TRÊN MÔ HÌNH ĐỊA CHẤT
3.5 Khảo sát môi trường
3.5.2 Khảo sát nồng độ khí phóng xạ trong nước
Nồng độ khí phóng xạ trong nước được dùng để đánh giá sự ô nhiễm phóng xạ của nguồn nước và sự tồn tại của các nguồn gây ô nhiễm phóng xạ trong khu vực.
Vị trí lấy mẫu nước tùy thuộc vào mục đích khảo sát, nhưng phải đại diện cho nguồn nước, tương đối sạch (không đục quá, ít chất hữu cơ lơ lửng...). Hạn chế làm thất thoát khí hòa tan trong nước khi lấy mẫu.
Dụng cụ lấy mẫu có thể là can nhựa (hoặc bình chứa không thấm nước) loại 2 lít, dùng để lấy mẫu nước tại điểm khảo sát.
+ Cách lấy mẫu nước
- Tráng rửa dụng cụ lấy mẫu ít nhất 2 lần trước khi lấy mẫu bằng chính nguồn nước sẽ lấy mẫu. Nên dùng dụng cụ lấy mẫu có thể chứa nước đầy tận miệng và có nắp nhỏ để hạn chế sự thoát khí từ mẫu nước.
- Với nguồn nước trên mặt: Đậy nắp kín dụng cụ lấy mẫu nước, sau đó vục xuống nguồn nước đến độ sâu 30÷40cm dưới mặt nước (nếu có thể); mở nắp cho nước chảy vào thật đầy; đậy nắp thật kín và mang lên.
Nếu là nước sông suối: Phải lấy ở nơi có dòng chảy bình thường (không lấy nơi nước chảy xiết hoặc yên lặng).
Nếu là nước ao hồ: phải lấy ở xa bờ ít nhất 2m, độ sâu ≥ 0,3m.
- Với nguồn xuất lộ nước: mở nắp cho nước chảy trực tiếp vào dụng cụ chứa nước cho đến khi đầy tràn. Đậy nắp thật kín. Vị trí lấy mẫu càng gần nơi xuất lộ nước càng tốt.
- Thể tích mẫu ≥ 2 lít. Nếu lấy trực tiếp bằng cốc đo chuẩn (250ml) thì lấy đầy cốc.
Chú ý : Để tránh thoát khí phóng xạ, mẫu nước luôn được lấy thật đầy dụng cụ chứa và không mở nắp trong khi vận chuyển hoặc bảo quản.
+ Kết quả khảo sát nồng độ khí phóng xạ trong nước
Tại các vùng đo thử nghiệm: Hà Nội, Đông Pao, Thanh Sơn và Nông Sơn chúng tôi tiến hành lấy và đo radon tự do bằng máy RAD7, kết quả thu được rất đáng chú ý. Tại các dòng suối chảy qua khu vực có các thân quặng đất hiếm, nồng độ khí phóng xạ cao hơn các nơi khác. Đặc biệt, tại các điểm xuất lộ nước nóng, nồng độ khí phóng xạ rất cao. Bảng 3.6 thống kê kết quả đo mẫu nước ngay sau khi lấy. Cũng với các mẫu nước nói trên, chúng tôi đo lặp lại một số mẫu sau khi lấy hơn 1 tháng, kết quả là nồng độ khí phóng xạ còn rất thấp. Kết quả này được coi là phát hiện mới của chúng tôi về nhận thức nồng độ khí phóng xạ trong nước: Nồng độ khí phóng xạ (Rn, Tn) trong nước bao gồm lượng khí phóng xạ hòa tan tạm thời (radon tự do) và lượng khí phóng xạ do phân rã các chất phóng xạ có trong nước (radon liên kết). Kết quả đo này cũng làm cơ sở để xây dựng phương pháp đo nồng độ khí phóng xạ trong nước và đánh giá môi trường.
Bảng 3.5 Nồng độ radon trong mẫu nước ở một số khu vực Vùng lấy và đo
mẫu nước
Số lượng mẫu nước
Thấp nhất (Bq3)
Cao nhất (Bq/m3)
Trung bình (Bq/m3) Xuân Phương (*)
(Từ Liêm - Hà Nội) 30 256 1248 872
Đông Pao (có các thân
quặng đất hiếm) 5 462 2475 1471
Thị xã Lai Châu (không có quặng đất hiếm, phóng xạ)
7 213 1695 926 Nước nóng ở
Lai Châu 2 44050 148.500 96275
Thanh Sơn (Phú Thọ) 36 288 10800 1760 An Điềm - Ngọc Kinh
(Quảng Nam) 18 242 4460 1128
Pà Rồng (Quảng Nam) 12 773 8320 2430
(*) Nước giếng khoan sâu 30÷35 m.
Kết quả đo mẫu nước trên đây (mặc dù còn ít), nhưng có ý nghĩa rất quan trọng, chứng minh vấn đề: có thể dựa vào việc xác định nồng độ khí phóng xạ để đánh giá triển vọng quặng phóng xạ, đất hiếm trong khu vực nghiên cứu. Mặt khác, các nguồn nước nóng là nguồn quan trọng để đưa khí phóng xạ từ dưới sâu lên. Đối với khảo sát môi trường, các kết quả trên cũng có rất nhiều ý nghĩa trong việc giải thích số liệu.
Chúng tôi cũng đã lấy mẫu nước ở khu vực có quặng phóng xạ và lân cận để đánh giá nồng độ khí phóng xạ trong nước suối ở khu vực có quặng hóa phóng xạ và khu vực xung quanh (bảng 3.6 ).
Bảng 3.6 So sánh nồng độ khí phóng xạ trong nước ở một số khu vực
STT Số hiệu Khu vực Đặc điểm nguồn nước
Nồng độ Rn (Bq/m3)
Ghi chú
1 TL5 Pà Vả,
Nam Giang Cửa khe chính Tà Lôn 1 335 Khu vực có quặng phóng xạ
2 TL32 nt Nước gần ruộng lúa 1 645 nt
3 TL30 nt Cửa khe TL 30 2 255 nt 4 PL1 nt Vòi nước ăn cuối tuyến
T.0 1 545 nt
5 PL2 nt Gần dị thường 782,
khe TL.9 8 320 nt
6 PL3 nt Khe Pà Lừa 1 835 nt
7 PL4 nt Khe Cửa Hàng 1 024 nt
8 PL5 nt Khe chính Pà Lừa 773 nt
9 PV10 Pà Vả,
Nam Giang Nhánh trái Khe Trạm Xá 960 nt 10 ĐH1 Đại Hồng,
Đại Lộc
Cửa Khe Bò,
xã Đại Hồng 147
Khu vực không có quặng phóng
xạ 11 ĐH2 nt Cửa Khe Lim,
xã Đại Hồng 104 nt
12 ĐH3 nt Cửa Khe Hung 274 nt
13 ĐH4 nt Cửa Khe Nước Đỏ 230 nt
14 ĐH5 nt Cửa Khe Bảy Trầu 335 nt
15 ĐH6 nt Cửa Khe Hố Lầm 672 nt
16 ĐH7 nt Cửa Khe Hoa,
xã Đại Hồng 1 210 Khu vực có
quặng phóng xạ
17 ĐH8 nt Cửa Khe Con 720 nt
18 KĐ1 Thạnh Mỹ
Nhánh phải Khe Điêng 825 nt
19 KĐ2 nt Nhánh trái Khe Điêng 325 nt
Theo bảng 3.6, nồng độ Rn trung bình trong các mẫu nước ở khu vực có quặng phóng xạ (Khe Hoa- Khe Cao và Pà Vả, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam) là 1.752 Bq/m3 . Nếu bỏ số liệu mẫu đặc cao (mẫu PL2, có nồng độ 8320 Bq/m3) thì trung bình sẽ là 1.204 Bq/m3. Nồng độ Rn trong nước suối ở nơi không có quặng phóng xạ (khu vực Đại Hồng- Quảng Nam) là 260 Bq/m3. Rõ ràng là có sự khác biệt rất lớn (hơn 4 lần) nồng độ radon trong nước suối ở khu vực có quặng phóng xạ và không có quặng phóng xạ. Đó cũng là cơ sở để ứng dụng RAD7 trong phương pháp tìm kiếm thủy địa hóa phóng xạ.