Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ rừng và hoàn thiện chính sách về lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác kiểm kê rừng tại thôn đồng măng xã hợp thành huyện sơn dương tỉnh tuyên quang (Trang 55 - 60)

Giải pháp về tổ chức quản lý và sản xuất

Thực hiện phân cấp quản lý theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Ở cấp tỉnh, nâng cao năng lực ngành Nông nghiệp và PTNT trong đó có lâm nghiệp để tham mƣa có hiệu quả hơn cho UBND tỉnh quản lý Nhà nước về lâm nghiệp. Ở cấp huyện, bổ sung thêm biên chế cán bộ có chuyên môn lâm nghiệp, thành lập tổ lâm nghiệp trong phòng kinh tế của các huyện trong đó có ít nhất 3 cán bộ lâm nghiệp chuyên trách. Cấp xã, đối với những xã có diện tích đất lâm nghiệp trên 500 ha thành lập Ban bảo vệ và phát triển rừng cấp xã, trong đó hợp đồng (tiến tới có biên chế) cho 1 cán bộ lâm nghiệp giúp cho UBND xã thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. Tiếp tục củng cố các công ty lâm nghiệp nhằm thực thi có hiệu quả các phương án đổi mới đã được phê duyệt, thực hiện quản lý rừng bền vững, mở rộng hợp tác, liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước.

Quy hoạch đồng bộ các nhà máy chế biến lâm sản với các vùng nguyên liệu.

Giải pháp về giao rừng, giao đất lâm nghiệp

Tiếp tục thử nghiệm và nhân rộng các mô hình quản lý rừng cộng đồng; hoàn thiện quy chế quản lý rừng và cơ chế hưởng lợi theo Quyết định 178/2001/QĐ-TTg và Quyết định 304/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chỉnh phủ cho các thành phần kinh tế; xây dựng cơ sở pháp lý để các thành phần kinh tế được giao, thuê dịch vụ môi trường rừng đặc dụng sử dụng trong các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng. Tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đƣợc giao rừng, giao đất lâm nghiệp thực hiện quyền sử dụng đất, sử dụng và sở hữu rừng theo quy định của pháp luật.

Khuyến khích tích tụ đất đai để tạo ra các vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung bằng các hình thức: các hộ gia đình, tổ chức kinh tế và cá nhân cho thuê hoặc hợp đồng thuê hoặc cổ phần bằng góp quyền sử dụng rừng và đất

lâm nghiệp. Giải pháp về khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo và khuyến lâm Ứng dụng các thành tựu KHCN trong và ngoài nước nhất là trong lĩnh vực giống và cây trồng lâm nghiệp, sản xuất và chế biến lâm sản. Đƣa công nghệ thông tin vào quản lý lâm nghiệp, xúc tiến thương mại, bước đầu tập trung cho quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng tài nguyên rừng và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng. Hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước để nghiên cứu và ứng dụng khoa học lâm nghiệp. Xây dựng và thực hiện chương trình phổ cập, đào tạo về lâm nghiệp cấp xã. Nâng cao ý thức bảo vệ rừng thông qua việc từng bước đưa giáo dục bảo vệ và phát triển rừng vào sinh hoạt và đời sống thôn (buôn), trường học. Xây dựng hệ thống khuyến lâm đến cấp huyện, riêng ở cấp xã, tạm thời cán bộ khuyến lâm theo chế độ hợp đồng, đồng thời khuyến khích các tổ chức, các nhân tự nguyện tham gia vào hoạt động khuyến lâm ở cấp cộng đồng thôn (buôn).

Giải pháp về chính sách

Quy hoạch hợp lý 3 loại rừng, xác lập các chủ quản lý rừng cụ thể với quan điểm xã hội hoá nghề rừng, bao gồm nhiều thành phần kinh tế. Tiếp tục đẩy mạnh việc thuê đất trồng rừng, giao đất, giao rừng cho cộng đồng, hộ gia đình và các thành phần kinh tế khác. Có chính sách quản lý và hỗ trợ sau giao đất, giao rừng, chính sách về vốn cho rừng đặc dụng và phòng hộ, chính sách tín dụng cho rừng sản xuất và chế biến lâm sản. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hợp tác và đầu tư cho hoạt động quản lý, sản xuất và nghiên cứu khoa học. Giải pháp về vốn Tranh thủ tối đa và tổ chức có hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp cho bảo vệ, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, trồng rừng phòng hộ và đặc dụng theo chương trình dự án 661. Tạo môi trường đầu tư thuận lợi và hệ thống pháp lý đầy đủ, nhằm huy động các nguồn vốn đầu tƣ từ dân và doanh nghiệp vào trồng rừng nguyên liệu với chu kỳ dài. Khuyến khích vay ƣu đãi để phát triển trồng rừng và chế biến lâm sản.

Cần có các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI từ các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực trồng rừng nguyên liệu, công nghiệp chế biến gỗ và chuyển giao công nghệ. Phối hợp với các dự án ODA tận dụng vốn viện trợ nước ngoài để phát triển trồng rừng.

Giải pháp hỗ trợ của ngành và hợp tác quốc tế Tranh thủ sự giúp đỡ của các ngành ở Trung ương và địa phương, hợp tác quốc tế, khai thác nguồn vốn ODA để triển khai một số vấn đề cấp thiết nhƣ: vấn đề đất đai, nguồn vốn cho phục hồi rừng tự nhiên, phát triển rừng, chế biến lâm sản và xoá đói giảm nghèo. Tranh thủ tìm kiếm các nguồn hỗ trợ mới, thực hiện cơ chế phát triển sạch (CDM), cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng (PES), giảm phát thải do mất rừng và suy thoái rừng (REDD), vv....

Các giải pháp cụ thể, cấp thiết và trước mắt

- Rà soát lại đất đai, đặc biệt là diện tích đất trống, đồi núi trọc là đất rừng phòng hộ để xây dựng kế hoạch phủ xanh vào năm 2010 bằng nguồn kinh phí của dự án 661. Kiểm kê và đƣa vào khoanh nuôi, khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung một số diện tích rừng tự nhiên nghèo. Tổ chức, kiểm tra thường xuyên khoán bảo vệ rừng cho các hộ dân, đảm bảo thực chất và có hiệu quả, từng bước nâng cao chất lượng rừng. Thúc đẩy phát triển trồng rừng sản xuất, trồng cây phân tán, cây LSNG, đƣa giống mới và tiến bộ khoa học vào sản xuất, quản lý có hiệu quả giống cho trồng rừng. Hoàn thành chỉ tiêu đƣợc giao theo Nghị quyết 73/2006/QH11 của Quốc hội.

- Tiếp tục đổi mới các lâm trường quốc doanh, giao quyền tự chủ cho các công ty lâm nghiệp hoạt động, thông qua các chính sách hỗ trợ các công ty về pháp lý, vốn để các doanh nghiệp phát triển ổn định.

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền xã với các chủ rừng đặc biệt với các ban quản lý rừng đặc dụng và phòng hộ, làm rõ cơ chế về

quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên. Gắn việc bảo vệ rừng và phát triển kinh tế xã hội các thôn, xã vùng lõi và vùng đệm. Thực hiện các giải pháp hỗ trợ nâng cao mức sống của người dân địa phương để hạn chế phá rừng, khai thác rừng và lấn chiếm đất rừng. Nâng cao nhận thức cho các ngành, các cấp chính quyền, đặc biệt là cấp xã về tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Xây dựng các chính sách ƣu đãi cho cán bộ lâm nghiệp ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

- Phối hợp thường xuyên giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật như lực lƣợng công an, quân đội, kiểm lâm để xử lý nghiêm các vi phạm của lâm tặc và những người có trách nhiệm quản lý. Việc xử lý các vi phạm phải kịp thời, kiên quyết, nhằm giảm tình trạng vi phạm pháp luật bảo vệ rừng. Tăng cường lực lượng kiểm lâm, nâng cao địa vị pháp lý, trang thiết bị, phương tiện. Đảm bảo chế độ chính sách cho lực lượng kiểm lâm cho tương xứng với nhiệm vụ đƣợc giao.

- Tăng cường công tác tuyên truyền chính sách và pháp luật về lâm nghiệp cho người dân. Hạn chế chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp thành đất nông nghiệp, trồng cao su, xây dựng công trình thủy điện, đường biên giới…

- Hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến lâm sản bằng các chính sách ƣu đãi theo Nghị định số 151/2006/NĐ-CP, hỗ trợ về mặt bằng nhà xưởng, quy hoạch vùng nguyên liệu, tăng cường thông tin thị trường, phát triển ngành chế biến lâm sản thông qua đó phát triển trồng rừng sản xuất.

- Phối hợp với các viện nghiên cứu và phát triển Lâm nghiệp, với Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên để đẩy nhanh công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học về lĩnh vực lâm nghiệp. Tổ chức nghiên cứu triển khai nhằm ứng dụng có hiệu quả một số nội dung nhƣ giống, kỹ thuật thâm canh một số loài cây trồng rừng chính, và chế biến lâm sản.

- Đổi mới các dịch vụ khuyến lâm, chuyển từ xây dựng mô hình trình diễn là chính sang chuyển giao công nghệ tiên tiến về trồng rừng sản xuất năng suất cao cho nông dân và hỗ trợ nông dân tổ chức sản xuất theo kế hoạch, có hiệu quả và phù hợp với nhu cầu thị trường.

Mặc dù đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng, nhƣng do nhiều các nguyên nhân khác nhau, rừng vẫn tiếp tục bị suy giảm về chất lƣợng, rừng tự nhiên tiếp tục bị xâm hại, tốc độ phát triển rừng trồng nhanh nhƣng năng suất tăng chậm. Công tác giao rừng, cho thuê rừng triển khai chậm, chƣa tìm đƣợc phương án quản lý rừng có hiệu quả. Tình hình khai thác rừng phá rừng trái phép vẫn diễn ra khá nghiêm trọng. Công tác phối hợp giữa các ngành trong bảo vệ pháp luật về rừng chưa được chặt chẽ và thường xuyên. Công tác khuyến lâm chƣa thực sự đƣợc coi trọng, cán bộ khuyến lâm mỏng, kinh phí cho khuyến lâm rất thấp. Cách đầu tƣ cho khuyến lâm theo kế hoạch hàng năm là chƣa phù hợp, xây dựng các mô hình trình diễn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Yêu cầu trong việc xây dựng các mô hình trình diễn dẫn đến loại trừ sự tham gia của các hộ nghèo. Từ nghiên cứu thực trạng đã đề xuất 6 giải pháp để phát triển lâm nghiệp tại địa phương bao gồm: Giải pháp về tổ chức quản lý và sản xuất; về giao rừng, giao đất lâm nghiệp; về KHCN, giáo dục đào tạo và khuyến lâm; về vốn, tín dụng; về chính sách; hỗ trợ của các ngành và hợp tác quốc tế. Ngoài ra, giải pháp cụ thể, cấp thiết và trước mắt được đề xuất nhằm chấn chỉnh và triển khai có hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng trong thời gian tới.

Phần 5

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác kiểm kê rừng tại thôn đồng măng xã hợp thành huyện sơn dương tỉnh tuyên quang (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)