KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
3. Nghị luận về một vần đề xã hội trong tác phẩm
a. Đối tượng nghị luận
Nghị luận về một vần đề xã hội đặt ra trong các tác phẩm văn học là một dạng của kiểu bài nghị luận mà vấn đề cần bàn bạc được rút ra từ một tác phẩm văn học hoặc từ một câu chuyện nhỏ.
Đề tài:
- Một vấn đề xã hội nào đó có ý nghĩa sâu sắc, đặt ra trong tác phẩm văn học đã học trong chương trình hoặc một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn ngoài chương trình.
- Dù là lấy từ nguồn nào thì đề tài bàn luận cũng thuộc một trong hai phạm vi: các tư tưởng, đạo lí hoặc các hiện tượng đời sống.
b. Yêu cầu
- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học là kiểu bài nghị luận xã hội , không phải là kiểu bài nghị luận văn học. Cần tránh tình trạng làm lạc đề sang nghị luận văn học.
- Vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học có thể là một tư tưởng, đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống (thường là một tư tưởng, đạo lí)
- Cách làm:
Dạng nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học:
1.Loại: Thuộc loại bài nghị luận xã hội.
2.Đề tài: Một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó đặt ra trong tác phẩm văn học, *Vấn đề xã hội có ý nghĩa có thể lấy từ hai nguồn: tác phẩm văn học đã học trong chương trình hoặc một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn mà HS chưa được học.
3.Về cấu trúc triển khai tổng quát:
a/Phần một: Phân tích văn bản (hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút ra ý nghĩa của vấn đề (hoặc câu chuyện).
b/Phần hai (trọng tâm): Nghị luận (phát biểu) về ý nghĩa của vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học (câu chuyện).
c. Dàn ý khái quát
Phần mở bài:
- Giới thiệu ngắn gọn, chính xác vấn đề cần bàn luận trên cơ sở ngầm hiểu ý nghĩa của tác phẩm, câu chuyện.
- Dan dắt tác phẩm, câu chuyện được chọn nêu luận đề Phần thân bài:
- Phân tích khái quát nội dung, ý nghĩa của tác phẩm hoặc câu chuyện được dẫn trong đề bài để tìm thấy vấn đề cần bàn luận.
bài này, ngoài đảm bảo cấu trúc chung của một bài văn nghị luận xã hội, người viết cần chú ý tách riêng từng vấn đề giải thích, bàn luận (chú ý mối quan hệ, sự tương đồng và khác biệt của hai vấn đế), từ đó rút ra bài học nhận thức, hành động.
d.
Kiểu bài mang tính chất đối thoại- bộc lộ suy nghĩ riêng
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề
- Thân bài:
+ Giải thích vấn đề
+ Trao đổi bàn luận, đối thoại (phần này thuộc vào
- Nếu vấn đề cần bàn luận là một tu tuởng, đạo lí thì áp dụng mô hình cấu trúc: GIẢI => PHÂN => BÁC =>
ĐÁNH (Nhu đã trình bày ở phần trên)
- Nếu vấn đề cần bàn luận là một hiện tuợng đời sống thì áp dụng mô hình cấu trúc: GIẢI => PHÂN => NGUYÊN NHÂN => ĐÁNH GIÁ => GIAI PHÁP (Như đã trình bày ở phần trên)
Phần kết bài:
- Đánh giá ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí hoặc hiện tượng đời sống đã nghị luận, rút ra bài học nhận thức hoặc định hướng hành động.
Khẳng định ý nghĩa của tác phẩm / câu chuyện và vai trò đóng góp của tác giả.
nhận thức và sự hiểu biết của bản thân nhận thức đúng/ sai;
phải/ trái).
+ Trình bày quan điểm sống của bản thân (giống bài học nhận thức và hành động).
- Kết bài:
Đánh giá chung về vấn đề.
* Chú ý:
Bên cạnh việc đảm bảo cấu trúc kiểu bài, giáo viên cũng cần lưu ý cho học sinh: Giữa ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) và giữa các luận điểm, các đoạn trong phần thân bài phải có sự liên kết chặt chẽ.
Phần thân bài không thể trình bày chỉ với
một đoạn văn.
3.
Xác định một cách viết linh hoạt trước mỗi kiểu đề nghị luận tránh cách làm bài hoặc máy móc hoặc
chung chung.
Tùy theo cách nêu vấn đề của đề bài mà xác định mức độ lớn nhỏ của hệ thống luận điểm. Ví dụ với đề bài “Trái đất sẽ ra sao nếu thiếu đi màu xanh của những cánh
rừng?”, trong các ý: vai trò của rừng đối với đời sống con người, hiện trạng rừng đang bị chặt phá bừa bãi, biện pháp ngăn ngừa nạn đốt rừng, ý
trọng tâm là hậu quả của những cánh rừng đang bị xóa sổ.
Nhưng nếu đề bài là
“Chúng ta phải làm gì để giữ gìn màu xanh của những cánh
rừng?”, về cơ bản các ý cũng triển khai như đã nêu trên nhưng ý trọng tâm phải là giải pháp ngăn ngừa nạn đốt phá và phát triển rừng.
4.
Cách lựa chọn và đưa dẫn chứng
- Khi lấy dẫn chứng để chứng minh bên cạnh yêu cầu phù hợp với luận điểm, cần chú ý chọn dẫn chứng có sức thuyết phục cao:
các con số thống kê, các sự kiện lịch sử, những danh ngôn, những câu chuyện thời sự. Ví dụ để làm sáng tỏ luận điểm
“một số giá trị văn học truyền thống của dân tộc đang bị mai một”
trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật học sinh có thể đưa ra những con số cụ thể:
theo thống kê của Tổng cục văn hóa trung ương năm 2013, số nghệ nhân trên 60 tuổi biết hát ca trù và quan họ chiếm tới 90%, trong số đó nghệ nhân trẻ chiếm không quá 10%...
- Khi đưa dẫn chứng
tránh tình trạng liệt kê tràn lan theo kiểu nghĩ gì viết đấy, nhớ gì ghi nấy, mà nên đi theo một trình tự lôgich nhất định (có thể theo trình tự thời gian, không gian, lĩnh vực...). Ví dụ khi nêu hiện trạng về một số giá trị văn hóa cổ truyền bị mai một trên
phương diện văn hóa, nghệ thuật, học sinh có thể đưa các dẫn chứng về âm nhạc, hội họa, sân khấu điện ảnh...
- Bên sự kết hợp giữa nhuần nhuyễn giữa dẫn chứng và lí lẽ, giáo viên cũng cần lưu ý
cho học sinh: Nếu cứ sa đi vào dẫn chứng, phân tích cụ thể nhưng không nâng lên tầm khái quát,
không đúc kết được thành các nhận định bài văn sẽ nhạt về tư tưởng, khó gây ấn tượng. Ví dụ sau khi đưa các số liệu, dẫn chứng cụ thể về sự nhạt sắc, rơi thanh của những giá trị văn hóa truyền thống trong thị hiếu âm nhạc (thích nhạc róc, ráp,
hiphop), trong trang phục (áo phông vẽ nhiều hình ảnh bạo lực, kinh
dị, áo
phanh ngực), trong ngôn
ngữ giao tiếp hàng ngày(dùng tiếng lóng, tiếng nước ngoài xen lẫn tiếng Việt) của giới trẻ hiện nay, người viết cần đưa ra nhận định khái quát:
những biểu hiện cụ thể trên là minh
chứng cho sự phai nhạt từ trong tâm thức của mỗi con người, những nếp sống đẹp, lối hành xử, nếp nghĩ, nếp cảm truyền thống của dân tộc Việt.
5.
Để xuất được
những ý kiến mới mẻ, chân thành, sâu sắc
Tron g việc thực hiện bài văn nghị luận xã hội cần chú ý
đến hai yêu cầu:
thứ nhất bài viết phải có ý, thứ hai bài viết phải có chất văn. Yêu
cầu ý
nghiêng về nội dung (tìm tòi, lựa chọn, phát hiện và nêu lên các vấn đề ý kiến).
Yêu cầu về văn
nghiêng về cách trình bày diễn đạt. Để làm tốt bài văn nghị luận xã hội, học sinh không chỉ nên biết cảm nhận một chiều mà cần phát huy những suy nghĩ đa dạng, nhiều hướng (kể
cả lật
ngược vấn đề), có những kiến giải chặt chẽ, mang màu sắc cá nhân, tránh lối nhìn
nhận một cách sáo mòn, đơn giản, cứng nhắc
Ví dụ: Với đề văn Suy nghĩ của em về tâm sự của nghệ sĩ Trịnh Công Sơn:
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”, sau khi nêu những biểu hiện phong phú và những giá trị quý báu của một tấm lòng trong đời sống,
người viết có thể bàn bạc mở rộng theo hướng:
Một tấm lòng có đồng nghĩa với việc yêu thương tất cả hay không?
Trong đời sống chỉ cần một tấm lòng
đã đủ
chưa?. Từ đó, người
viết có thể rút ra kết luận: Có một tấm lòng không đồng nghĩa với yêu thương tất cả mà cần có một tấm lòng biết ghét, biết căm thù cái ác, cái xấu. Chỉ có một tấm lòng thôi chưa đủ.
Trong hoàn cảnh ngày nay, khi xã hội đòi hỏi mỗi người cống hiến tài năng, trí tuệ thì việc bồi dưỡng và phát triển tài năng, trí tuệ cần được đặt lên ngang hàng với bồi dưỡng tâm hồn.
- Tuy nhiên giáo viên cũng cần lưu ý cho học sinh thấy để đánh giá được vấn đề một cách chính
xác, khách quan, toàn diện, người viết phải dựa trên những tiêu chuẩn là quan niệm đạo đức truyền thống của dân tộc, những lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng để đề xuất và giải quyết.
- Trong quá trình bàn bạc, cần so sánh, mở rộng vấn đề dựa trên các mối liên hệ tương đồng, tăng tiến hay đối lập.
6.
Lời văn cần trong sáng, thể hiện
những rung cảm chân thành của người viết
- Khi viết một bài văn, hơn nhau
không chỉ
ở chỗ viết cái gì mà quan trọng là viết như thế nào, bằng tình cảm, thái độ ra sao.
Hiệu quả tác động của văn nghị luận không chỉ ở lí lí mà còn ở tình cảm, cảm xúc. Để bài văn sinh động, truyền cảm, người viết cần lưu ý vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt khác như tự sự, thuyết minh và đặc biệt là biểu cảm với
phương thức nghị luận
(phương thức chính) trong kiểu bài này.
- Tuy nhiên, giáo viên cũng cần lưu ý cho học sinh:
không nên
lầm rung cảm nơi lời văn qua các câu cảm thán, qua những lời “hô to gọi giật”
theo kiểu chao ôi, xúc động làm sao, thật hạnh phúc biết bao
nhiêu...
Nếu lạm dụng một cách ngây thơ, nếu
“ngụy trang” cho tâm hồn nghèo nàn của mình theo kiểu ấy, bài văn sẽ trở nên sáo rỗng, lắm lúc buồn cười.
Rung cảm phải thật sự xuất phát từ đáy lòng. Khi ấy, nó tự toát lên trong ý tứ, trong
giọng điệu bài văn mà người đọc không khó nhận ra./.
- GV ra đề
- Phâ n nhó
m thả
o luậ
n thự
c hiệ
n - HS
trìn h bày nội dun g thả
o luậ
n - GV củng cố
nội dung kiến thức