Thực trạng quản lý môi trường và ý thức bảo vệ môi trường của các hộ sản xuất

Một phần của tài liệu Bài luận giải pháp kinh tế giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất và chế biến bột dong xã tứ dân huyện khoái châu tỉnh hưng yên (Trang 45 - 48)

4.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường

4.1.3. Thực trạng quản lý môi trường và ý thức bảo vệ môi trường của các hộ sản xuất

Chính sách bảo vệ môi trường của xã

Để quản lý tốt các vấn đề môi trường đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ chuyên trách, có kiến thức hiểu biết về đặc điểm của môi trường khu vực, nắm được các quy luật của tự nhiên và kinh tế

46

xã hội, từ đó có thể thấy các mối liên hệ tác động lẫn nhau giữa chúng thì mới có thể giải quyết tốt các vấn đề xung đột môi trường trong quá trình phát triển.

Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ cán bộ môi trường của Dương Liễu nhìn chung còn rất mỏng.

Trách nhiệm quản lý trực tiếp về vấn đề môi trường được giao cho bên xã đội với vai trò kiêm nhiệm. Như vậy tinh thần trách nhiệm trong công việc không cao, hơn nữa lại thiếu các kỹ năng chuyên môn, gây nhiều khó khăn cho việc bảo vệ và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho làng nghề.

Hộp 4.1. Ý kiến của cán bộ xã về việc xử lý rác thải trong sản xuất bột:

Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Đình Trọng, Chủ tịch xã Tứ Dân cho biết: Vừa qua, xã Tứ Dân cũng được chọn làm điểm về xử lý rác thải từ chế biến dong riềng do Trung tâm môi trường nông thôn thuộc Hội nông dân Việt Nam thực hiện nhưng kết quả mang lại không mấy khả quan. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chúng tôi đã vận động bà con địa phương phối hợp với đoàn thanh niên tiến hành nạo vét những tuyến kênh mương bao quanh làng, xã để giảm ứ đọng nguồn nước nhưng đây chỉ là giải pháp mang tính tạm thời.

Ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng

Một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đối với vấn đề ô nhiễm môi trường của các làng nghề hiện nay là ý thức bảo vệ môi trường của toàn thể cộng đồng. Đây cũng là một khó khăn chung của nhiều nơi chứ không riêng gì Tứ Dân.

Trước hết phải kể đến là khó khăn về trình độ của người lao động. Đây là những người trực tiếp tham gia sản xuất và trực tiếp tạo ra lượng thải đối với môi trường. Nếu họ nhận thức được sức chứa của môi trường là có hạn và nhận thấy được hậu quả của việc môi trường bị ô nhiễm thì họ sẽ có ý thức hơn trong việc kiểm soát lượng thải của mình. Song, hiện nay các lao động trực tiếp tham gia sản xuất tại làng nghề đa số mới có trình độ phổ thông, thậm chí hết trung học, họ cũng ít được tham gia các chương trình tuyên truyền về vấn đề sản xuất với môi trường, bởi vậy việc xả thải bừa bãi cũng là điều không tránh khỏi.

Sau đó là ý thức của cộng đồng nói chung, họ là tác nhân mà cũng là nạn nhân của vấn đề ô nhiễm môi trường. Song, dường như việc ô nhiễm môi trường vẫn còn đang ở rất xa cuộc sống của chính họ.

47

Qua kết quả phỏng vấn trực tiếp và bằng các phiếu điều tra cá nhân tại Tứ Dân vừa qua cho thấy rằng:

- Cộng đồng hoàn toàn nhận thức được vấn đề ô nhiễm hiện tại của làng nghề.

- Về phía những người không sản xuất có hai ý kiến: Bức xúc về việc xả thải và cũng có ý kiến thông cảm với người sản xuất.

- Về phía những người sản xuất thì họ cũng nói nước thải bẩn, bốc mùi hôi thối khó chịu nhưng họ cho rằng đó là tình trạng chung của cả làng, không có cách nào khác là xả thải như hiện tại.

- Về phía một số cán bộ địa phương thì phản ứng cũng khá bức xúc với vấn đề ô nhiễm song cũng không có vốn để đầu tư cho các giải pháp cải thiện môi trường, đồng thời cho rằng có rất nhiều đoàn về nghiên cứu, khảo sát song đến nay vẫn chưa có giải pháp nào là khả thi và xu hướng vẫn thụ động vào sự giải quyết từ cấp trên.

- Về tác hại của ô nhiễm: Hầu hết mọi người đều nhận thấy môi trường ô nhiễm, song về tác hại của nó thì dường như cộng đồng chưa đánh giá ở mức độ rất nguy hiểm nên nảy sinh tâm lý “sản xuất và sống chung với ô nhiễm”.

- Được hỏi về giải pháp cải thiện môi trường làng nghề, cũng có nhiều ý kiến khác nhau: Đa phần các ý kiến đều theo chiều hướng trông chờ vào sự giải quyết của nhà nước, của cấp trên.

Hầu hết các giải pháp mà họ cho rằng khả thi nhất là hỗ trợ vốn để các hộ sản xuất đầu tư công nghệ, nhưng nếu như có thêm vốn thì liệu họ có đàu tư vào xử lý chất thải hay không thì chưa chắc chắn. Tuy nhiên vấn đề lo ngại nhất của người sản xuất là nguồn vốn và không được nằm trong đối tượng quy hoạch.

Nhìn chung, qua các ý kiến cho thấy cộng đồng có nhận thức được thực trạng ô nhiễm, song chưa thấy hết được mức độ nguy hại của tình trạng này. Đa phần vẫn đặt lợi ích kinh tế lên trên hết, và biện hộ cho sự xả thải bừa bãi bằng khó khăn về kinh tế, về nguồn vốn, về thực trạng chung của toàn xã và sự giải quyết của các cấp trên. Tư tưởng của họ như là chấp nhận “sản xuất và sống chung với ô nhiễm” cho tới khi nào nhà nước có cách giải quyết tốt hơn. Nhưng xét về nhiều góc độ cũng cần lưu ý rằng, người sản xuất đa số còn hạn chế về trình độ, họ chủ yếu là các lao động phổ thông và sản xuất theo kinh nghiệm thực tế là chính, vì thế họ thiếu một cái nhìn tổng thể đối với các vấn đề kinh tế xã hội và môi trường. Trong khi nhu

48

cầu cuộc sống lại tăng lên không ngừng, vì vậy rất khó có thể thuyết phục họ sản xuất gắn với bảo vệ môi trường trong giai đoạn này mà chưa có những giải pháp cân đối giữa kinh tế, xã hội và môi trường.

Một phần của tài liệu Bài luận giải pháp kinh tế giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất và chế biến bột dong xã tứ dân huyện khoái châu tỉnh hưng yên (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)