ở Bắc Việt Nam có rất nhiều điểm quặng phosphorit, nh−ng tài nguyên không lớn và nhiều nơi đã bị khai thác cạn kiệt. Các mỏ khoáng phosphorit ở Việt Nam thuộc
loại nhỏ, chỉ vài ngàn đến vài chục ngàn tấn P2o5. Mỏ khoáng lớn nhất Vĩnh Thịnh có trữ l−ợng 195.000 tấn, song cũng đã đ−ợc khai thác gần hết.
Có hai loại hình phosphorit: 1) Những mỏ khoáng có nguồn gốc phong hóa tàn d−
thấm đọng karst đá vôi; 2) Những mỏ khoáng phosphat nguồn gốc thấm đọng từ phân chim trên các đảo ám tiêu san hô đ−ợc gọi là kiểu phosphorit guano đảo thấp.
a. Phosphorit thấm đọng karst:
ở Việt Nam nhất là miền Bắc có rất nhiều điểm quặng phosphorit, nh−ng tài nguyên không lớn và nhiều nơi đã bị khai thác cạn kiệt. Các mỏ phosphorit ở Việt Nam thuộc loại nhỏ, chỉ vài ngàn đến vài chục ngàn tấn P2o5. Các mỏ nhìn chung có qui mô nhỏ : vài trăm tấn đến vài nghìn tấn, mỏ lớn nhất Vĩnh Thịnh có trữ l−ợng 195.000 tấn, song cũng đã đ−ợc khai thác gần hết.
Những mỏ phosphorit có ý nghĩa công nghiệp đều có nguồn gốc phong hóa tàn d− thấm đọng của đá vôi (trầm tích biển), và chủ yếu nằm trong diện phân bố đá vôi tuổi Carbon-Permi. Trong vùng đá vôi các tuổi khác thường ít thấy xuất hiện các mỏ phosphorit, hoặc nếu có thì trữ l−ợng không đáng kể.
Trong các hệ tầng đá vôi nói trên có chứa l−ợng P2o5 khá cao, có khi đến 0,9- 1,1% nh− ở vùng Cao Bằng. Do quá trình rửa lũa lâu dài của các khối đá vôi, các phần tử phosphat khó tan đ−ợc các dòng n−ớc m−a mang đi d−ới dạng huyền phù rồi tích tụ trong các kẽ nứt, hang động karst và rìa chân núi đá vôi cùng với sét, silic và các oxyt sắt, mangan. Những chỗ P2o5 giàu, phosphat kết lại thành dạng cục, kết hạch hoặc phosphorit hóa các tảng đá vôi.
Có một nguồn cung cấp photpho quan trọng nữa đ−ợc hình thành do việc tích tụ lại của lông cánh và xương chim chết ở núi đá vôi, khi chúng bị rửa lũa.
Các thân quặng phosphorit quan trọng đều nằm ở chân núi đá vôi, hoặc ở các dải lõm hẹp đ−ợc núi đá vôi bao quanh. Quặng có lúc tích tụ tại chỗ, hoặc có lúc lại ở dạng tảng lăn từ trên s−ờn hoặc hang cao di chuyển xuống tập trung ở chân núi.
Quặng phosphorit Việt Nam đ−ợc chia làm ba loại: loại giàu có hàm l−ợng P2o5>18%; loại vừa P2o5=11ữ18%; loại nghèo P2o5<11%.
Quặng phosphorit ở Việt Nam đ−ợc phân bố nh− sau:
- Tỉnh Cao Bằng phosphorit loại này phân bố trong đá vôi hệ tầng Bắc Sơn (C-Pbs). Chúng tích tụ trong các hang động karst dài 10ữ100 m, rộng từ 1ữ2 đến 40ữ50 m hoặc trên các thung lũng đá vôi. Tài nguyên không nhiều và chất l−ợng
quặng biến đổi. Tỉnh Cao Bằng đã biết 13 mỏ và điểm quặng với tổng tài nguyên 85 ngàn tấn.
Mỏ khoáng Nam Tuấn, gồm 7 khu quặng nằm trong các núi đá vôi hệ tầng Bắc Sơn (C-Pbs) thuộc huyện Hòa an tỉnh Cao Bằng. Quặng cục có hàm l−ợng P2O5=25,8ữ39,5%, quặng dạng bột 2,55ữ13,43%. Trữ l−ợng 20.653 tấn.
- Tỉnh Lạng Sơn, phosphorit phân bố chủ yếu ở huyện Hữu Lũng trong đá vôi hệ tầng Bắc Sơn (C-Pbs). Có giá trị nhất là các mỏ khoáng Vĩnh Thịnh, Mỏ Phớt và Núi Một. Một vài hang động có chứa phosphorit nh−ng lại nằm trong phạm vi các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cần đ−ợc bảo vệ nh− chùa Tiên, động Tam Thanh. Tỉnh Lạng Sơn đã biết 5 mỏ và điểm quặng với tổng tài nguyên 762,4 ngàn tấn.
Mỏ Vĩnh Thịnh thuộc huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn, nằm ở sườn núi đá vôi có
độ cao tuyệt đối +50ữ+250 m, dốc 380. Quặng tồn tại ở hai dạng gốc và bở rời. Quặng gốc gồm các ổ và thấu kính phosphorit lắng đọng trên mặt bào mòn của một dãy phễu karst tạo thành hai thân quặng song song cách nhau 250 m, ph−ơng á vĩ tuyến, dài 150ữ600 m, rộng 10ữ20 m. Hàm l−ợng (%): P2O5=15ữ20; Cao=5; Al2o3=22;
Sio2=10; Fe2o3=15. Quặng bở rời là sản phẩm phong hóa cơ học từ quặng gốc, tích tụ dưới chân núi đá vôi tạo thành dải dài 380 m, rộng 150 m, dày gần 10 m. Hàm lượng P2o5 thÊp 5÷10%.
- Tỉnh Thái Nguyên phosphorit phân bố trong đá vôi tuổi Paleozoi vùng La Hiên, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ. Chúng tích tụ trong các hang động karst. Tỉnh Thái Nguyên đã biết 7 mỏ và điểm quặng với tổng tài nguyên 98,9 ngàn tấn.
Mỏ khoáng Núi Văn thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên. Quặng phosphorit nằm ở hẻm, trũng, sườn và chân núi đá vôi hệ tầng Bắc Sơn (C-Pbs). Mỏ khoáng dài 400 m, rộng 180 m lộ ra giữa cánh đồng lúa Ký Phú. Mỏ khoáng gồm có 4 khu quặng.
Loại thân quặng dạng dải chiều dài 90 m, rộng 25ữ35 m, dày trung bình 8ữ10 m. Loại dạng ổ có kích th−ớc 30x40 m, dày trung bình 1ữ5 m. Quặng có dạng khối và dạng bột. Quặng dạng khối có cấu tạo lớp dày đến 3 m, bao gồm đất chứa phosphorit và các hạt phosphorit màu nâu đen đến vàng xám, xốp và nhẹ, hàm l−ợng P2o5=4,14ữ31,59%
trung bình 17,91%. Quặng dạng bột là loại đất bột sét cuội sỏi chứa các hạt và cục quặng phosphorit, hàm l−ợng P2o5 vào khoảng 14%.
- Tỉnh Quảng Ninh, quặng phosphorit tìm thấy ở các hang động karst trong đá vôi hệ tầng Bắc Sơn (C-P bs) thuộc các huyện Hoành Bồ, Yên H−ng, Cẩm Phả và một số ở vịnh Hạ Long. Tỉnh Quảng Ninh đã biết 20 mỏ và điểm quặng với tổng tài nguyên 190,6 ngàn tấn.
Mỏ khoáng Đá Trắng thuộc huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh. Tại đây đã phát hiện 20 hang chứa phosphorit, trong đó có 6 hang quặng có giá trị công nghiệp. Quặng có cấu tạo dạng dăm kết, dạng trứng cá tương đối rắn chắc và có màu vàng sẫm, vàng rơm, màu đất. Hàm l−ợng P2O5 thay đổi 1,14ữ26,45% trung bình 7,17%;
N2=0,06÷0,84% trung b×nh 0,41%; K2o=0,13÷3,56% trung b×nh 1,35%.
- Tỉnh Sơn La, phosphorit phân bố ở các huyện Thuận Châu, Mai Sơn. Tỉnh Sơn La đã biết 7 mỏ và điểm quặng với tổng tài nguyên 278,2 ngàn tấn.
Mỏ khoáng Bản Thẩm thuộc huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La có hàm l−ợng P2o5=11,61ữ18,68%, l−ợng dễ tiêu 0,7ữ6,87%.
- Tỉnh yên Bái đã phát hiện đ−ợc 22 mỏ khoáng và điểm quặng tập trung chủ yếu tại Lục Yên và Yên Bình. Quặng phosphorit phân bố rãi rác ở các hang động karst, hẻm sườn núi đá vôi. Tỉnh Lạng Sơn đã biết 22 mỏ và điểm quặng với tổng tài nguyên 134,7 ngàn tấn.
Mỏ khoáng Diêu Khai Trung thuộc huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái có hàm l−ợng P2o5=13,61ữ20,91%, l−ợng dễ tiêu 2,92ữ8,1%.
- Tỉnh Hòa Bình đã phát hiện 27 mỏ khoáng và điểm quặng tập trung ở các huyện Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi và Mai Châu tại các sườn núi đá vôi tuổi Trias. Tỉnh Hòa Bình đã biết 27 mỏ và điểm quặng với tổng tài nguyên 213 ngàn tấn.
Mỏ Vân Sơn thuộc huyện Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình. Quặng nằm trong hang đá vôi dài 80 m, rộng 20ữ45 m, dày 5ữ10 m. Hàm l−ợng P2o5=21,87ữ29,52%, l−ợng dễ tiêu 0,73ữ9,98% trung bình 4,18%, N=0,1%. Mỏ khoáng đang đ−ợc khai thác cung cấp cho xí nghiệp nghiền Hòa Bình.
- Tỉnh Phú Thọ đã phát hiện 7 hang chứa phosphorit nh−ng ch−a đ−ợc điều tra chi tiết. Tỉnh Phú Thọ đã biết 7 điểm quặng với tổng tài nguyên 3,1 ngàn tấn.
- Tỉnh Ninh Bình đã phát hiện 3 điểm chứa phosphorit. Tỉnh Ninh Bình đã biết 3 mỏ và điểm quặng với tổng tài nguyên 23,4 ngàn tấn.
Mỏ khoáng Đỗ Đình thuộc huyện Gia Viễn, nằm trên đá vôi hệ tầng Đồng Giao (T2đg). Hàm l−ợng P2o5=11,36%, l−ợng dễ tiêu 7,91%.
- Tỉnh Thanh Hóa có 18 mỏ khoáng và điểm quặng phân bố trong đá vôi hệ tầng Bắc Sơn (C-Pbs) và Yên Duyệt (P2yd) ở các huyện Ngọc Lạc, Nh− Xuân, Tĩnh Gia, Vĩnh Lộc, Đông Sơn, Nông Cống, đ−ợc điều tra và tổ chức khai thác. Nhiều mỏ khoáng đã khai thác gần hết quặng. Tỉnh Thanh Hóa đã biết 18 mỏ và điểm quặng với
tổng tài nguyên 206,1 ngàn tấn. Quan trọng hơn cả là các mỏ khoáng Cao Thịch và Nam Phát.
Mỏ Cao Thịch thuộc huyện Ngọc Lạc, phân bố trong đá vôi hệ tầng Bắc Sơn, hàm l−ợng trung bình P2o5=14,5%. Mỏ khoáng đ−ợc khai thác chế biến với sản l−ợng không quá 4.000ữ5.000 tấn/năm.
- Tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh đã phát hiện 24 mỏ khoáng và điểm quặng phosphorit phân bố rộng rãi trong đá vôi hệ tầng Bắc Sơn (C-Pbs) trong các hang động karst với 4 loại quặng dạng khối hàm l−ợng P2o5=15ữ35%; dạng dăm hàm l−ợng P2o5=20ữ30%, dạng vôi xốp hàm l−ợng P2o5=14ữ36%; dạng đất hàm l−ợng P2o5=12ữ19%. Các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã biết 24 mỏ và điểm quặng với tổng tài nguyên 247,4 ngàn tấn.
Mỏ Kim Nham, thuộc huyện Anh Sơn tỉnh Nghệ An. Quặng phosphorit tích tụ trong 5 hang đá vôi, có dạng cục và bột. Hàm l−ợng P2O5=8ữ26,75%. Tài nguyên cấp C2 đạt 5.895 tấn.
Mỏ Phú Lễ thuộc xã Hương Phúc huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh, đã được khai thác từ trước năm 1945. Quặng phân bố ở sườn núi phía đông bắc và các hang đá vôi devon. Hàm l−ợng P2o5=4,7ữ29,36%. Tài nguyên 16.000 tấn.
- Tỉnh Quảng Bình, quặng tập trung trong các hang đá vôi hệ tầng Bắc Sơn.
Quặng có hai loại dạng bột với hàm l−ợng P2o5=6ữ20% và dạng kết hạch với hàm l−ợng P2o5=18ữ34%. Các tỉnh tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế đã biết 13 mỏ và điểm quặng với tổng tài nguyên 244 ngàn tấn.
Đáng chú ý hơn cả là các mỏ khoáng Cao Hóa, Khe Nét, Hang Dơi, Hang 36, Yên Thọ.
Mỏ Cao Hóa thuộc xã Cao Hóa huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình. Quặng phân bố trong các hang đá vôi hệ tầng Bắc Sơn. Trữ l−ợng là 7,90 ngàn tấn P2o5 với hàm l−ợng quặng dạng bột 6ữ20%, quặng kết hạch P2o5=18ữ34,2%. Trữ l−ợng 15.820 tấn.
- Tỉnh Quảng Nam mới chỉ phát hiện một số điểm vôi magne phosphorit ở Phường Rạch huyện Quế Sơn phân bố trong đá carbonat. Hàm lượng (%):
Sio2=26ữ35; Cao=24,5; Mgo=7,5ữ9,5; P2o5=4,48. Điểm quặng có quy mô khá lớn với tài nguyên dự báo > 100.000 tấn. Tuy hàm l−ợng P2o5 thấp nh−ng cùng với các thành phần Mg và Ca có thể trở thành nguồn phân bón tổng hợp. Tỉnh Quảng Nam kể cả Hoàng Sa đã biết 2 điểm quặng với tổng tài nguyên 400 ngàn tấn.
- Tỉnh Kiên Giang, ở Hà Tiên đã phát hiện đ−ợc 18 mỏ và điểm quặng với tổng tài nguyên 38 ngàn tấn. Quặng tập trung ở ba vùng Khoe Lá, Núi Tuần và Đá Dựng trong các hang động đá vôi Paleozoi th−ợng với hàm l−ợng P2O5 =19,4ữ36,4%.
b. Phosphorit Guano đảo thấp.
Quặng phosphat có nguồn gốc thấm đọng từ phân chim trên các đảo ám tiêu san hô vòng catol kiểu phosphorit đảo thấp phân bố rải rác trên hàng trăm đảo nhỏ thuộc các quần đảo Hoàng Sa (Paracels) và Trường Sa (Spratlys) ở Biển Đông.
- Phosphorit quần đảo Hoàng Sa nằm ngoài khơi Trung Bộ (150 44' ữ 170 vĩ dộ bắc, 1100 ữ1130 kinh độ đông cách TP Đà Nẵng 170 hải lý về phía đông đã đ−ợc khai thác, sử dụng từ lâu ở Nam Việt Nam và có lúc còn xuất khẩu sang Nhật Bản (theo tài liệu của Tổng Nha khoáng chất và kỹ nghệ Nam Việt Nam).
Phosphorit tạo thành lớp , bề dày thay đổi 0,5ữ1,5 m nằm dưới lớp cát sâu từ 1 m
đến 3 m nh− đảo Hoàng Sa (Pattle) hoặc lộ ngay trên mặt nh− ở các đảo Cam Tuyền- Hữu Nhật (Robert), Vĩnh Lạc (Money), v.v., hoặc phân bố không đều trên các đảo Quang Hòa Đông (Duncan), Quang Hòa Tây (Palm), Duy Mộng ((Drummond), Linh Côn (Lincoln), Phú Lâm (Boisee), v.v...
Quặng phosphát có dạng kết hạch hoặc sắp lớp uốn l−ợn lẫn các mảnh san hô, xương cá, mùn hữu cơ bị phân hủy thành màu nâu bở rời, hàm lượng P2O5 thay đổi nhiều, trung bình gần 20% và tài nguyên dự tính 4,7 triệu tấn, trong đó tài nguyên của 6 đảo trên là 2,78 triệu tấn theo khảo sát của đoàn hợp tác Việt Nhật.
- Phosphorit quần đảo Trường Sa, nằm ngoài khơi đông nam Trung Bộ (60 30'ữ120 vĩ độ bắc và 1100ữ1170 kinh độ đông) trên các cụm chuổi đảo ám tiêu san
hô vòng, độ cao có nơi đến vài mét trên mặt biển.
Quặng phosphat-cát-san hô, vỏ sò kết dính khá rắn hoặc dạng bột nâu đen có bề dày khoảng 1 m với hàm lượng trung bình P2O5=8,12% ở đảo Trường Sa; 18,12% ở
đảo Song Tử Tây; 17,63% ở đảo Nam Yết, đảo Sinh Tồn với chất không tan thấp trung bình 0,4%. Tài nguyên dự tính 184.176 tấn (theo tài liệu của Nguyễn Viết Thắm, 1977.
Lưu trữ Cục ĐCKSVN). Phần lớn quặng phosphat ở các đảo Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Thuyền Chài, Tr−ờng Sa Tây, v.v., thuộc loại bở rời, xâm nhiễm trong cát, vụn san hô và mùn hữu cơ với trữ l−ợng khoảng 0,7 triệu tấn và dự báo chung tài nguyên phosphát ở quần dảo Tr−ờng Sa khoảng gần 10 triệu tấn.