VẺ ĐẸP VỀ NỘI DUNG BÀI THƠ

Một phần của tài liệu giáo án Văn 11 soan phát triển năng lực HS (Trang 47 - 51)

Tiết 23-24 THỰC HÀNH VỀ THÀNH NGỮ, ĐIỂN CỐ

B. Các bước lên lớp

I.. VẺ ĐẸP VỀ NỘI DUNG BÀI THƠ

1.HÌNH ẢNH BÀ TÚ.

- Câu 1, 2 giới thiệu bà Tú là một người đàn bà giỏi buôn bán, tần tảo “quanh năm”, buôn bán kiếm sống ở “mom sông”, cảnh đầu chợ, bến đò, buôn thúng bán mẹt. Chẳng có cửa hàng cửa hiệu. Vốn liếng chẳng có là bao.

- Thế mà vẫn “Nuôi đủ năm con với một chồng?”. Chồng đậu tú tài, chẳng là quan cũng chẳng là cùng đinh nên phải “ăn lương vợ”. Một gia cảnh “Vợ

quen dạ để cách năm đôi”.

-Các số từ: “năm” (con), “một” (chồng) quả là đông đúc. Bà Tú vẫn cứ “nuôi đủ”, nghĩa là ông Tú vẫn có “giày giôn anh dận, ô Tây anh cầm” cách nói hóm hỉnh.

- Câu 3-4 mượn hình ảnh con cò trong ca dao, tạo thành “thân cò” - thân phận lam lũ vất vả, “lặn lội”.

Cò thì kiếm ăn nơi đầu ghềnh, cuối bãi, bà Tú thì lặn lội… khi quãng vắng, nơi mom sông. Hình ảnh

“thân cò” rất sáng tạo, vần thơ trở nên dân dã, bình dị.

- Cảnh lên đò xuống bến, cảnh cãi vã, giành giật bán mua “eo sèo mặt nước buổi đò đông” để kiếm bát cơm manh áo cho chồng, con.

- Hai cặp từ láy: “lặn lội” và “eo sèo” hô ứng, gợi tả một cuộc đời nhiều mồ hôi và nước mắt.

- Câu 5, 6, tác giả vận dụng rất hay thành ngữ: “Một duyên hai nợ” và “năm nắng mười mưa”.

- Ba tiếng đối ứng thượng, hạ: “âu đành phận”, “dám quản công” như một tiếng thở dài. Có đức hy sinh. Có sự cam chịu số phận. Có cả tấm lòng chịu đựng, lo toan vì nghĩa vụ người vợ, người mẹ trong gia đình.

-Tú Xương có tài dùng số từ tăng cấp (1-2-5-10) để nói lên đức hy sinh thầm lặng cao quý của bà Tú:

“Một duyên hai nợ/âu đành phận, Năm nắng mười mưa/dám quản công”.

Tóm lại, bà Tú là hiện thân của cuộc đời vất vả lận đận, là hội tụ của bao đức tính tốt đẹp: tần tảo, gánh vác, đảm đang, nhẫn nại,… tất cả lo toan cho hạnh phúc chồng con. Nhà thơ bộc lộ lòng cảm ơn, nể trọng.

2.VẺ ĐẸP NHÂN CÁCH TÚ XƯƠNG QUA BÀI THƠ.

-Là một người chồng yêu thương và hiểu vợ rất nhiều. Ông luôn dõi theo những bước đi đầy gian truân của bà Tú, thương nhưng chẳng biết làm gì, chỉ biết thể hiện nó qua thơ ca. Bằng những lời thơ chân chất, mộc mạc chân thành, tú Xương đã khắc học rõ nét hình ảnh bà Tú với lòng yêu thương da diết.

Mỗi chữ trong thơ Tú Xương đều chất chứa bao tình ý, yêu thương và lòng cảm phục sâu sắc:

“ Nuôi đủ năm con với một chồng”

-Đằng sau cốt cách khôi hài, trào phúng là một tấm lòng không chỉ thương mà còn là tri ân vợ. Trong câu thơ trên, ông Tú tự coi mình là một đứa con đặc biệt để bà Tú phải nuôi. Tú Xương đã không gộp mình với con để nới mà tách riêng rặch ròi là để ông tự riêng tri ân vợ.

-“ Một duyên hai nợ âu đành phận” Bà Tú lấy ông là do duyên, nhưng duyên một mà nợ hai. Tú Xương tự coi mình là cái nợ mà bà Tú phải gánh chịu. Nợ gấp đôi duyên, duyên ít, nợ nhiều. Nhà thơ không chỉ cảm phục biết ơn sự hi sinh rất mực của vợ mà ông còn tự trách mình, tự lên án bản thân.

ông không dựa vào duyên số để trút bỏ trách nhiệm.

- Câu 7 là một tiếng chửi, đúng là cách nói của Tú Xương vừa cay đắng vừa phẫn nộ: “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc”. “Cái thói đời” đó là xã hội dở Tây dở ta, nửa phong kiến nửa thực dân: đạo lý suy đồi, lòng người đảo điên.

- Tú Xương tự trách mình là kẻ “ăn ở bạc” vì thi mãi chẳng đỗ, chẳng giúp được ích gì cho vợ con.

Suốt đời vợ con phải khổ, như có bài thơ ông tự mỉa: “Vợ lăm le ở vú - Con tập tểnh đi bộ - Khách hỏi nhà ông đến - Nhà ông đã bán rồi”.

- Câu 8 thấm thía một nỗi đau chua xót. Chỉ có Tú Xương mới nói được rung động và xót xa thế: “Có chồng hờ hững cũng như không”. “Như không” gì? Một cách nói buông thõng, ngao ngán. Nỗi buồn tâm sự gắn liền với nỗi thế sự. Một nhà nho bất đắc chí!

II.VẺ ĐẸP NGHỆ THUẬT CỦA BÀI THƠ.

+ Đậm đà màu sắc dân gian:

-Ngôn ngữ giản dị , chân thật, lời ăn tiếng nói, tiếng chửi của dân gian để phê phán xã hội phong kiến ngày xưa .

– Vận dụng thành ngữ sáng tạo, sinh động .

- Hình ảnh văn học dân gian: thay “con cò” bằng “thân cò. Hình ảnh lặn lội thân cò được tác giả mô phỏng theo một biểu tượng trong thi ca dân gian để nói về người phụ nữ lao động.

+ Sức mạnh nghệ thuật của cách dùng số từ: Cách đếm con đếm chồng, cách nói lên sự vất vả của vợsố từ trong tay ông Tú đầy biến ảo, phóng chiếu năng lượng nghệ thuật dồi dào.

+Giọng điệu: trữ tình và tự trào.

Ngày soạn: Ngày giảng:

Tiết 30 Làm văn THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH I.Mục tiêu:

1.Kiến thức : Nắm được mục đích yêu cầu tác dụng và cách so sánh trong văn nghị luận . 2.Kĩ năng: Nhận diện và chỉ ra sự hợp lí, nét đặc sắc của các cách so sánh trong các văn bản.

Biết vận dụng những kiến thức đã học về thao tác lập luận so sánh để viết một đoạn văn trong bài nghị luận.

3. Thái độ : Có ý thức rèn luyện kĩ năng làm văn.

- Tư duy sáng tạo, giao tiếp . 4.Định hướng năng lực:

+ Năng lực giải quyết vấn đề:HS thể hiện quan điểm cá nhân khi đánh giá các đề văn Gv đưa ra, giải quyết được các tình huống GV đưa ra.

+ Năng lực sáng tạo: Biết cách đặt các câu hỏi khác nhau về một đề văn-xác địnhvà làm rõ thông tin, ý tưởng mới-phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan để hoàn thành nội dung kiến thức bài học.

Trình bày suy nghĩ và khái quát hóa thành các luận điểm.

+Năng lực hợp tác:thảo luận nhóm để hoàn thành công việc chung, HS biết cách lắng nghe người khác, hòa giải bất đồng và giải quyết vấn đề theo hướng dân chủ.

II. Các bước lên lớp.

1. Oồn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới: Trong làm văn nghị luận, để thuyết phục người đọc, người nghe tin , cần sử dụng nhiều thao tác lập luận. Bên cạnh thao tác lập luận phân tích, lập luận so sánh được sử dụng khá nhiều và có những mục đích, hiệu quả riêng. Bài học hôm nay làm rõ vấn đề trên.

TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG PHẦN NỘI DUNG HĐ1: Tìm hiểu mục đích, yêu cầu của thao tác lập

luận so sánh.

Việc1: GV cho vd và hs rút ra khái niệm so sánh.

GV cho VD:

- Trong lời nói hằng ngày:

+ Con beù xinh như buùp beâ + Cô ấy đẹp như tiên

- Trong văn thơ thì có so sánh tu từ:

+ “ Đôi ta như lửa mới nhen

Như trăng mới rạng như đèn mới khêu”

+ “Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào ta ai ?”

GV: Trong những vd trên, đối tương, sự vật nào được so sánh và đối tượng sự vật nào so sánh ?  GV: So sánh là gì ?

Việc 2: Từ vd và câu hỏi sgk, HS rút ra kết luận mục đích của so sánh ?

GV: Để làm nổi bật và sáng rõ, cách làm tốt nhất và đem lại hiệu quả cao nhất là so sánh, tacù giả

I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh:

1. So sánh: là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, hoặc là các mặt trong cùng một sự vật

2. Mục đích và yêu cầu: làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ cụ thể, sinh

đã khai triển lập luận đó ntn ?

GV: Cùng nói về giá trị nhân đạo nhưng văn “ chiêu hồn có một vị trí ntn ? ( một không hai )  GV: Như vậy mục đích ss của tác giả là gì ?  GV: Từ đó hãy cho biết, mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận so sánh ?

HĐ2: Tìm hiểu cách ss

Việc1: GV làm bảng phụ, hướng dẫn phân tích để hS rút ra đươc ss tương đồng.

 GV làm bảng phụ” tuyên ngôn độc lập của MĨ và Pháp”

GV: Đối tượng để ss và đối tượng cần làm nổi bật ? GV: Mục đích của ss này là gì ? ( khẳng định nước VN có quyền hưởng tự do, độc lập )  GV: Nội dung của những ss này ntn ? ( giống nhau )

GV: Vậy những ss có nội dung giống nhau gọi là ss gì ?( tương đồng ). Thế nào là ss tương đồng ? Việc2: GV cho HS xét vd 2 để rút ra kết luận ss tương phản

HS đọc vd và trả lời câu hỏi sgk

GV: Như vậy ss này có giống ở vd1 không ?  GV: Như vậy ở vd1 là so sánh giống nhau về nội dung, còn ở vd 2 là ss khác nhau về nội dung. SS khác nhau đó, người ta gọi là ss gì ? ( tương phản )  GV: Hãy nhận xét các đối tương được đem ra ss phải ntn ?

GV: Kết luận rút ra từ ss phải ntn ? ( chân thực, giúp cho nhận thức sự vật, sự việc, hiện tượng được chính xác sâu sắc )

GV: Cách ss trong văn nghị luận ? HĐ3: Hướng dẫn giải bài tập

GV: SS ở bài tập 1 theo kiểu nào ?

- Tương đồng: văn hoá, lãnh thổ, phong tục, chính quyeàn…

- Tương phản: ( như bên )

động và có sức thuyết phục

II. Cách so sánh:

1. Các kiểu ss:

a. So sánh tương đồng: là ss hai hay nhiều đối tượng để chỉ ra những nét gioáng nhau

b. So sánh tương phản: là ss hai hay nhiều đối tượng để chỉ ra những nét khác nhau

2. Cách ss: Khi ss phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống và khác nhau giữa chúng, đồng thời phải nêu rõ ý kiến, quan điểm của người nói, người viết

III Luy ệ n t ậ p :

1) Tác giả đã ss “ Bắc” với “Nam” về những mặt:

- Văn hiến ( vốn xưng… đã lâu ) - Lãnh thổ ( núi sông… đã chia) - Phong tục ( phong tục.. khác ) - Chính quyền riêng ( từ Triệu… một phửụng )

- Hào kiệt ( song hào kiệt… có )

2) Về mọi mặt, nước Đại Việt ta đều có từ trước, đủ tư cách là một nước có độc lập, chủ quyền, ngang hàng và không hề thua kém các triều đại Trung Hoa

3) Đoạn văn có sức thuyết phục mạnh mẽ, đem đến cho người đọc niềm tin và niềm tự hào dân tộc.

4. Củng cố: HS đọc lại phần ghi nhớ sgk

5. Dặn dò: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới “Luyện tập vận dụng kết hợp thao tác lập luận so sánh và phân tích”

Làm trước các bài tập trong sgk.

* Ruựt kinh nghieọm

Ngày soạn: Ngày giảng:

Một phần của tài liệu giáo án Văn 11 soan phát triển năng lực HS (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w