PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
Trong Lâm Nghiệp, nhân giống sinh trưởng cây rừng đã được sử dụng trên 100 năm nay. Ngay từ năm 1940, Marrier de Boisdyver (Người Pháp) đã ghép 1000 cây Thông đen. Năm 1883, Velinski A.H công bố công trình nhân giống một số loài cây lá kim và cây lá rộng thường xanh bằng hom. Ở Pháp năm 1969, Trung Tâm Lâm Nghiệp nhiệt đới bắt đầu nhân giống chương trình nhân giống cho các loài cây bạch đàn, năm 1973 mới có 1 ha rừng trồng bằng hom, các rừng này đạt tăng trưởng bình quân 35 m khối/ha/năm.
Đầu năm 1961 việc nhân giống thành công Bạch đàn (Eucalyptus camalublensis) chính là bước tiến mới trong giâm hom cây giống lâm nghiệp.
Đến năm 1963 nhà nghiên cứu người Pháp là Franclet đã đưa ra một danh sách gồm 58 loài Bạch đàn đã được thử nghiệm và giâm hom thành công.
Năm 1972 Bhatragan thử nghiệm giâm hom cây Tếch (Tectona grandis) trong một công thức thích hợp đã cho tỷ lệ ra rễ của hom giâm là 65,8%. Cũng theo nghiên cứu của Bhatgans và Joski ở Ấn Độ năm 1973, giâm hom chồi, gốc Bạch đàn (Eucaly plustereti corus) xử lý bằng thuốc IBA nồng độ 100ppm cho tỷ lệ ra rễ đạt 60%.
Năm 1984 nhà nghiên cứu nổi tiếng người Đức là R.Kleinschmit đã tiến hành nhân giống hom cây Vân sam ở Cộng Hòa Liên Bang Đức và Ruden cũng bắt đầu chương trình này tại Nauy. Ban đầu họ chỉ tập trung tìm hiểu các kỹ thuật cơ bản và cần thiết cho quá trình giâm hom. Và điều đặc biệt là ông đã tìm ra hom giâm được lấy từ những cây mẹ không quá lớn tuổi.
Từ đầu thế kỷ 80 đến nay thì công tác nghiên cứu tạo giống hom cây rừng đã đạt được nhiều thành công lớn như các loài cây lá Kim, các loài cây lá rộng.
Ở Đông Nam Á những năm gần đây việc nghiên cứu và sản xuất cây hom đã được tiến hành ở nhiều nước. Trung tâm giống cây trồng rừng Asean – Canada (ACFTSC) đã tổ chức nghiên cứu giống hom từ những năm 1988.
Là nơi có cơ sở hạ tầng tốt nhất, thích hợp nhất cho công tác giâm hom và đã thu được nhiều kết quả với các loài cây họ Đậu.[11].
Tại Trung Quốc đã xây dựng được một quy trình công nghệ về sản xuất cây con bằng mô hom cho hàng loạt loài cây thân gỗ, cây ăn quả và cây cảnh.
Năm 1991 ở Brazil đã có 20 công ty thực hiện chương trình trồng rừng bạch đàn trên quy mô lớn, hàng năm đã sản xuất 50 triệu cây hom cho trồng rừng. ỞAutrylia năm 1966 đã có hơn 1000 ha rừng thông radiata (Pinusradiata) được trồng bằng cây hom, hiện nay vườn ươm Gympie hàng năm cũng sản xuất khoảng 3 triệu cây hom thông Caribe.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Trước những thành tựu nghiên cứu nhân giống cây rừng bằng phương pháp giâm hom, các nhà khoa học Việt Nam cũng tìm ra những quy trình, phương pháp riêng cho việc giâm hom cho một số loài cây rừng phù hợp với điều kiện tự nhiên của nước ta.
Đầu tiên vào năm 1976 những thí nghiệm nhân giống bằng hom với một số loài cây như Thông, Bạch đàn được tiến hành tại rung tâm nghiên cứu cây nguyên liệu giấy tại Phù Ninh- Phú Thọ.
Những năm 1983-1984, các thử nghiệm nhân giống bằng hom được tiến hành tại viện khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam nội dung nghiên cứu tập trung vào đặc điểm giải phẫu của hom, ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm của môi trường và xử lý hom bằng chất kích thích.
Cùng năm 1984, Nguyễn Ngọc Tân đã giâm hom thành công loài cây Mỡ từ cây non hoặc từ chồi gốc cây trưởng thành. Ông cho biết tỷ lệ ra rễ là
40% ở hom chưa hóa gỗ hoặc cây Mỡ khi các hom này được xử lý với thuốc 2,4D nồng độ 50 ppm trong 3 giây.
Và từ những năm 1990 trở lại đây đã có rất nhiều các nghiên cứu về rất nhiều loài cây khác nhau tạo nên sự phong phú và đa dạng giống cây rừng.
Như các loài cây Bạch đàn (1990-1991), cây Sổ (Lạng Sơn 1990), Keo lá tràm và Keo lai (1995), Pơmu (Lâm Đồng) cây Bách xanh (1999), Thông đỏ (Ba Vì 1995).
Theo bản tin Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng số 4 – 2005 nhân giống một số loài cây rừng bằng phương pháp giâm hom đã có nhiều triển vọng:
Đối với cây Pơmu độ tuổi từ 2 - 8 tuổi lấy cành của cây trưởng thành hoặc đã qua tạo chồi. Hom ra rễ đạt 85 – 90% khi xử lý bằng NAA 1,5% với giá thể bằng cát hay trực tiếp trong túi bầu.
Đối với cây Bách xanh ở độ tuổi 2 -10 tuổi lấy cành của cây trưởng thành hoặc đã qua tạo chồi. Hom ra rễ đạt 85- 95% khi xử lý IBA 1% với giá thể bằng cát.
Với cây Hồng tùng giâm hom thành công ở các giai đoạn có độ tuổi khác nhau bằng chồi vượt và cây trưởng thành hoặc đã qua tạo chồi. hom ra rễ đạt 80-85% khi xử lý IBA 1,5% trên giá thể bằng cát.
Đối với cây Trầm Hương có một số nghiên cứu sau:
Hiện nay trên thế giới biết đến với 25 loại Trầm Hương khác nhau, trong đó có 15 loài có khả năng tạo trầm. Từ những năm 1999 T.s Trần Văn Minh (Viện Sinh học Nhiệt đới-Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia) đã đưa vào nghiên cứu nhân giống Trầm Hương bằng phương pháp nuôi cấy mô từ cây đã có Trầm ngoài tự nhiên.
Năm 2001 Công ty giống Lâm Nghiệp Trung ương nghiên cứu quá trình nhân giống cây Trầm Hương đã có công thức thử nghiệm nhưng chưa công bố quy trình kỹ thuật.
Ở nước ta có khoảng 10.000 ha Keo lai và hàng ngàn hecta các giống Bạch đàn U6, Phi lao 601,701 được trồng bằng cây hom.[13]