CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO TẠI
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động LKĐT của TTGDTX tỉnh Đồng Nai
2.3.1 Quản lý về công tác tổ chức liên kết đào tạo
Mọi hoạt động giáo dục dưới bất kể hình thức nào đều phải nằm dưới sự quản lý của Ngành, các hình thức liên kết đào tạo giữa các trường đại học, cao đẳng, TCCN với các TTGDTX cũng không loại trừ, tuy nhiên mức độ quản lý có khác nhau.
Với hoạt động liên kết tại các TTGDTX thì đã được khẳng định tại điều 9 Quyết định số 42/2008/QĐBGDĐT về quy trình thực hiện liên kết đào tạo là đơn vị chủ trì đào tạo sau khi hoàn thiện hồ sơ theo quy định, gửi toàn bộ hồ sơ về BGDĐT để đăng ký thực hiện liên kết đào tạo. BGDĐT sẽ thẩm định hồ sơ và ra quyết định cho phép liên kết đào tạo (nếu đáp ứng được các điều kiện) trường hợp cơ sở giáo dục không đáp ứng đủ các điều kiện quy định thì thông báo bằng văn bản cho cơ sở giáo dục về việc không cho phép liên kết đào tạo. Để thực hiện điều này thì Bộ phải giao quyền cho UBND tỉnh quyết định về cở cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ quản lý của cơ sở phối hợp liên kết và tham mưu tờ trình của UBND tỉnh gửi BGDĐT trong đề nghị cho phép liên kết11.
Trong việc liên kết đào tạo thì đơn vị chủ trì đào tạo chịu trách nhiệm về chương trình đào tạo, danh sách dự kiến giảng viên (giáo viên) và cán bộ tham gia quản lý và giảng dạy, đây là những yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo chất lượng học sau khi hoàn thành khóa học. Chính vì vậy mà trong Quyết định số 42/2008/QĐBGDĐT này thì việc thiết lập hồ sơ liên kết đào tạo do đơn vị chủ trì đào tạo thực hiện sẽ đảm bảo trách nhiệm của bên chủ trì đào tạo. Khi bước cấp phép được thẩm định tốt thì sẽ tạo tiền đề để công tác quản lý về tổ chức liên kết đào tạo được thực hiện bởi UBND và Sở giáo dục và đào tạo (SGDĐT) diễn ra dễ dàng hơn.
Quyết định này cho thấy đối với việc quản lý Nhà nước về tổ chức liên kết đào tạo giữa các trường chủ trì đào tạo và trường phối hợp đào tạo chỉ được thực hiện ở việc
11 UBND tỉnh Đồng Nai, Điều 2, Văn bản 5751/ UBND-VX, về việc chấn chỉnh công tác liên kết đào tạo trình độ TCCN, cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh.
cấp phép cho phép liên kết đào tạo của BGDĐT. Ngoài ra không có quá trình thành lập, sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể như những Trung tâm thành lập mới vì đây thực chất là quá trình liên kết hợp tác giữa hai cơ quan đã có tư cách pháp nhân, được Nhà nước công nhận hoạt động.
Vậy vấn đề quản lý về tổ chức liên kết đào tạo được thực hiện chủ yếu là mối quan hệ, mối ràng buộc về quyền hạn, trách nhiệm giữa các đơn vị liên kết là các trường các đại học, học viện, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng và Trung tâm GDTX tỉnh Đồng Nai. Theo điều 5, Quyết định số 42/2008/QĐBGDĐT quy định:
Đối với liên kết đào tạo trình độ cao đẳng, đại học thì đơn vị chủ trì đào tạo bao gồm các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng đảm bảo các điều kiện quy định. Đơn vị phối hợp đào tạo bao gồm các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, các đại học, học viện và Trung tâm giáo dục thường xuyên các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đối với liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp thì đơn vị chủ trì đào tạo bao gồm các cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ đào tạo trung cấp chuyên nghiệp đảm bảo các điều kiện quy định. Đơn vị phối hợp đào tạo bao gồm các cơ sở giáo dục trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh trở lên.
Theo quy định này thì Trung tâm GDTX tỉnh Đồng Nai có quyền thực hiện liên kết đào tạo với các trường đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đảm bảo các điều kiện quy định để thực hiện các trình độ độ cao đẳng, đại học và trung cấp chuyên nghiệp. Đây là một sự thuận lợi cho Trung tâm GDTX tỉnh Đồng Nai so với các Trung tâm GDTX cấp huyện trong vấn đề đa dạng hóa trình độ đào tạo trong liên kết để thu hút học viên ở các địa phương trong tỉnh có nhu cầu. Cũng chính vì thế mà hiện nay Trung tâm GDTX tỉnh Đồng Nai đã, đang và sẽ tiếp tục tỗ chức thêm nhiều lớp liên kết đào tạo với những trình độ cao đẳng, đại học và trung cấp chuyên nghiệp.
Với cơ sở pháp lý này TTGDTX tỉnh Đồng Nai trong những năm qua nhận thấy nhu cầu học tập của xã hội trong địa bàn tỉnh đã thực hiện thương thảo các hợp đồng liên kết với các trường đại học và TCCN để thực hiện hàng chục lớp liên kết đào tạo dưới hình thức đào tạo vừa học vừa làm hay văn bằng 2. Trong các hợp đồng được ký kết giữa TTGDTX tỉnh Đồng Nai và các đơn vị chủ trì đào tạo đều tuân thủ theo các quy định mối quan hệ, mối ràng buộc về quyền hạn, trách nhiệm của Trung tâm.
Công tác quản lý về công tác tổ chức liên kết đào tạo của đơn vị chủ trì đào tạo:
Đơn vị chủ trì đào tạo chịu trách nhiệm đảm bảo rằng đã có văn bản cho phép mở ngành đào tạo đối với ngành dự định liên kết; Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt chỉ tiêu đào tạo; Đảm bảo yêu cầu về đội ngũ giảng viên (giáo viên), cán bộ quản lý, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy theo quy định, phù hợp với mục tiêu đào tạo của khóa học. Chịu trách nhiệm thực hiện hồ sơ liên kết đào tạo gửi BGDĐT xin phép thực hiện liên kết đào tạo, chịu trách nhiệm toàn diện về liên kết đào tạo như xây dựng chỉ tiêu, tổ chức tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo phù hợp với năng lực đào tạo của đơn vị mình, các điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình, đánh giá công nhận kết quả và cấp bằng tốt nghiệp cho người học; thực hiện các quy định hiện hành của Nhà nước về thu học phí, lệ phí; chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo của các lớp liên kết; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn đặt lớp về tất cả các hoạt động liên kết đào tạo. Cụ thể:
Về tổ chức tuyển sinh, gồm: Thông báo công khai và đầy đủ các thông tin về kỳ tuyển sinh trên các phương tiện thông tin đại chúng về: số lượng, đối tượng, vùng tuyển, hình thức, lệ phí, địa điểm, lịch và những thông tin có liên quan như: ngành nghề, thời gian, hình thức, học phí, tiền mua tài liệu và các phí bảo hiểm (nếu có); Tổ
chức tuyển sinh theo các quy định hiện hành về công tác tuyển sinh đối với từng trình độ đào tạo.
Về tổ chức đào tạo, gồm: Xây dựng chương trình phù hợp với mục tiêu đào tạo;
đáp ứng các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo (đội ngũ giảng viên hoặc giáo viên, cán bộ quản lý, giáo trình, tài liệu, các thiết bị phục vụ dạy học); lập kế hoạch thực hiện, phân công giảng dạy, đánh giá, công nhận kết quả học tập và rèn luyện, cấp phát văn bằng, chứng chỉ.
Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục tại địa phương về các hoạt động tổ chức tuyển sinh, đào tạo, thu học phí, lệ phí, cấp bằng tốt nghiệp. Quản lý người học trong suốt quá trình đào tạo theo các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo quyền lợi học tập chính đáng cho người học.
Về quyền hạn thì đơn vị chủ trì đào tạo được hoàn toàn chủ động trong việc tổ chức quá trình đào tạo gồm: xây dựng chương trình, chuẩn bị các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo; lập kế hoạch đào tạo; tổ chức tuyển sinh; phân công giảng dạy, hợp đồng thỉnh giảng; ra đề, chấm thi/kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; xét công nhận kết quả và cấp bằng tốt nghiệp cho người học.
Ngoài những đơn vị chủ trì đào tạo thực hiện đúng nhiệm vụ và quyền hạn của mình một cách có trách nhiệm thì có một số vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện liên kết đào tạo với một số đơn vị chủ trì đào tạo khác. Với các quyền hạn và trách nhiệm như trên thì đơn vị chủ trì đào tạo hầu như có quyền quyết định đến chất lượng đào tạo, chiếm quyền chủ động trong công tác liên kết với TTGDTX tỉnh Đồng Nai. Việc này rất dễ xảy ra vấn đề tiêu cực như đơn vị chủ trì đào tạo không đảm bảo được chất lượng và số lượng giảng viên, không tuân thủ chương trình giảng đã đề ra… gây thiệt hại cho uy tín của Trung tâm TTGDTX tỉnh Đồng Nai nói riêng nếu thực hiện vấn đề liên kết dẫn đến tình trạng công tác đào tạo không theo một quy hoạch, kế hoạch tập trung thống nhất, nên đã xảy ra tình trạng mở lớp không đúng quy trình, quản lý dạy và học còn lỏng lẻo, chất lượng đào tạo thấp12. Trong khi đó Trung tâm TTGDTX tỉnh Đồng Nai không có cơ sở pháp lý để thực hiện việc kiểm tra, quản lý chất lượng của các đơn vị chủ trì đào tạo dù được thực hiện tại cơ sở của Trung tâm.
Công tác quản lý về công tác tổ chức liên kết đào tạo của Trung tâm GDTX tỉnh Đồng Nai:
Trung tâm GDTX tỉnh Đồng Nai chịu trách nhiệm xác định được nhu cầu đào tạo về như số lượng, ngành nghề và trình độ đào tạo; Xác định được địa điểm đặt lớp phải là cơ sở của Trung tâm và dưới sự quản lý của Trung tâm. Đảm bảo yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị cần thiết để phục vụ dạy học, thực hành, thực tập, đảm bảo môi trường sư phạm, có đội ngũ cán bộ quản lý phù hợp với mục tiêu đào tạo của khóa học.
Ngoài ra Trung tâm chịu trách nhiệm phối hợp với đơn vị chủ trì đào tạo để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất: phòng học, máy móc, thiết bị, học liệu, cơ sở thực hành cho hoạt động dạy học; bố trí ăn ở thuận tiện cho người dạy và người học; Phối hợp theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch đào tạo, nền nếp dạy- học đối với các lớp liên kết đặt tại cơ sở mình và phản ảnh kịp thời với đơn vị chủ trì đào tạo những biểu hiện sai phạm để kịp thời chấn chỉnh; Phối hợp với đơn vị chủ trì đào tạo để thực hiện chế độ chính sách đối với người học (nếu có), quản lý người học trong suốt quá trình đào tạo theo quy chế hiện hành. Duy trì việc đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh lớp học và môi trường xung quanh và có trách nhiệm liên hệ với đơn vị y tế khi có những sự cố xảy ra đe dọa đến sức khoẻ người dạy và người học.
12 Văn bản số 146/UBT, Về việc quản lý thống nhất các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng theo hình thức giáo dục không chính quy, ban hành ngày 14/01/2002.
Trung tâm GDTX tỉnh Đồng Nai được quyền đề xuất đơn vị chủ trì đào tạo bổ sung vào chương trình đào tạo những nội dung thiết thực, phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động; được cử đại diện tham gia quản lý, nhận xét, đánh giá người dạy và người học theo thỏa thuận trong hợp đồng liên kết đào tạo.
Trong hợp đồng còn quy định rằng hai bên liên kết đào tạo có trách nhiệm thực hiện các cam kết trong hợp đồng liên kết và các thỏa thuận khác giữa hai bên; phối hợp, theo dõi, giám sát lẫn nhau về các vấn đề thực hiện các quy chế về tuyển sinh, đào tạo; thực hiện chương trình, quản lý quá trình dạy-học; đảm bảo chất lượng đào tạo, đảm bảo quyền lợi cho người dạy, người học và việc thực hiện hợp đồng liên kết trong suốt quá trình thực hiện khoá đào tạo.
Những vấn đề cơ bản hiện nay hầu hết được Trung tâm và các đơn vị chủ trì đào tạo thực hiện tốt, nhất là trong khi thực hiện ký kết các hợp đồng liên kết đào tạo.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện có một số khó khăn và phát sinh khiến cho việc thực hiện quy định về tổ chức liên kết đào tạo. Đó là trong vấn đề địa điểm đặt lớp, theo Quyết định số 42/2008/QĐBGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 28/7/2008 về việc Ban hành quy định về liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. Ở mục b, khoản 2, điều 7, chương II: “Đối với các khóa liên kết đào tạo cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học, địa điểm đặt lớp phải là các trường, các Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh”. Trong khi đó, hiện có 7 lớp đặt ngoài Trung tâm. Lý do bởi các lớp trong diện liên kết đào tạo đa số là hệ vừa học vừa làm (VHVL), chính vì vậy để đến được Trung tâm thì người học phải trải qua một quảng đường rất xa, các học viên không đủ thời gian sau khi kết thúc giờ làm việc.
Nếu chỉ sử dụng cơ sở tại Trung tâm thì tuyển sinh không đủ số lượng học viên hoặc các học viên không tham gia học đầy đủ các buổi học gây giảm chất lượng học tập. Vì vậy 7 lớp này việc học tại Trung tâm là không thể.
Để giải quyết mâu thuẫn này nhằm đảm bảo được số lượng học viên và chất lượng đào tạo trong các lớp liên kết Trung tâm đã thực hiện ký hồ sơ pháp lý với trường ĐH, THCN thực hiện đào tạo chính tại Trung tâm, với những lớp mà học viên ở xa Trung tâm thực hiện việc ký kết thuê cơ sở vật chất ở các TTGDTX và TTDN ở các huyện, TX để đặt các lớp này. Nhằm thực hiện được việc này Trung tâm đã có yêu cầu các cơ sở đặt lớp tham mưu UBND các huyện, thị xã có công văn đề nghị mở lớp.
Tuy nhiên việc làm này cũng rất mơ hồ vì xem qua các văn bản quy phạm pháp luật liên quan thì không tìm thấy sự chính danh nào cho việc ký “trung gian”, vì thế. Việc đặt lớp bên ngoài cơ sở của Trung tâm trong thời gian qua một phần do cơ sở vật chất của Trung tâm chưa đầy đủ trong khi cơ sở mới với quy mô lớn hơn chỉ mới đưa vào hoạt động năm 2013. Việc đưa cơ sở mới vào hoạt động sẽ giúp Trung tâm có điều kiện thực hiện việc đưa các lớp bên ngoài Trung tâm về thực hiện đào tạo tại cơ sở của Trung tâm. Vấn đề này cần có thời gian thực hiện bởi các hợp đồng thuê mướn cơ sở bên ngoài còn thời hạn và việc di chuyển nơi đào tạo sẽ ảnh hưởng đến việc học tập của các học viên. Giữa lý luận (42/2008/QĐBGDĐT) với thực tiễn (7 lớp đặt ở ngoài Trung tâm) là vấn đề khuyến nghị để giải quyết.