III CÁC THAO TÁC SỬ DỤNG MÁY
Begin 01-Jun-04 12:49 ( Ngày tháng và giờ đo)
2.4 Cài đặt, thiết lập các thông số làm việc của máy (Setup)
Nhóm lệnh này sẽ thiết lập các thông số định dạng theo yêu cầu của người sử dụng.
Khi tắt máy, các thông số này không bị thay đổi.
2.4.1 Đặt giao thức (Setup Protocol)
Khi chọn > Setup Protocol, RAD7 sẽ tự động thiết lập các thông số chuẩn cho các giao thức.
Nếu không muốn chọn một giao thức, hãy hủy bỏ bằng cách ấn phím MENU; lúc đó, không có thông số nào được thay đổi.
Bảng dưới đây là các giao thức của RAD7
Bảng 2
Chu kỳ đo
(cycle)
Số lượng chu kỳ đo (Recycle)
Chế độ (mode)
Thoron Máy bơm (Pump)
Sniff 00:05 00 Sniff Off Auto
1 ngày (1-day) 00:30 48 Auto Off Auto
2 ngày (2-day) 01:00 48 Auto Off Auto
Tuần (Weeks) 02:00 00 Auto Off Auto
Người sử dụng (User)
xxx xxx xxx xxx xxx Đo mẫu
(Grab)
00:05 04 Sniff Off Grab Cốc 40ml
Wat-40
00:05 04 Wat-40 Off Grab Cốc 250ml
(Wat-250)
00:05 04 Wat-250 Off Grab
Thoron 00:05 00 Sniff On Auto
Chú ý : Số lượng chu kỳ đo bằng 00, cho thấy số lượng chu kỳ đo là không xác định. Khi đó, việc đo chỉ kết thúc khi bộ nhớ đầy hoặc do người sử dụng dừng lại.
2.4.2 Setup Cycle (đặt thời gian đo của 1 chu kỳ đo)
Mỗi lần đo radon (tại 1 điểm đo) cần phải đo lặp lại nhiều lần, mỗi lần đó gọi là 1 chu kỳ đo (cycle) .
Chọn >Setup Cycle để đặt thời gian đo cho mỗi chu kỳ đo.
Phạm vi đặt chu kỳ đo từ 2 phút đến 24 giờ. Khi đo quan trắc, thường lấy chu kỳ đo là 30 phút hoặc lâu hơn. Khi đo ở chế độ phát hiện radon (Sniff), chu kỳ đo khoảng 5 đến 10 phút.
Nhưng với thoron, chu kỳ đo chỉ khoảng 3 phút.
Để đặt chu kỳ đo, chọn:
> Setup Cycle ấn phím ENTER.
Khi đó trên màn hình xuất hiện dòng chữ : Cycle 00:30
Sau đó chọn số phút (0 đến 59) và ấn ENTER
Xin lưu ý rằng, mỗi điểm đo bao gồm nhiều chu kỳ đo. Rõ ràng là, tổng số thời gian đo sẽ là tích của số chu kỳ với thời gian đo 1 chu kỳ.
2.4.3 Đặt số chu kỳ đo tại 1 điểm (Setup Recycle) Để đặt số chu kỳ đo (cho mỗi điểm đo), ta chọn :
> Setup Recycle ấn ENTER
Trên màn hình sẽ có dạng:
Recycle : 48
Hãy dùng các phím mũi tên để thay đổi số chu kỳ đo (từ 00 đến 99). Sau đó ấn ENTER (Như trên đã nêu, nếu chọn bằng 00 thì số chu kỳ đo là không xác định).
2.4.4. Đặt chế độ hoạt động của máy (Setup Mode)
RAD7 có các chế độ hoạt động sau: Sniff, Auto, Wat-40, Wat-250, Normal
Chế độ Sniff (phát hiện nhanh) được dùng khi muốn khảo sát sự thay đổi nhanh của radon và thoron. Khi đó, RAD7 tập trung đo chủ yếu vào đỉnh phổ (pick) của hạt alpha ứng với Po218 có chu kỳ bán rã 3,05 phút; tính toán nồng độ radon theo vị trí của pick này.
Chế độ Normal sẽ xác định nồng độ radon có độ chính xác cao hơn vì RAD7 phân biệt rõ đỉnh phổ của alpha từ Po214 hay Po218.
Ở chế độ Auto, RAD7 tự động chuyển từ chế độ Sniff sang Normal sau 3 giờ đo liên tục (trong một lần đo), thời gian đó đủ để radon cân bằng với các đồng vị con cháu của nó. Như vậy, phần đầu của số liệu đo này sẽ đo ở chế độ Sniff, có chức năng phát hiện nhanh nồng độ radon. Phần sau, số liệu thu được có độ chính xác cao hơn.
Chúng tôi khuyến cáo rằng, nên dùng dùng chế độ Auto để thu thập số liệu. Khi đó, nồng độ trung bình radon đưa ra là số liệu chính xác hơn, không cần phải hiệu chỉnh hệ số mất cân bằng phóng xạ. Chế độ Sniff thường dùng khi nồng độ radon có sự thay đổi nhanh hoặc chỉ cần phát hiện sự có mặt của radon.
Chế độ Wat-40 và Wat-250 dùng để xác định nồng độ radon trong nước ứng với các cốc nước có dung tích 40ml và 250ml..
2.4.4 Đặt chế độ đo thoron (Setup Thoron) Để đặt chế độ đo thoron, ta chọn :
> Setup Thoron ấn ENTER
Khi đó trên mán hình sẽ có :
Thoron : Off (Không đo thoron)
Hãy dùng phím mũi tên để thay đổi sang On (đo thoron), sau đó ấn ENTER.
Ở chế độ đo thoron, nồng độ thoron được tính và in ra trong khi vẫn ghi số liệu liên tục (continous data logging). Ngoài ra, nếu máy bơm cũng để chế độ Auto, thì máy bơm sẽ hoạt động liên tục trong khi đo thoron.
Chú ý : Việc tính toán nồng độ thoron dựa trên điều kiện cài đặt chuẩn : Dùng ống làm khô
sử dụng ống làm khô to (laboratory drying unit), sẽ làm tăng thời gian phân rã của thoron trong mẫu đo, do vậy làm giảm nồng độ thoron (đến một nửa so với cài đặt chuẩn) trước khi vào buồng đo của RAD7.
2.4.5 Đặt chế độ làm việc cho máy bơm (Setup Pump) Máy bơm có các chế độ làm việc sau : Auto, On, Grab, Off
Ở chế độ Auto (tự động), RAD7 sẽ tự động tắt hoặc mở máy bơm khi đã lấy đủ mẫu khí, nhằm bảo vệ máy bơm và nguồn pin.
Khi bắt đầu đo ở chu kỳ thứ nhất, máy bơm hoạt động trong 4 phút hoặc cho đến khi độ ẩm của mẫu khí thấp hơn 10% thì máy bơm tự tắt. Sau đó, cứ 5 phút thì máy bơm chỉ hoạt động trong 1 phút, cho đến khi kết thúc chu kỳ đo.
Chế độ On, nghĩa là máy bơm liên tục làm việc, cho dù đặt chế độ của RAD7 là “Live” (đếm) hoặc “Idle” (không đếm)
Ở chế độ Grab (đo mẫu), máy bơm hoạt động 5 phút để đẩy khí cũ ra khỏi máy và lấy mẫu khí, sau đó dừng lại. Máy bơm không hoạt động lại trong suốt quá trình đo.
Khi đo mẫu nước, luôn luôn dùng chế độ bơm là Grab.
Khi đo radon, thường dùng chế độ bơm là Auto hoặc Grab 2.4.7 Đặt chế độ phát tiếng động (Setup Tone)
Có 3 chế độ được chọn: Off, Chime và Geiger.
Nếu đặt chế độ Off, máy không phát tiếng kêu “bip”.
Chế độ Chime sẽ chỉ kêu “bip” khi kết thúc một chu kỳ đo.
Chế độ Geiger, RAD7 sẽ luôn phát ra tiếng động khi nhận được một hạt alpha, giống như ống đếm Geiger (trong máy đo phóng xạ). Tuy nhiên, khác với máy đo phóng xạ, ở đây, độ lớn của xung phụ thuộc vào năng lượng của hạt alpha. Người nghe có kinh nghiệm có thể phân biệt được đâu là radon “cũ” hoặc “mới” bằng tiếng động đó. Có thể nhận biết thoron bằng tiếng có độ lớn nhất. Đồng thời, trên màn hình cũng hiển thị tên cửa sổ (A,B,C...) nhận được tín hiệu alpha.
2.4.8 Định dạng dữ liệu (Setup Format)
Có các định dạng dữ liệu như sau: Short (gọn); Medium (trung bình); Long (đầy đủ) và Off . Với định dạng là Short, dữ liệu được rút gọn lại khi in ra ( 3 dòng)
Với Medium và Long, dữ liệu được in ra đầy đủ (3 dòng) và đồ thị phổ năng lượng alpha (số liệu phổ năng lượng không được lưu trong bộ nhớ).
Với Off, không số liệu nào được in ra, nhưng dữ liệu tóm tắt (summary) và phổ năng lượng được in ra khi kết thúc điểm đo (nếu máy in đã mở sẵn).
2.4.9 Đặt lại đơn vị sử dụng (Setup Units) Để đặt lại đơn vị sử dụng, ta chọn:
> Setup Units
Với nồng độ radon, có các đơn vị đo pCi/l (pico Curie/lít) hay chữ "P" (được dùng nhiều ở Mỹ); Bq/m3 (Becquerel/m3) hay chữ "B" (được dùng nhiều ở Châu Âu, Canada); hoặc cpm (count per minute - số xung đếm trên giây). 1 pCi/l = 37 Bq/m3
o
Việc đặt đơn vị sử dụng có hiệu lực với cả các kết quả đã đo từ trước còn lưu trong máy.
2.4.9 Đặt các tham số của người sử dụng (Setup SavUser ) Để đặt tham số của người sử dụng, ta chọn:
> Setup SavUser
Sau đó phải trả lời Yes và ấn tiếp ENTER.
Khi đó, có thể thay đổi tuỳ ý các tham số cho hợp lý.
Khi đã có các tham số này, nếu muốn sử dụng lại, chỉ cần chọn :
> Setup Protocol User
Ví dụ, để đặt chế độ đo 3 ngày (3-day test), ta phải thay đổi thời gian đo của 1 chu kỳ bằng 2 giờ (cứ 2 giờ lại ghi số liệu tại điểm quan sát 1 lần). Đặt số chu kỳ đo bằng 36 (giờ). Đặt chế độ hoạt động của máy là tự động (Setup Mode là Auto); bỏ chế độ đo thoron; đặt chế độ bơm là tự động (Auto).
Cuối cùng, ta chọn > Setup SavUser và trả lời là Yes.
Như vậy, ta được chế độ đo là 3 ngày. Khi cần dùng, chỉ cần gọi :
> Setup Protocol User 2.4.11 Đặt thời gian (Setup Clock)
Chọn > Setup Clock ta sẽ đặt lại thời gian (giờ, phút, giây và ngày, tháng, năm) đúng cho máy, bằng các phím mũi tên và ấn ENTER.
2.4.12 Xem và in các thông số đã cài đặt (Setup Review) Muốn xem và in các thông số đã đặt của máy, ta chọn :