Lịch sử hình thành và phát triển TTGDTX tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu skkn quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh đồng nai (Trang 20 - 24)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO TẠI

2.2. Lịch sử hình thành và phát triển TTGDTX tỉnh Đồng Nai

Trung tâm GDTX Tỉnh Đồng Nai được thành lập năm 1996 theo quyết định số 375/QĐ.UBT ngày 13/02/1996 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy chế của Bộ giáo dục và đào tạo.

Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm là tổ chức các hoạt động đào tạo không chính qui cho các đối tượng công chức, người lao động và mọi thành phần xã hội có nhu cầu học tập. Cụ thể GDTX tỉnh Đồng Nai có những chức năng nhiệm vụ trong tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục: chuyển giao công nghệ; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm: chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ứng dụng, công nghệ thông tin - truyền thông; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ;

giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Và điều tra nhu cầu học tập trên địa bàn, xác định nội dung học tập, đề xuất với sở giáo dục và đào tạo, chính quyền địa phương việc tổ chức các chương trình và hình thức học phù hợp với từng loại đối tượng.

Công tác quản lý và công tác chuyên môn tại Trung tâm GDTX Tỉnh Đồng Nai luôn được coi trọng, đặc biệt chú ý đến hoạt động thi đua học tốt của học viên. Cơ sở vật chất và trang thiết bị được đầu tư phục vụ tốt cho việc nâng cao chất lượng giáo dục. Cán bộ, giáo viên, công nhân viên của Trung tâm có nhiều kinh nghiệm và nhiệt tình trong công tác nên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Với những khả năng và kinh nghiệm của gần 20 năm không ngừng phát triển, với tính phù hợp và hiệu quả cao trong công tác giảng dạy và đào tạo của mình, Trung tâm đã luôn có được sự tin cậy của phụ huynh và học viên. Đây chính là yếu tố tạo nên một vị trí chủ đạo của Trung tâm ở trong Tỉnh cũng như các tỉnh lân cận với tốc độ phát triển ngày càng cao của Trung tâm qua các năm. Trung tâm đã và đang thực hiện trách nhiệm với sứ mạng là "Trung tâm học tập của mọi người" để trang bị cho các học viên một nền tảng kiến thức vừa đủ để bước vào đời và tiếp tục học tập sau này. TTGDTX Tỉnh Đồng Nai ngày càng hoàn thiện bản thân về cơ sở hạ tầng, đội ngũ nhân lực và quan trọng nhất là trong định hướng phát triển của Trung tâm luôn tập trung cho chất lượng dạy – học.

2.2.2 Cơ sở vật chất

Qua thời gian hoạt động cơ sở vật chất của TTGDTX tỉnh Đồng Nai được xây dựng và hoàn thiện qua các thời kỳ. Hiện nay cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy học

của Trung tâm gồm đầy đủ các công trình, phương tiện như phòng học, giảng đường, hội trường, phòng làm việc của GV, thư viện, máy tính và xe di chuyển. Cụ thể:

+ Phòng học: 12 phòng (50-60 chỗ ngồi)

+ Giảng đường: 06 giảng đường phòng (100-150 chỗ ngồi) + Hội trường: 01 hội trường (250 chỗ ngồi)

+ Số phòng làm việc: 7 phòng + Thư viện: 1 phòng

+ Số đầu máy vi tính: 120 máy

+ Xe cộ : 1 xe 7 chỗ đưa đón GV từ TP. Hồ Chí Minh

Trung tâm hiện có diện tích gần 5.500m2, với các hạng mục: khối lớp học (4 tầng), khối giảng đường (4 tầng), khối hành chính (3 tầng), sân thể dục - thể thao, nhà để xe cùng các công trình phụ khác. Tổng kinh phí dự án đầu tư cho Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh gần 100 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng cơ bản là hơn 62,5 tỷ đồng. Công trình đã phục vụ cho mục đích mở rộng quy mô đào tạo cho Trung tâm trong đó một phần không nhỏ sử dụng có mục đích đào tạo các khóa liên kết với các trường TCCN, cao đẳng, đại học trong nước.

Với cơ sở vật chất và trang thiết bị như trên, TTGDTX tỉnh Đồng Nai đáp ứng đủ năng lực cho công tác đào tạo các chương trình mà ngành giáo dục giao cho và còn có khả năng tổ chức các lớp liên kết đào tạo chuyên ngành với các trường trung cấp chuyên nghiệp, học viện, trường cao đẳng, trường đại học theo các hình thức giáo dục chính quy, vừa làm vừa học và văng bằng 2.

2.2.3 Tình hình nhân sự

TTGDTX tỉnh Đồng Nai tuân thủ về quy định nhận sự cấp cao của quy chết tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên. Hiện Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Đồng Nai có 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. Gần 20 cán bộ, giáo viên, chuyên viên. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Đồng Nai gồm có phòng tổ chức hành chính, phòng quản lý đào tạo, tổ tạp vụ và tổ bảo vệ. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các phòng, tổ này do giám đốc Trung tâm quy định và phù hợp với năng lực chuyên môn cũng nhưc các quy định pháp luật khác.

Để đáp ứng nhu cầu của công tác mở rộng hoạt động giáo dục và đào tạo tại Trung tâm và sự mở rộng hiện có về cơ sở hạ tầng (thành lập cơ sở mới) TTGDTX Tỉnh Đồng Nai đang tiến hành xem xét và tuyển dụng thêm các vị trí mới như giáo viên, chuyên viên, kỹ thuật viên, kế toán… để vận hành cơ sở cũng như tạo tiền đề phụ vụ và mở thêm các lớp liên kết đào tạo với các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học trong và ngoài nước.

Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức (Nguồn: P. Tổ Chức Hành Chính) 2.2.4 Tình hình liên kết đào tạo của TTGDTX tỉnh Đồng Nai

Với nội lực của mình kết hợp với nhu cầu học tập của xã hội thì TTGDTX Tỉnh Đồng Nai đã xem vấn đề liên kết đào tạo ở những trình độ cao hơn với với các trường đại học có uy tín trong và ngoài nước là một xu hướng tất yếu. Liên kết đào tạo mang đến những lợi ích thiết thực là vừa mang lại lợi nhuận cho Trung tâm, vừa đáp ứng nhu cầu của người học. Vì thế, hiện nay TGDTX Tỉnh Đồng Nai đã thực hiện chương trình liên kết đào tạo với rất nhiều trường như ĐH Đà Lạt, ĐH Nông - Lâm TP. Hồ Chí Minh, ĐH Kinh tế-Luật TP. HCM, ĐH Tây Nguyên, ĐH Mỏ - Địa chất Hà Nội.

Và danh sách này có thể còn mở rộng vì Trung tâm hiện đang trong quá trình thương lượng với một số đối tác giáo dục khác để mở thêm các lớp liên kết đào tạo sau khi có được kinh nghiệm thực hiện ở một số ngành hiện tại.

Với tốc độ phát triển của các lớp liên kết đào tạo như hiện nay thì sự phát triển của cơ sở hạ tầng của Trung tâm (sau khi cơ sở mới đi vào hoạt động) đã đáp ứng được nhu cầu của hoạt động này, tuy nhiên về số lượng giáo viên và nguồn nhân lực nói chung còn có một số hạn chế, chưa đáp ứng đủ yêu cầu trong thời gian ngắn. Vì thế trong thời gian này Trung tâm phải phối hợp với một số trung Trung tâm khác trên địa bàn tỉnh để đám bảo chất lượng của hoạt động liên kết.

P GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC

Phòng tổ chức

hành chính

Phòng quản lý đào tạo

Tổ tạp vụ P GIÁM ĐỐC

Tổ bảo vệ

TT Trường Đào tạo

& cấp bằng TT Lớp Ngành học Học tại trúng tuyển

NĂM HỌC

SỈ SỐ hiện nay

ĐANG THỰC HIỆN

1 ĐH

ĐÀ LẠT

1 Luật K35 Trung tâm 101 2011-2015 84 HK 6

2 Luật K36 Trung tâm 78 2012-2016 77 HK 5

3 Luật K37 Trung tâm 83 2013-2017 69 HK 3

4 Luật K38 Trung tâm 109 2014-2018 109 HK 2

2 ĐH

NÔNG - LÂM TP. HCM

5 BÁC SĨ THÚ

Y Trung tâm 69 2014-2019 69 HK 2

6 Nông học K3 TTDN Xuân Lộc 60 2011-2015 50 HK 6 7 Chăn nuôi K3 TTDN Xuân Lộc 59 2011-2015 45 HK 6

3 ĐH

TÂY NGUYÊN 8 BÁC SĨ THÚ

Y K2 TTDN Định Quán 83 2011-2016 70 HK 5

4 ĐH TRÀ VINH

9 Luật học K1 GDTX Long Khánh 114 2012-2016 89 HK 4

10 Kế toán VB2 GDTX Xuân Lộc 35 2013-2015 32 HK 3

5

ĐH

LAO ĐỘNG - XÃ HỘI (CS II)

11 Công tác Xã

hội K1 Trung tâm 87 2013-2017 77 HK 3

6 ĐH KINH TẾ - LUẬT TP.HCM

12 Luật - Kinh tế

VB2 Trung tâm 114 2013-2016 109 HK 3

13 Luật - Dân sự

VB2 Trung tâm 112 2014-2017 91 HK 1

7 ĐHSP TP HỒ

CHÍ MINH 14 CN GD ĐẶC

BIỆT (VB2) Trung tâm 32 2014-2015 32 HK2 8 ĐH MỎ- ĐỊA

CHẤT Hà Nội 15 KHAI THÁC

MỎ K56 Trung tâm 54 2011-2015 45 HK7

9 ĐH MỞ

TP.HCM

16 Kinh tế - Luật

(Từ xa) GDTX Nhơn Trạch 98 2013-2017 91 HK4 17 Luật - Kinh tế

(Bằng 2) GDTX Nhơn Trạch 17 2013-2016 17 HK4 10

Trung cấp Phương Nam, Đắc Nông

18 Trung cấp

Dược K2 TTDN Xuân Lộc 30 2014-2016 30 HKI

TỔNG SỐ HV, SV 1325 1186

Bảng 2.2: Các lớp liên kết đào tạo Đại học và THCN tại Trung tâm, tháng 4/2015 Hiện nay Trung tâm đang liên kết với 9 trường Đại học và 1 trường THCN trong nước (bảng 2.2) với 17 lớp đào tạo các chuyên ngành khác nhau. Mười lớp ĐH được học tập tại Trung tâm, ba lớp đặt tại Trung tâm dạy nghề (TTDN) huyện Xuân Lộc (Gồm hai lớp ĐH và một lớp Trung cấp), một lớp ĐH đặt tại TTGDTX thị xã Long Khánh, một lớp đặt tại TTDN huyện Định Quán. Với sự liên kết đào tạo này sau khi kết thúc các khóa học Trung tâm có thể đào tạo hơn một nghìn học viên các ngành.

2.2.5 Thành tựu đạt được

Với nỗ lực của tập thể cán bộ giáo viên của TTGDTX tỉnh Đồng Nai, ngay từ những năm đầu thành lập cán bộ, giáo viên, nhân viên của Trung tâm đã nhận thức rõ vị trí, vai trò của mình trong hệ thống giáo dục, nhất là trong việc nâng cao dân trí đáp ứng nhu cầu học tập cho mọi tầng lớp nhân dân. Bằng tinh thần đoàn kết vượt qua chính

mình của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, Trung tâm ngày càng mở rộng quy mô đào tạo, tiến hành dạy thêm một số ngành nghề mới.

Thời gian qua Trung tâm GDTX tỉnh Đồng Nai đã tổ chức quản lý học viên có chất lượng và hiệu quả, đồng thời giúp học viên có sự nhìn nhận rõ nét hơn về định hướng nghề nghiệp cho bản thân sao cho phù hợp với năng lực bản thân và thị trường lao động của tỉnh trong thời kỳ CNH-HĐH. Trung tâm luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao về chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục thường xuyên như chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ;

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ;

Chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm Vừa làm vừa học; văn bằng 2...

Trong những năm gần đây, Trung tâm GDTX tỉnh Đồng Nai đã đi vào ổn định và phát triển. Trung tâm đã và đang liên kết với các trường trường như ĐH Đà Lạt, ĐH Nông - Lâm thành phố Hồ Chí Minh, ĐH Tây Nguyên, ĐH Mỏ - Địa chất Hà Nội, ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM… mở các ngành nghề như: luật học, nông học, chăn nuôi, thú y, khai thác mỏ, dược… với các trình độ khác nhau và theo các hệ đạo tạo khác nhau là trung cấp chuyên nghiệp và đại học. Với sự mở rộng ngành và nâng cao chất lượng giảng dạy dẫn đến số học viên theo học ngày một đông, hàng năm Trung tâm mở từ 3 đến 4 lớp. Đa số học viên được đào tạo tại Trung tâm đã có công việc ổn định đúng với ngành nghề đã được học, nhiều người đã có thu nhập khá cao. Ngoài ra, Trung tâm còn đào tạo các lớp chuyên đề cho cán bộ địa phương, cho ngành.

Một phần của tài liệu skkn quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh đồng nai (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)