của người dân tỉnh Hưng Yên. Từ những cánh đồng trù phú ven đê sông Hồng, người dân trồng nên những cánh đồng cây dong riềng bát ngát. Tại xã Tứ Dân người dân lao động đã đem củ dong ấy chê biến ra loại tinh bột trắng mịn, cung cấp cho thị trường các nơi và nghề trồng dong đã trở thành nghề truyền thống của người dân nơi đây. Từ kinh nghiệm trồng củ dong tới kinh nghiệm chế biến bột đều được truyền từ đời này sang đời khác cho tới ngày nay. Công nghệ sản xuất ngày càng được cải tiến, phát triển theo thời gian, cho ra năng suất và chất lượng bột cao hơn.

Trước kia thị trường tiêu thụ bột chính của xã Tứ Dân là làng nghề miến Lại Trạch, tuy nhiên hiện nay thị trường tiêu thụ bột đã mở rộng hơn, ra ngoài tỉnh như Hải Dương, Hà Tây, Hà Nội cho thấy thị trường tiêu thụ bột ngày càng được mở rộng và nghề làm bột đang là nghề mang lại kinh tế cho người dân nơi đây.

Lao động trong sản xuất bột dong

Lao động là yếu tố chủ quan hết sức quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất. Hàng năm hoạt động sản xuất bột ở xóm Đường xã Tứ Dân thu hút khoảng 400 lao động, tương ứng với khoảng trên dưới 10.000 công lao động. Bình quân mỗi lượt chế biến cần 4-7 lao động đòa củ, và 3 lao động chế biến . Do vậy lao động làng nghề không thể đáp ứng nhu cầu sản xuất. Lượng lao động khá lớn từ các thôn, xã bên cạnh tham gia vào hoạt động sản xuất.

Với khả năng thu hút lao động tốt, sản xuất bột đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội địa phương. Hầu hêt người dân nôi đây và các làng lân cận đều có việc làm khá ổn định và mức thu nhập khá. Qua điều tra cho thấy các thôn bên cạnh như Toand Thắng, Mạn Xuyên, Năm Mẫu… đều là những thôn cung cấp lao động chính cho các cơ sở sản xuất miến. Đây là công việc làm phụ thêm ngoài công việc chính là canh tác rau màu và trồng cây của họ. Từ chỗ thu nhập ổn định, nâng cao mức sống của người dân thì những vấn đề xã hội phức tạp như cờ bạc, nghiện hút… cũng được hạn chế và đẩy lùi.

Tuy nhiên chất lượng và trình độ của loa động còn rất thấp chủ yếu là lao động tư do, lao động phổ thông, còn lao động lành nghề thì chiếm tỷ lệ rất nhỏ, vì thế mà chất lượng và năng suất chưa cao.

Vốn đầu tư sản xuất

Qua điều tra PRA tại Tứ Dân, kết quả thu được là: Vốn là vấn đề khó khăn được đặt lên hàng đầu.

Hiện tại thì các cơ sở chưa tiếp cận được với nguồn vốn nhà nước. Không phải vốn không đủ để duy trì sản xuất, mà vốn không đủ để phát triển mở rộng sản xuất theo nhu cầu của người dân và chưa đảm bảo tốt nhất

36

cho quá trình sản xuất. Có vốn họ sẽ giải quyết được những vấn đề khó khăn như tích trữ nguyên liệu, mở rộng sản xuất, mặt bằng sản xuất, cải tiến công nghệ , nhưng nếu như có vốn rồi họ có đầu tư vào xử lý chất thải hay không? Đó là một điều chưa chắc chắn.

Số hộ sản xuất

Tỷ lệ % Tổng số hộ sản xuất(hộ) Số hộ đi vay (hộ)

45 26 57,78

Bảng 3.5. Tỷ lệ hộ vay vốn sản xuất.

Nguồn: Điều tra phỏng vấn.

Cần (triệu đồng)

Tự có Đi vay( triệu đồng) Tỷ lệ%

Số tiền (triệu đồng)

Tỷ lệ

%

Ngân hàng Các tổ chức xã hội

Bạn bè họ hàng

Vay ngân hàng

Các tổ chức xã hội

Bạn bè họ hàng

4.733,600 2.886,600 61 470 42 1335 25,45 2,27 72,28

Bảng 3.6. cơ cấu vốn sản xuất của các hộ sản xuất bột dong.

Nguồn: Điều tra phỏng vấn

Qua hai bảng cơ cấu vốn của các hộ chế biến bột nêu trên ta thấy nguồn vốn của cá hộ chủ yếu là tự có chiếm 61%. 39% còn lại là đi vay, tuy nhiên đi vay hầu hết là từ bạn bè, họ hàng( 72,28%) còn lại từ ngân hàng và các tổ chức xã hội ( chỉ 27,72%). Điều này cho thấy lượng vốn thiếu là rất lớn nhưng hầu hết không được các ngân hàng chính sách nhà nước đáp ứng, một phần là không có sự quan tâm của nhà nước, một phần do chính sách chỉ cho cacs hộ nghèo vay để mở rộng sản xuất, hơn nữa tgur tục vay rất rườm rà, phức tạp, nên người dan khó tiếp cận được với nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước.

Công nghệ sản xuất

Trong những năm gần đây tốc độ đầu tư để đổi mới công nghệ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm diễn ra khá nhanh. Tuy nhiên quá trình đầu tư đổi mới khoa học còn mang tính chắp vá thiếu đồng bộ, công nghệ sản xuất chỉ tập trung đổi mới ở một số khâu, một số quy trình nhằm giảm bớt sức lao động, tạo ra năng suất cao (như máy rửa, máy nghiền, máy khuấy …) Mặt khác do hạn chế về mặt bằng sản xuất và nguồn vốn nên đầu tư công nghệ cho sản xuất còn nhỏ lẻ mang tính công đoạn, nhìn chung còn lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình hiện nay.

37

Đặc biệt, hiện làng nghề hầu như chưa có sự đầu tư công nghệ cho vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Lượng nước thải và bã thải hàng năm rất lớn nhưng không qua xử lý mà thải trực tiếp vào các kênh mương rồi đổ vào sông Từ Hồ- Sài Thị và sông Tây Tân Hưng, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

38 3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.1.1. Số liệu thứ cấp

- Bao gồm sách, báo, tạp chí khoa học, mạng internet, các đề tài nghiên cứu có liên quan tới khu vực và vấn đề nghiên cứu đã được xuất bản.

- Thu thập từ các số liệu thống kê của các cơ quan chức năng như Ủy Ban Nhân dân xã cùng một số phòng ban khác.

Mục đích của phương pháp này là hệ thống hoá các tài liệu, số liệu theo định hướng nghiên cứu, đồng thời phân tích đánh giá những tài liệu sẵn có, chọn lọc đối với sản xuất và chế biến bột dong tại địa phương, đặc trưng nhất những số liệu, những nhận xét phù hợp nhất về điều kiện tài nguyên, kinh tế và môi trường trong khu vực nghiên cứu.

3.2.1.2. Số liệu sơ cấp

- Chọn 60 hộ trồng củ dong và chế biến bột dong ở hai thôn Phương Đường và Phương Trù xã Tứ Dân để phỏng vấn bảng hỏi về sản xuất và chế biến bột dong, các yếu tố ảnh hưởng khác .

- Thu thập số liệu, thông tin liên quan đến phát triển làng nghề, ô nhiễm làng nghề và các hoạt động bảo vệ môi trường của làng nghề thông qua khảo sát, điều tra.

- Thu thập số liệu, tài liệu liên quan đến tình hình phát triển sản xuất và các hoạt động về giữ gìn vệ sinh môi trường, tình hình thực hiện luật bảo vệ môi trường, các quy định, quy chế về công tác bảo vệ môi truờng của tỉnh.

3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Chọn điểm nghiên cứu là 2 thôn Phương Đường và Phương Trù của xã Tứ Dân vì:

- Đây là 2 xã có truyền thống hơn 60 năm trong nghề trồng và chế biến bột dong.

- Hiện nay tình trạng ô nhiễm do chế biến bột dong tại địa phương này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới dân cư trong xã và khu vực lân cận, cần có hướng giải quyết nhanh chóng và thực tế.

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này dùng để phân tích tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn nghiên cứu và thực trạng về ô nhiễm do phát triển sản xuất bột dong gây ra.

3.2.4. Phương pháp PRA

 Phỏng vấn: lập bảng hỏi và phiếu điều tra, xuống hộ dân hỏi và ghi chép.

39

 Phương pháp bản đồ

- Bản đồ xã hội: Phương pháp này giúp cho việc xác định về mặt không gian các vị trí sản xuất bột dong lớn trên địa bàn xã Tứ Dân.

- Sơ đồ Venn: Tiến hành xây dựng bản đồ VENN xác định hiện trạng môi trường của địa phương và xây dựng các kế hoạch, chương trình quản lý chất thải của làng nghề có sự tham gia của cộng đồng.

3.2.5. Phương pháp quan sát thực địa

Bằng phương pháp quan sát thực tế và phương pháp quan sát ngoài thực địa qua hình ảnh.

3.2.6. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia

Trong quá trình thực hiện đề tài, có tham khảo ý kiến của các chuyên gia về các vấn đề có liên quan đến môi trường của các làng sản xuất bột dong, các ý tưởng và giải pháp quản lý có tính khả thi.

Một phần của tài liệu Bài luận giải pháp kinh tế giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất và chế biến bột dong xã tứ dân huyện khoái châu tỉnh hưng yên (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)