Ảnh hưởng của độ dài hom giâm đến khả năng ra rễ của hom cây Ngâu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nội tại đến sự hình thành cây hom ngâu aglaia duperreana tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 40 - 45)

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Ảnh hưởng của độ dài hom giâm đến tỉ lệ sống, khả năng ra rễ, chồi của

4.1.2. Ảnh hưởng của độ dài hom giâm đến khả năng ra rễ của hom cây Ngâu

Kết quả nghiên cứu về khả năng ra rễ của hom giâm ở các công thức thí nghiệm vế độ dài hom giâm được thể hiện ở bảng 4.2 và hình 4.2; 4.3:

Bảng 4.2: Khả năng ra rễ của hom cây Ngâu ở các công thức thí nghiệm

CTTN Số hom thí nghiệm

Số hom ra rễ (hom)

Tỉ lệ (%)

Số rễ TB trên hom

(cái)

Chiều dài rễ TB

(cm)

Chỉ số ra rễ

CT1(5cm) 90 59 65,5 1,41 1,85 2,61

CT2(6cm) 90 62 68,9 1,45 1,84 2,67

CT3(7cm) 90 68 75,5 1,5 2,36 3,86 (Nguồn: Kết quả thí nghiệm của đề tài)

Hình 4.2: Tỉ lệ ra rễ của hom cây Ngâu ở các công thức thí nghiệm

Hình 4.3: Chỉ số ra rễ của hom cây Ngâu ở các công thức thí nghiệm

Từ kết quả ở bảng 4.2, hình 4.2; 4.3 cho thấy:

+Số hom ra rễ: Công thức 3 (7cm) là công thức có tỉ lệ hom ra rễ nhiều nhất với 75,5%, cao hơn công thức 2 (6cm) 68,9%, công thức 1 là công thức thấp nhất chỉ đạt 65,5%. Như vậy độ dài hom giâm có ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của hom cây Ngâu.

+Số lượng rễ trên hom: Công thức 3 (7cm) là công thức có số rễ trung bình trên hom cao nhất đạt 1,5 cái, tiếp đó là công thức 2 (6cm) 1,45 cái, công thức 1 (5cm) đạt 1,4 cái. Như vậy độ dài hom giâm có ảnh hưởng đến số rễ của hom giâm cây Ngâu.

+Chiều dài rễ:

Công thức có chiều dài rễ trung bình thấp nhất là công thức 2 (6cm) đạt 1,84 cm, công thức 1 (5cm) đạt 1,85cm, công thức công thức 3 (7cm) đạt cao nhất 2,36 cm.

+Chỉ số ra rễ:

Chỉ số ra rễ công thức 3 đạt cao nhất đạt 3,86, sau đó là công thức 2 đạt 2,67, công thức 1 có chỉ số ra rễ thấp nhất là 2,61. Như vậy, độ dài hom giâm của cây Ngâu có ảnh hưởng đến chất lượng của hom giâm.

Để có cơ sở chắc chắn khẳng định công thức nào có ảnh hưởng tốt nhất đến khả năng ra rễ của hom giâm cây Ngâu thông qua phân tích phương sai 1 nhân tố (bảng 4.3).

Từ bảng 4.3 ta:

+ Đặt giả thuyết : . Nhân tố A tác động

đồng đều lên kết quả thí nghiệm.

+ Đối thuyết :

Nhân tố A tác động không đồng đều đến kết quả thí nghiệm, nghĩa là chắc chắn sẽ có 1 trong các công thức thí nghiệm có tác động trội hơn so với các công thức còn lại.

Bảng 4.3: Bảng tổng hợp kết quả về chỉ số ra rễ của độ dài hom giâm của cây Ngâu ở cuối thí nghiệm

Phân cấp nhân tố A

Trung bình các lần lặp

1 2 3

CT1(5cm) 2,72 2,60 2,61 7,93 2,61

CT2(6cm) 2,59 2,61 2,80 8,00 2,67

CT3(7cm) 3,27 3,39 3,36 10,02 3,86

∑ 25,93 9,14

Ta tính:

Số hiệu chỉnh C

2

Tính biến động tổng số:

-

C -

74.8225

Tính biến động tổng số do nhân tố A ( do CTTN)

- - 74.8225

Tính biến động ngẫu nhiên:

- 0.9828-0.939=0.044

= =0.47

= =0.029

= =16.21

df2=a(b-1)=9-3=6 So sánh

Thấy rằng (Chỉ số ra rễ của độ dài hom) = 16.21 (Chỉ số ra rễ của độ dài hom) = 5.14. Vậy thì giả thuyết bị bác bỏ, chấp nhận giả thuyết .

Vậy nhân tố A (CTTN) tác động không đồng đều đến chỉ số ra rễ của độ dài hom cây Ngâu, có ít nhất 1 công thức tác động trội hơn các công thức còn lại.

Qua xử lý trên EXCEL ta có bảng phân tích phương sai một nhân tố đối với chỉ số ra rễ của loại hom cây Ngâu theo bảng 4.4:

Bảng 4.4: Bảng phân tích phương sai 1 nhân tố đối với chí số ra rễ của hom cây Ngâu

ANOVA

Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 2,694892 3 0,898297 3,516643 0,068803 4,066181 Within Groups 2,043533 8 0,255442

Total 4,738425 11

Tìm công thức trội nhất:

Số lần lặp lại ở các công thức bằng nhau: b Ta tính LSD: LSD= t *S* =2.31*0.029* =0.055

LSD: Chỉ số sai dị bảo đảm nhỏ nhất t =2.31 với bậc tự do df=a(b-1)=6,α=0,05

: Sai tiêu chuẩn ngẫu nhiên

Bảng 4.5: Phân tích sai dị từng cặp cho chỉ số loại hom để tìm công thức trội cho tỷ lệ sống của hom

CT2 CT3

CT1 0.03 0.7

CT2 0.67

Những cặp sai dị nào lớn hơn LSD được xem là sai rõ giữa 2 công thức và có dấu “*’’. Những cặp sai dị nhỏ hơn LSD được xem là không có sự sai khác giữa 2 công thức và có dấu “-”.

Qua bảng trên ta thấy công thức 3 có MAX1= 3.86cm là lớn nhất và công thức 2 có MAX2 = 2.67 cm là lớn thứ 2 có sai khác nhau rõ. Do đó công thức 3 là công thức trội nhất.

Chứng tỏ qua các phép tính thì cho thấy công thức 3 có tác động tới chỉ số ra rễ của độ dài hom giâm của cây Ngâu là tốt nhất.

Nhận xét:

Với kết quả nghiên cứu của đề tài, độ dài hom giâm ảnh hưởng đến tỉ lệ ra rễ, số rễ trên hom, chiều dài rễ và chỉ số ra rễ của cây hom Ngâu. Độ dài của hom giâm là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của hom, mỗi loài cây khác nhau thì kích thước của hom giâm cũng khác nhau.Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng với loài cây Ngâu độ dài hom giâm dài 7cm và 6cm sẽ cho tỉ lệ ra rễ cao hơn hom dài 5cm. Do vậy, khi nhân giống loài cây này bằng hom nên cắt hom có độ dài 6-7cm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nội tại đến sự hình thành cây hom ngâu aglaia duperreana tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)