Nguồn gây ô nhiễm từ sản xuất

Một phần của tài liệu Bài luận giải pháp kinh tế giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất và chế biến bột dong xã tứ dân huyện khoái châu tỉnh hưng yên (Trang 39 - 44)

4.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường

4.1.1. Nguồn gây ô nhiễm từ sản xuất

Hoạt động sản xuất phi nông nghiệp của các hộ gia đình xã Tứ Dân chủ yếu là chế biến bột dong, nguyên liệu là củ dong do các hộ trồng hoặc thu mua. Mặt khác, sản xuất chê sbieens bột dong ở đây vẫn mang tính chất nhỏ lẻ, phân tán. Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là theo hộ gia đình, cơ sở sản xuất đặt tại khu nhà ở, chưa có hệ thống phân loại nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt.

Các hoạt động chế biến bột dong chính bao gồm: việc rửa, bóc, tách vỏ nguyên liệu; nghiền, xay củ dong; ngâm, ủ, lọc bột dong, vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm… Bởi vậy, đối với chất thải rắn chủ yếu là các loại bã dong; vỏ dong kèm với đất cát. Đối với nước thải, đặc trưng là có hàm lượng hữu cơ cao, thể hiện qua lượng BOD (là lượng oxy cần thiết để oxy hoá một phần các hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ bởi vi sinh vật), COD(lượng oxy cần để oxy hoá toàn bộ các chất hoá học trong nước, trong khi đó) trong nước thải lớn hơn hàng chục lần, hàng trăm lần so với tiêu chuẩn cho phép.

Tại các hộ gia đình sản xuất bột dong ở xã Tứ Dân, công nghệ khoa học ứng dụng trong sản xuất chủ yếu chỉ dừng lại ở việc nâng cao năng suất, giảm thiểu lao động nhưng còn mang tính chắp vá, nhỏ lẻ, theo từng công đoạn (như máy rửa, bóc vỏ nguyên liệu; máy khuấy trộn bột) mà chưa có sự đầu tư đồng bộ. Hơn nữa chủ yếu là các máy móc được mua lại, đã dùng lâu năm không cải tạo.

Cả làng chưa có bất cứ sự đầu tư máy móc nào nhằm giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường. Do

40

đó, hiệu suất của nguyên liệu không cao, đồng nghĩa là khối lượng thải lớn, lại không được xử lý trước khi thải vào môi trường nên gây ô nhiễm là điều tất yếu.

Hơn nữa, do thiếu mặt bằng cho sản xuất nên hàng trăm tấn nguyên liệu củ dong, bã nghiền được chất đống ở khu vực đường đi… làm mất vệ sinh môi trường.

Bảng 4.1. Hiệu suất nguyên liệu của hoạt động sản xuất bột dong.

Các hoạt động sản

xuất Đầu vào

Đầu ra

Sản

phẩm Dòng thải Hiệu suất

Nguyên liệu Nguyên

liệu Lượng Sản

phẩm Lượng Nước m3 Rác thải rắn Khí Dong

củ

1000 kg Sx

tinh bột dong

Nước 14,2 m3

Tinh bột dong (W 50%)

290

kg ~ 25 m3 Đất cát, vỏ (100kg)

Mùi chua của bột ngâm, bã dong

29 %

Điện 1,45 Kwh

- Mang theo 54 kg bột hòa tan

Bã dong ướt (800 kg)

Xỉ than khô 30 kg

Bột đen 75% (120kg) Xỉ than ướt (50kg) Nguồn: Đặng Kim Chi, 2005 và kết quả phỏng vấn.

Việc vận chuyển các nguyên liệu và sản phẩm bằng nhiều loại phương tiện khác nhau (có xe cải tiến, xe gắn máy, xe kéo gắn máy, xe ô tô…) cũng làm cho nồng độ các chất trên và nồng

41

độ bụi tăng cao. Nhất là vào mùa vụ sản xuất chính (thời điểm từ tháng 9 đến tháng 12 âm lịch), sự ô nhiễm không khí có biểu hiện khá rõ.

Tác nhân gây ô nhiễm lớn nhất đối với xã Tứ Dân hiện nay là từ sản xuất tinh bột dong. Với nguyên liệu là từ dong củ, qua sơ chế, nghiền nhỏ, ngâm ủ, lọc tách rồi lấy bột dong cung cấp cho cơ sở chê biến trong làng và xuất đi các vùng khác, còn chất thải là lượng bã dong lớn cùng một khối lượng nước thải khổng lồ không được xử lý kịp thời đã và đang là vấn đề nan giải cho vùng.

42

* Quy trình sản xuất tinh bột dong

Sơ đồ 4.1. Công nghệ chế biến tinh bột dong Dong (1000kg)

Nước củ, dong củ

Xay, nghiền Rửa, bóc vỏ

Lọc, tách bã

Lắng, tách bột

Rửa bột

Làm khô

Vỏ, tạp chất

Nước thải Nước sạch, điện

Điện (2.5K )

Nước sạch, điện Bã dong

(400 – 500kg)

Bột đen (60 – 100kg)

Bột thành phẩm Xỉ khô (30kg)

Nước sạch, điện

Xỉ ướt (50kg) Nước thải

Nguồn: Đặng Kim Chi, 2005

43

Sơ đồ 4.2. Cân bằng vật chất trong chế biến tinh bột dong.

Nguồn: Đặng Kim Chi, 2005.

Như vậy định mức thải cho 1 tấn tinh bột dong thành phẩm khoảng 1,7 tấn bã dong (thải trực tiếp cùng nước thải), 0,3 tấn vỏ, đất cát; cùng với khoảng 45-47m3 nước thải (rửa củ, lọc tách bột, rửa bột, rửa thiết bị) [Đặng Kim Chi, 2005].

Trong những năm gần đây số hộ chế biến bột tại xã Tứ Dân giảm đi, từ hơn 200 hộ năm 2008 xuống còn 45 hộ năm 2011, tập trung tại hai thôn Phương Đường và Phương Trù. Tuy nhiên quy mô sản xuất của các hộ lại tăng lên vì thế sản lượng bột hàng năm vẫn tăng lên. Mà sản xuất bột sắn là nguồn tạo ra chất thải rất lớn, để tạo ra một tấn tinh bột dong thành phẩm cần tới 3,3 tấn dong củ, đồng thời thải ra 2 tấn bã, rác thải và 41 m3 nước. Lượng thải này chiếm tới 88% rác thải và 96% tổng lượng nước thải trong sản xuất của toàn xã.

Bảng 4.2. Tổng lượng nước thải và rác thải từ sản xuất bột dong.

Sản lượng (tấn)

Rác thải rắn (tấn)

Nước thải (m3)

1100 2271,5 50000

Dong củ 1 tấn (100%)

Bột nghiền 0,9 tấn (90%)

Tinh bột 0,3 tấn (30%) Theo nước thải

0,1 tấn (10%)

Bã dong 0,5 tấn (50%) Vỏ, đất, cát xả ra 0,1 tấn (10%)

44

Mặt khác, công nghệ xử lý chất thải tại xã hiện nay chưa có nên hậu quả là môi trường phải gánh chịu gần như toàn bộ lượng thải trên. Hằng năm, cứ đến mùa sản xuất tinh bột dong giềng là xã Tứ Dân lại thải ra hàng ngàn khối nước bị ô nhiễm nặng xuống các dòng sông chảy qua 25 xã trong toàn tỉnh. Bã thải còn trải dài trên đường làng ngõ xóm của xã và nếu đứng từ cách đó 1km cũng có thể ngửi hôi thối đến ngạt thở. Hai con sông Từ Hồ – Sài Thị và sông tây Tân Hưng ngày ngày “đón nhận” một lượng lớn nước thải từ đây và hậu quả là dòng nước đang dần biến sang màu đen kịt, đặc sệt và bốc mùi. Người dân xã Tứ Dân còn “hồn nhiên”

lấy bã dong giềng đắp lên tường nhà và đắp những đống bã thải lớn trước cửa nhà. Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đường làng ngõ xóm ngập ngụa vừa bã thải của dong giềng vừa nước thải. Một phần cũng do nông dân không có tập quán sử dụng bã thải làm phân ủ nên lượng bã thải này là nguyên nhân gây ra mùi hôi thối rất khó chịu, vì trong bã thải có hàm lượng tinh bột lớn. Nước thải với màu đen sẫm, mùi hôi chua nồng nặc, kèm theo đó hàm lượng huyền phù vượt quá TCCP hàng chục lần, BOD, COD vượt quá TCCP hàng chục, hàng trăm lần. Nhất là hàm lượng vi khuẩn rất lớn, là nguyên nhân ủ mầm bệnh cho chính làng nghề và các vùng lân cận.

Một phần của tài liệu Bài luận giải pháp kinh tế giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất và chế biến bột dong xã tứ dân huyện khoái châu tỉnh hưng yên (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)