Biện pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại TTGDTX tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu skkn quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh đồng nai (Trang 36 - 40)

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH ĐỒNG NAI

3.2 Biện pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại TTGDTX tỉnh Đồng Nai

Ngoài những quy định về quản lý Nhà nước trong hoạt động liên kết giáo dục thì hình thức liên kết đào tạo thực chất là một hợp đồng liên kết “Hợp đồng liên kết đào tạo là văn bản được ký kết giữa các bên liên kết nhằm xác định quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm mà các bên thỏa thuận trong quá trình liên kết đào tạo”. Mà đã là hợp đồng thì phải có các điều khoản thực hiện được ký kết thông qua quá trình đàm phán, thương lượng. Chính vì vậy, trong phạm vi giữa hai bên liên kết việc quản lý hoạt động liên kết đào tạo cần phải thể hiện một cách rõ ràng tại giai đoạn đàm phán, thương lượng hợp đồng này bao gồm phần trách nhiệm của các bên tham gia liên kết thương lượng, các thông tin về hoạt động diễn ra trong suốt quá trình đào tạo và định phương thức, điều kiện thanh toán. Cụ thể các bên tham gia liên kết thống nhất mức thu lệ phí tuyển sinh, học phí và phí bảo hiểm (tự nguyện) theo quy định; chủ động thỏa thuận thực hiện liên kết đào tạo.

Với đơn vị chủ trì đào tạo cần chủ động xây dựng chương trình, cùng với Trung tâm phối hợp đào tạo chuẩn bị giáo giáo trình, tài liệu tham khảo, phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành, bố trí đội ngũ giảng viên và lựa chọn giảng viên của đơn vị phối hợp tham gia giảng dạy, lập kế hoạch đào tạo, tổ chức tuyển sinh, ra đề, chấm thi/kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, xét công nhận kết quả và cấp bằng tốt nghiệp cho người học theo đúng quy định hiện hành.

Với Trung tâm cần phối hợp cùng cơ sở chủ trì đào tạo chuẩn bị giáo trình, tài liệu tham khảo, phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành phục vụ các ngành liên kết đào tạo;

đề xuất cơ sở chủ trì đào tạo bổ sung vào chương trình đào tạo những nội dung phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động, nguồn nhân lực của địa phương; cử đại diện tham gia quản lý, hướng dẫn sinh viên thực tập, thảo luận, xêmina theo thỏa thuận.

Cần phải có thêm cách thức xử lý những sai phạm mà một trong hai bên không thực hiện đúng những cam kết trong quá trình thực hiện liên kết đào tạo, đây là điều mà các bên thực hiện liên kết trong thời gian qua không quan tâm hay là cố tình “lờ”

không đưa vào các hợp đồng liên kết. Việc không có biện pháp xử lý các đơn vị vi phạm dẫn đến việc còn rất nhiều sai phạm trong khi thực hiện hợp đồng liên kết mà bên thiệt hại chính là học viên, trong khi đó việc này không ảnh hưởng đến lợi ích của các bên nên không ai quan tâm và cũng chưa có các hình thức xử lý. Ví dụ như việc thầy đơn vị chủ trì đào tạo không cung cấp đủ tài liệu học tập, xây dựng chương trình học không sát với yêu cầu thực tế, đội ngũ giảng viên không đủ trình độ chuyên môn, cơ sở vật chất, thiết bị học tập hạn chế; phân công giảng dạy, hợp đồng thỉnh giảng còn lộn xộn, không nghiêm túc, một số nơi còn xảy ra tình trạng tiêu cực trong việc ra đề, chấm thi/kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện… tuy nhiên trong vấn đề này lại không thấy việc quản lý của các dịch vụ liên kết và cách thức xử lý đối với những sai phạm này.

Đề xuất của tác giả là hai bên phải thương thảo những điều khoản xử lý trong các vi phạm của cả hai bên. Thực hiện lập một quỹ chung theo tỷ lệ % của các khoản thu theo học phí đã được phân chia giữa hai bên. Tỷ lệ này có thể năm trong khoản 3%

phân chia các khoản thu theo thỏa thuận của hai bên. Quỹ này sẽ được sử dụng vào xử lý các sai phạm của cả hai bên trong quá trình thực hiện các lớp liên kết đào tạo, việc sử dụng quỹ sẽ thông qua sự giám sát của các cán bộ quản lý của cả hai bên có trách nhiệm giám sát các hoạt động, thực thi trách nhiệm của đối tác liên kết. Tất nhiên trước khi thực hiện điều này các bên phải ưu tiên biện pháp thỏa thuận và hướng dẫn giải quyết cùng nhau. Quỹ sẽ được giải ngân cho bên nộp theo đúng tỷ lệ đóng góp sau khi trừ đi các khoản xử lý do sai phạm, khoản tiền xử lý sẽ xung quỹ của Trung tâm để khắc phục sai phạm, cũng cố hình ảnh của chương trình liên kết đào tạo.

Biện pháp này sẽ thúc đẩy việc các bên tôn trọng các thỏa thuận trong liên kết giữa hai bên, nhất là đơn vị chủ trì đào tạo vì mức đóng góp của các đơn vị này cao, sẽ tích cực mang lại lợi ích cho học viên. Đối với Trung tâm thì sẽ đảm bảo được việc đáp ứng các yêu cầu theo trách nhiệm của mình, bởi sẽ không lợi gì khỉ bị xử lý các sai phạm nếu có.

3.2.2 Lựa chọn đơn vị liên kết và đối tượng tuyển sinh

Hiện nay trên cả nước có đến gần 600 trường các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp trên cả nước, trong đó có đến gần 200 đại học, học viện, chính vì thế trong việc lựa chọn đối tác liên kết đào tạo của Trung tâm rất đa dạng. Với sự chú trọng nhất trong thực hiện liên kết đào tạo là các khóa VHVL nên nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong khâu quản lý liên kết đào tạo Trung tâm cần phải lựa chọn những đơn vị có uy tín, có kinh nghiệm trong việc thực hiện liên kết đào tạo ở các hệ VHVL, đào tạo từ xa, đây là những chương trình được quan tâm và thực hiện nhiều tại Trung tâm trong thời gian qua. Bởi các đơn vị chủ trì đào tạo là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong tổ chức quá trình đào tạo như tuyển sinh, thực hiện chương trình, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, công nhận kết quả và cấp bằng tốt nghiệp vì vậy những trường có kinh nghiệm sẽ có được những giải pháp tốt thúc đẩy Trung tâm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác quản lý loại hình đạo tạo này.

Để thực việc chọn đối tác này Trung tâm cần tiến hành thực hiện đánh giá nhu cầu đào tạo của ngành, địa phương thông qua việc điều tra nhu cầu học tập dựa số liệu từ các nguồn chính thống như đã nói ở chương 2. Các nguồn chính trong tuyển dụng học viên của các lớp hệ VHVL hệ ĐH, CĐ là những học viên đã tốt nghiệp trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp chưa hoặc đang làm việc tại các tổ chức trong và ngoài nhà nước có nhu cầu nâng cao trình độ nghề nghiệp, trình độ học vấn, đây là đối tượng chính trong các lớp liên kết đào tạo mà hiện nay Trung tâm đang thực hiện. Đối với các hệ liên kết khác thì không giới hạn đối tượng tuyển sinh. Từ đây Trung tâm sẽ có được các dữ liệu cơ bản về ngành nghề đào tạo, số lượng học viên có nhu cầu theo từng ngành, những trường có thể cạnh tranh khi tuyển sinh trong vùng, và còn bao nhiêu học viên có thể sẽ tuyển sinh tại Trung tâm của mỗi ngành. Trong số các ngành có thể tuyển sinh, Trung tâm sẽ chọn ra những ngành mà mình có thế mạnh trong quản lý hoặc có nhu cầu mở rộng trong tương lai để tiến hành bước thống kê và thực hiện việc lựa chọn đơn vị chủ trì đào tạo tương ứng.

Hình 3.1: Các bước chọn đơn vị liên kết và đối tượng tuyển sinh

Từ những thông tin điều tra nhu cầu học tập trên Trung tâm sẽ tiến hành xác định mục tiêu, đối tượng các trường đại học, cao đẳng, TCCN đáp ứng được những nhu cầu đào tạo của các học viên trong vùng. Tiếp theo là liên hệ với Điều tra xu hướng và năng lực đào tạo liên kết của các trường, những yếu tố cần quan tâm của đối tác liên kết là các trường được phép mở ngành đào tạo đối với ngành dự định liên kết bằng văn bản, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt chỉ tiêu đào tạo;

đảm bảo yêu cầu về đội ngũ giảng viên (giáo viên), cán bộ quản lý, cơ sở vật chất phục

Điều tra nhu cầu học tập

Điều tra xu hướng và năng lực đào tạo liên kết

của các trường

Chủ động liên hệ, lựa chọn đối tác phù hợp, tiến hành liên kết

vụ giảng dạy theo quy định, phù hợp với mục tiêu đào tạo của khóa học. Và một điều quan trọng là các đơn vị này có kinh nghiệm trong việc thực hiện liên kết đào tạo.

Những trường này phải thuộc các trường trực thuộc BGDĐT và có uy tín trong ngành giáo dục dựa trên các tiêu chí chất lượng đào tạo là chính. Trung tâm luôn xem việc lựa chọn đối tác liên kết là điều quan trong hàng đầu vì đã có đợt tuyển sinh, sau khi xem thông báo trường đào tạo và cấp bằng, người có nhu cầu học đã không nộp hồ sơ tuyển sinh.

Từ việc xác định được việc chọn đơn vị liên kết uy tín tiếp theo Trung tâm sẽ gửi đề xuất liên kết đào tạo đến các trường mục tiêu kèm theo bản năng lực của Trung tâm, bảng kết luận điều tra về nhu cầu học tập của Trung tâm... để phục vụ trong quá trình xin phép liên kết đào tạo. Khi các đơn vị chủ trì đào tạo đồng ý thực hiện liên kết thì hai bên tiến hành thương thảo các điều khoản hợp đồng và thực hiện liên kết trong đào tạo ngành nghề đã định.

Thông qua quá trình lựa chọn đơn vị liên kết và đối tượng tuyển sinh Trung tâm có thể dự đoán được kết quả chính xác nhu cầu đào tạo của xã hội tại địa phương theo từng ngành nghề, hệ đào tạo, số lượng học viên có thể tham gia các khóa liên kết tại Trung tâm. Với một đơn vị chủ trì đào tạo có uy tín thì số lượng học viên tham gia sẽ chiếm tỷ lệ cao trong bảng điều tra dự trù mà Trung tâm đã thực hiện. Vậy nếu thực hiện việc lựa chọn đơn vị liên kết và đối tượng tuyển sinh tốt thì Trung tâm có thể đảm bảo được số lượng học viên đăng ký nộp hồ sơ với các lớp tuyển sinh mới, đảm bảo được nguồn thu từ học phí có thể đủ cho các chi phí hoạt động đào tạo, đảm bảo được chất lượng đầu ra cho học viên, bằng cấp học viên có giá trị và được nhiều cơ quan tổ chức tuyển dụng. Từ đó thu hút các học viên mới có nhu cầu đến với các lớp liên kết của Trung tâm.

3.2.3 Quản lý chặt chẽ về nội dung đào tạo, kế hoạch đạo tạo

Để thực hiện quản lý chặt chẽ về nội dung đào tạo, kế hoạch đạo tạo trong khi đơn vị chủ trì đào tạo được hoàn toàn chủ động trong việc tổ chức quá trình đào tạo trong đó có việc xây dựng chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, thiết bị học tập, thực hành; lập kế hoạch đào tạo; tổ chức tuyển sinh; phân công giảng dạy, hợp đồng thỉnh giảng; ra đề, chấm thi/kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; xét công nhận kết quả và cấp bằng tốt nghiệp cho người học đối với Trung tâm là rất khó khăn. Chính vì vậy ngay từ khi tuyển sinh, Trung tâm phải công khai chương trình toàn khóa để người học quyết định có học hay không. Kế hoạch đào tạo từng học kỳ phải được thông báo đến người học và cơ quan người học để chủ động sắp xếp việc “học – làm”.

Sau khi ký kết hợp đồng liên kết đào tạo thì với từng ngành trong hợp đồng đã thể hiện đầy đủ các thông tin về hoạt động diễn ra trong suốt quá trình đào tạo như thông tin về tuyển sinh gồm ngành nghề đào tạo; thời gian đào tạo; hình thức đào tạo;

hình thức tuyển sinh; đối tượng tuyển sinh; địa điểm đặt lớp; lệ phí tuyển sinh; học phí khoá học và các khoản phí bảo hiểm (nếu có). Thông tin về đào tạo gồm kế hoạch thực hiện chương trình đào tạo của khoá học; phân công giảng dạy, tổ chức thi, kiểm tra đánh giá, cấp bằng tốt nghiệp. Thông tin về quản lý người học gồm trách nhiệm phối hợp trong việc quản lý và thực hiện các chế độ, chính sách đối với người học; việc thu học phí, lệ phí, bảo hiểm (nếu có) và trách nhiệm đền bù thiệt hại do không thực hiện được các cam kết trong hợp đồng kiên kết.

Dựa vào bảng kế hoạch thực hiện chương trình đào tạo của khoá học; phân công giảng dạy, tổ chức thi, kiểm tra đánh giá, cấp bằng tốt nghiệp Trung tâm sẽ công khai rộng rãi trên webside của mình hoặc tại phòng Quản lý đào tạo của Trung tâm để học viên có thể tham khảo và lựa chọn. các thông tin này đã được hai bên thương thảo, trao đổi và đi đến thống nhất. Sự thay đổi trong các điều này sẽ không được quá lớn,

ảnh hưởng đến học viên, và khi có sự thay đổi sẽ được thông báo rộng rãi đến học viên để nắm bắt tình hình, sự thay đổi phải được sự chấp nhận của hai bên. Việc quản lý chặt chẽ về nội dung đào tạo, kế hoạch đạo tạo sau khi thực hiện việc này chỉ còn là việc quản lý thực hiện, để không để xảy ra sai sót hay điều chỉnh quá lớn trong quá trình đào tạo.

3.2.4 Nâng cao chất lượng cán bộ giảng viên và quản lý chặt hoạt động giảng dạy của giảng viên

Theo Điều 45 của Luật giáo dục Việt Nam, trước mắt để thực hiện tốt quản lý liên kết đào tạo thì Trung tâm cần phải thực hiện việc nâng cao chất lượng cán bộ giảng viên và quản lý chặt hoạt động giảng dạy của giảng viên để hỗ trợ đơn vị chủ trì đào tạo thực hiện một số phần trong quá trình giảng dạy mà Trung tâm có nhân lực, từ đó tích cực chủ động được một phần trong việc phân bổ giáo viên giảng dạy trong các chương trình liên kết. Trung tâm có thể thực hiện hai hình thức nhằm nâng cao chất lượng cán bộ giảng viên là thực hiện đào tạo bằng cách khuyến khích tự đào tạo hoặc cử đi đào tạo, hay tuyển dụng mới đáp ứng nhu cầu giảng dạy.

Với lực lượng hiện có thì Trung tâm có thể thực hiện khuyến khích tự đào tạo hoặc cử đi đào tạo.. Điều này có thể giúp Trung tâm cũng cố năng lực cho giáo viên tại Trung tâm vừa tạo nguồn nhân lực có trình độ để thực hiện quản lý các hoạt động của quá trình liên kết đào tạo.

Với lực lượng tuyển dụng mới thì Trung tâm chủ động đưa ra các tiêu chuẩn về trình độ nhân sự mới, những yêu cầu kèm theo khác để có thể tuyển dụng được nhân lực phục vụ trong công tác dạy học và quản lý các lớp liên kết.

Mục tiêu của giải pháp là Trung tâm phải có đội ngũ đáp ứng được yêu cầu.

3.2.5 Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giảng dạy

Ngoài việc xắp xếp địa điểm đặt lớp thì Trung tâm còn chịu trách nhiệm đảm bảo yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị cần thiết để phục vụ dạy học, thực hành, thực tập, đảm bảo môi trường sư phạm, có đội ngũ cán bộ quản lý phù hợp với mục tiêu đào tạo của khóa học. Trong khi đó cơ sở vật chất của Trung tâm hiện đang trong quá trình hoàn thiện, tuy nhiên với việc sử dụng cơ sở vật chất vào khung giờ riêng nên ít ảnh hưởng đến việc học tập của các lớp chính quy đang thực hiện tại Trung tâm, chính vì thế hiện nay cơ sở vật chất của Trung tâm đủ sức đáp ứng phần lớn nhu cầu.

Tuy nhiên cũng có một số hạn chế về cơ sở vật chất đã nói ở trên vì thế trong thời gian tới Trung tâm cần tiếp tục thực hiện tăng cường đầu tư mua sắm thiết bị theo từng giai đoạn và theo nhu cầu thực tế nhằm phục vụ hoạt động giảng dạy tốt nhất.

Đảm bảo mục tiêu của Trung tâm là xây dựng môi trường sư phạm để thực hiện hoạt động đào tạo; có quy định cụ thể về quản lý hoạt động giảng dạy, học tập; có bộ phận chuyên trách quản lý đào tạo, đội ngũ nhân viên thư viện, kỹ thuật viên và hướng dẫn thực hành; có thư viện, phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành, trang thiết bị và các cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập đảm bảo đáp ứng yêu cầu của ngành đào tạo liên kết; có phòng nghỉ giữa giờ cho giảng viên và phòng sinh hoạt chung của sinh viên; có diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc sở hữu của cơ sở phối hợp đào tạo tối thiểu /sinh viên và không ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo khác của trường.

Trung tâm cần trích một phần lợi nhuận trong việc liên kết đào tạo đễ thực hiện đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ học tập, xe đưa rước GV, và học viên khi có yêu cầu. Cơ sở vật chất cần phải có thời gian lâu dài để trang bị từng bước, bởi vậy sự ổn định của các lớp liên kết đào tạo sẽ tạo nguồn ngân sách tốt bên cạnh những nguồn ngân sách đã có để thực hiện tăng cường cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giảng dạy.

Một phần của tài liệu skkn quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh đồng nai (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)