Đề 1: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: “Ôi! sống đẹp là thế nào hỡi bạn?”.
A-Tìm hiểu đề - Thể loại: NLXH, sử dụng các thao tác giải thích, chứng minh, bình luận) - Nội dung: Vấn đề lẽ sống “Sống đẹp”
- Dẫn chứng: Thực tế B- Dàn ý
1- Mở bài:
- Có người cho rằng cuộc đời của con người rất ngắn ngủi, sống hôm nay không cần biết đến ngày mai.Sống là để hưởng thụ.Sống như thế có phải là sống đúng đắn, sống cao đẹp hay
không?
- Tố Hữu đã nêu vấn đề sống đẹp trong bái thơ “một khúc ca”
Chuyển ý 2- Thân bài:
a, Giải thích khái niệm “sống đẹp”
- Tác giả nêu vấn đề có sức gợi suy nghĩ đối với mỗi người về quan niệm sống, lí tưởng sống, và hạnh phúc cuộc đời
- “Sống đẹp” là sống có lí tưởng, có tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân ái, có trí tuệ, kiến thức ngày càng được nâng cao, có hành động tích cực lương thiện .Sống có ích cho đất nước, gia dđình, bản thân.
b, Biểu hiện của “sống đẹp”
-Sống có lí tưởng đúng đắn cao đẹp:
+ Lí` tưởng của cá nhân luôn gắn với lí tưởng của dân tộc, cộng đồng.Trong di chúc của mình bác Hồ đã viết “tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho đất nước ta được độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”
+ Hài hoà giữa cái chung với cái riêng, giữa cá nhân với cộng đồng “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”. Khi cần đặt lợi ích chung lên trên hết (dẫn chứng những anh hùng liệt sĩ)
+ Mỗi người phải xác định: sống là cho là phấn đấu không ngừng. Tố Hữu từng viết “sống là cho đâu chỉ bởi riêng mình”
- Tâm hồn tình cảm lành mạnh, cao đẹp nhân hậu
+ Sống hoà hợp, yêu thương trong gia đình và ngoài xã hội “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”
hoặc “bầu ơi thương lấy bí cùng; Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
+Có ước mơ trong sáng, nỗ lực cá nhân để hoàn thiện
+ Có quan niệm đúng đắn về tình yêu cá nhân và hôn nhân gia đình.
- Không ngừng nâng cao kiến thức, trí tuệ:
+ Kiến thức của nhân loại luôn đổi mới và tiến bộ không ngừng, không học hỏi thường xuyên sẽ trở nên lạc hậu, thiếu hiểu biết không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của XH. Có hiểu biết sẽ giúp con người nhận ra phải trái, đúng sai…có nghĩa là có lí tưởng đúng.
+ Trí tuệ nâng cao sẽ giúp con người làm việc có hiệu qủa trong nghề nghiệp, dễ dàng thực hiện ước mơ.Các Nhà bác học dành cả cuộc đời cho nghiên cứu khoa học.Lê Nin từng nói “học học nữa, học mãi”.
- Hành động lương thiện, tích cực.
+Lí tưởng, ước mơ, tình cảm …thuộc lĩnh vực tinh thần, đi khi chỉ là lí thuyết, phải hành động để lí thuyết ấy trở thành việc làm cụ thể, hàng ngày mới khẳng định được lối sống đẹp.
+ Hành động một cách chủ động như chiến dich mùa hè xanh, An toàn giao thông, tuyên truyền phòmng chống HIV.
+Hành động phải được soi sáng bằng trí tuệ, tình cảm nhân hậu cao đẹp mới giúp cho XH tốt
đẹp hơn qua đó hoàn thiện nhân cách mình.
c, Phê phán những quan niệm sai lầm dẫn đến lối sống không đẹp.
- Chủ nghĩa cá nhân ích kỉ, chỉ biết lợi cho bản thân, gia đình mình.
-Lối sống vô cảm, vô trách nhiệm, bàng quan trước những nỗi đau của người khác, những biến động của XH.
_Sống thực dụng, không ước mơ, hoài bão, thiếu nghị lực, thích hưởng thụ (HS tự tìm ví dụ để chứng minh )
d, Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân:
- Người thanh niên cần rèn luyện cho mình mục đích sống cao đẹp, tâm hồn tình cảm lành mạnh, ra sức học hỏi để kiến thức không ngừng được nâng cao, hàng động thiết thực với xã hội 3- Kết bài câu thơ của Tố Hữu gợi mở nhắc nhở mọi người.Mọi người đều sống đẹp thì XH ngày càng văn minh, đất nước ngày càng giàu mạnh
(Hs nêu cảm nghĩ của bản thân)
ĐỀ 2: suy nghĩ của anh ( chị ) về ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống Dàn ý:
1. Mở bài: giới thiệu về tình bạn trong cuộc sống 2. Thân bài:
a. Giải thích:
- Tình bạn là sự yêu thương, gắn bó giữa những người hợp tính, hợp lý, cùng cảnh ngộ, cùng chí hướng, cùng hoạt động.
- Có nhiều mức độ khác nhau về tình bạn: bạn tâm giao,bạn nối khố, bạn cùng chí hướng…
b. Phân tích những biểu hiện tình bạn và ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống:
- Trong học tập : bạn bè cùng bàn bạc giúp nhau hiểu bài, làm bài, chia sẻ tài liệu, kinh nghiệm học tập, định hướng tương lai…
- Trong rèn luyện nhân cách: bạn bè chân thành chỉ ra những sai lầm, những hạn chế của nhau để cùng khắc phục.
- Trong công việc: bạn bè cùng bàn bạc phương hướng làm việc , đúc rút kinh nghiệm để đạt hiệu quả cao trong công việc.
- Trong tình cảm: bạn bè chia sẻ những buồn vui, chắp cánh ước mơ cuộc sống. tình bạn sẽ tạo sức mạnh tinh thần để vui sống.
- Tình bạn mang lại hạnh phúc cho cong người.
c. Phê phán lối sống giả dối, lợi dụng sự trong sang của tình bạn vói ý đồ không tốt.
d. Liên hệ bản thân và nêu phương hướng hành động:
- Luôn giữ gìn tình bạn đẹp: cùng nhau làm việc, biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến bạn, thong cảm cho nhau, luôn bên cạnh những khi cần thiết và biết rút lui đúng lúc để đảm
bảo những nhu cầu riêng tư của bạn. tuyệt đối không lợi dụng tình bạn để mưu cầu cho những mục đích riêngtư.
- Có ý thức biến thù thành bạn
- Không nghe theo, không a dua với bạn làm những việc sai trái.
3. Kết bài:
Đánh giá, khẳng định giá trị của tình bạn.
Đề 3:
“Chẳng thà thất bại một cách vinh dự còn thành công bằng sự gian xảo” (Sophocle) Từ ý kiến trên, anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về tính trung thực trong cuộc sống Gợi ý:
1. Mở bài : nêu sự cần thiết của tính trung thực trong cuộc sống.
2. Thân bài:
a. Giải thích:
- Thất bại một cách vinh dự: là không đạt kết quả như mong muốn hoặc chịu thua đối phương, nhưng do nguyên nhân khách quan quá lớn không thể vượt qua được, dù đã tận dụng hết nỗ lực cố gắng của bản thân.
- Thành công bằng sự gian xảo: là đạt được kết quả, mục đích như dự định, nhưng không phải bằng trí tuệ, tài năng, bằng ý chí quyết tâm của mình mà bằng sự dối trá, lọc lừa, bằng những thủ đoạn đê hèn.
- Ý cả câu: bằng phép so sánh, câu nói đã đề cao tính trung thực của con người trong cuộc sống.
Vậy trung thực là thành thực, sống ngay thẳng, thật thà, không chấp nhận gian dối. nó là phẩm chất tốt đệp của con người trong cuộc sống.
b. Những biểu hiện của tính trung thực:
- Trung thực với chính mình:hiểu biết khả năng và thực chất của bản thân, trung thực trong suy nghĩ, lời nói, hành động; biết chấp nhận những những hạn chế của mình, biết nhận trách nhiệm và hậu quả do mình làm.
- Trung thực trong học tập, thi cử: học và thi bằng thực lực, không lừa thầy, dối bạn, không gian lậm trong thi cử, chạy điểm, chạy bằng…
- Tring thực trong công việc: làm ăn ngay thẳng, có trch1 nhiệm, làm hết khả năng của mình, không làm ăn trái pháp luật.
- Trung thực trong mối quan hệ với mọi người: không nói sai sự thật, không tham lam của người khác, tuân theo những nội qui, những quy tắc trong giao tiếp.
c. Ý nghĩa củ trung thực trong cuộc sống:
- Sống trung thực đem lại hạnh phúc cao quý, tâm hồn bình yên thoải mái và tự tin…
- Người sống trung thực sẽ tạo được uy tín và được mọi người tin yêu, từ đó dễ thành công trong cuộc sống.
d. Ca ngợi những tấm gương sống trung thuc thực và phê phán một số kẻ sống thiếu
trung thực.
e. Liên hệ bản thân và nêu phương hướng hành động:
- Bản thân cần nhận thức sâu sắc trung thực là giá trị làm nên nhân cách của mình; ngay khi thất bại, thua thiệt nhưng vẫn sống trung thực.
- Không ngừng tu dưỡng để có phẩm chất trung thực.
- Quyết bảo vệ sự trung thực, đấu tranh với mọi hiện tượng thiếu trung thực đang tồn tại khá phổ biến trong xã hội hiện nay.
3. Kết bài: hs tự làm
Đề 4: Trình bày suy nghĩ về câu nói: “ Tình thương là hạnh phúc con người”
Dàn bài:
1. Mở bài :
Tình thương có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với con người, có sức mạnh làm dịu nỗi đau, mang lại hạnh phúc. Vì vậy có ý kiến cho rằng: “ Tình thương là hạnh phúc con người”
2. Thân bài ; a. Giải thích :
- Tình thương; là thứ tình cảm tốt đẹp, dựa trên nền tảng đạo đức của con người, là long yêu thương, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau.
- Hạnh phúc là trạng thái sung sướng, mãn nguyện với những gì mình đã đạt được.
Nội dung ý nghĩa của câu nói: chỉ có tình yêu thương mới đem lại hạnh phúc cho con người.
b. Phân tích, bình luận:
- Trong gia đình: long yêu thương, kính trọng và biết vâng lời cha mẹ, ông bà, sẽ tạo không khí đầm ấm.
- Trong nhà trường: tình thương giữa thầy trò, bạn bè.
- Ngoài xã hội: quan tâm giúp đỡ bằng vật chất, tinh thần đối với người có hoàn cảnh bất hạnh.
c. Ý nghĩa của tình thương:
- Có tình thương, con người cảm thấy sống có trách nhiệm, gắn bó nhau hơn.
- Mặt khác, tình thương có sức mạnh cảm hóa và thay đổi số phận con người.
- Tình thương là sự cho đi đồng thời cũng là sự nhận lại, nó đem lại sự ấm áp, niềm tin, hạnh phúc cho con người và làm xã hội tốt đẹp hơn.
d. Mở rộng:
- Tình thương phải đặt đúng chỗ, nếu không thì chẳng những không đem lại hạnh phúc mà là bất hạnh (người mẹ quá chiều con sẽ khốn khổ vì con, cho tiền những kẻ giả dạng hành khất chính là tiếp tay cho thói lười biếng…)
- Bên cạnh những con người giàu long yêu thương còn những kẻ ích kỉ, vô cảm với nỗi
đau của nhân loại… cần lên án.
e. Bài học nậh thức và hành động:
Con gnười sống không thể thiếu vắng tình thương. Mỗi chúng ta cần sống có tình cảm yêu thương chân thành và hết long san sẻ nó cho mọi người…
3. Kết bài: HS tự làm
Đề 5 : suy nghĩ về những câu thơ sau trong bài thơ “ Một khúc ca xuân” của Tố Hữu:
“Nếu là con chim, chiếc lá Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận cho riêng mình”
Dàn bài
1. Mở bài :
- Có người cho rằng sống phải biết hưởng thụ, tận hưởng những gì cuộc đời ban tặng mà không quan tâm đến sự dóng góp cho đời.
- Đó là quan niệm sống ích kỉ, đáng lên án. Vì vậy, việc sống như thế nào cho phù hợp được Tố Hữu trả lời qua 4 câu thơ:
“Nếu là con chim, chiếc lá Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận cho riêng mình”
2. Thân bài:
a. Giải thích ý nghĩa đoạn thơ: dù là con chim, chiếc lá hay con người, khi đã hiện diện trong cuộc đời đều phải đóng góp với cuộc đời, phải biết cống hiến chứ không chỉ biết hưởng thụ.
b. Phân tích, bình luận: đoạn thơ của TH là một quan niệm sống đúng đắn.
- Đó là quan niệm sống đầy cống hiến, thể hiện một lối sống cao đẹp của thanh niên, làm bật lên ý thức trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng.
- Khi sống trong cuộc đời, mỗi con người phải có trách nhiệm, phải biết “cho” đi bằng nhiều cách:
+ bằng tấm long: như các phong trào ủng hộ đồng bào lũ lụt, nhường cơm xẻ áo với những mảnh đời bất hạnh, hỗ trợ học sinh nghèo..
+ bằng tài năng: lo rèn luyện, sáng tạo để đem kiến thức phục vụ cho cuộc sống.
+ thậm chí bằng cuộc đời mình bằng cách chiến đấu sẵn sàng xả thân vì TQ … - Tất nhiên, cuộc sống của con người không chỉ có cống hiến mà còn phải biết hưởng
thụ, vấn đề là phải biết kết hợp thái độ sống một cách hài hòa, phối hợp với bản thân và cộng đồng.
c. Mở rộng:
- Phê phán lối sống vị kỉ, chỉ biết hưởng thụ cho riêng mình.
- Bản thân cần rèn luyện, tu dưỡng một lối sống tích cực, sống vì mọi người..
3. Kết bài:
- Đoạn thơ của TH là lời khuyên đầy bổ íchvới thanh niên ngày nay.
- Ngay từ bây giờ, hãy xât dựng cho mình một ý thức sống vì cộng đồng..
Đề 6: Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tư khẳng định mình”
Dàn ý:
1- Mở bài: Làm bất cứ việc gì, nếu xác định mục đích rõ ràng kết quả sẽ tốt đẹp hơn.Việc học là cấn thiết đối với sự phát triển trí tuệ và hoàn thiện nhân cách mỗi người.Không phải ai cũng xác định đúng mục đích học tập của mình. Để nhắc nhở sinh viên, học sinh ngày nay xác định đúng mục đích học tập tổ chức giáo dục thế giới UNESCOđề xướng “Học để ……….”
2- Thân bài:
a, Giải thích
- Học để biết là yêu cầu về nhận thức.Tiếp thu kiến thức, nâng cao hiểu biết, đào sâu chuyên môn ngành nghề cụ thể
- Học để làm là yêu cầu học để thực hành. Vận dụng kiến thức đã được học vào công việc cụ thể, Bác Hồ đã từng nói “học đi đôi với hành”
- Học để chung sống, để tự khẳng định mình. Từ hiểu biết kết hợp với thực hành kiến thức sẽ ngày càng nâng cao, con người sẽ hoàn thiện được nhân cách trong cuộc sống
Như vậy mục đích học tập do UNESCO đề xướng là học tập để hoàn thiện trí tuệ, tâm hồn, đào tạo những người có tri thức và nhân cách cao đẹp.
b, Bàn luận về mục đích học tập của UNESCO
Học để biết:
- Con người snh ra chưa có sự hiểu biết, vì vậy để có hiểu biết con người cần phải học.
- Con người có thể tiếp thu tri thức từ nhiều nguồn: Gia đình, nhà trường, xã hội, sách vở, tự học của bản thân.
- Sự hiểu biết sẽ giúp con người phát triển trí tuệ và dung hiểu biết đó để lao động phục vụ cuộc sốngcủa bản thân mình đóng góp cho XH.Như vậy yêu cầu tiếp thu kiến thức là mục đích đầu tiên của học tập.
(Dẫn chứng về sự phát triển của XH loài người)
Học để làm: Là yêu cầu vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Giữa lí thuyết và thực tế luôn có khoảng cách.Lí thuyết và thực hành kết hợp sẽ hỗ trợ nhau .Thực hành là vận dụng lí thuyết một cách cụ thể vì thế cũng là cách kiểm tra lí thuyết.nhờ đó mà lí thuyết được củng cố vững chắc (Dẫn chứng những việc làm cụ thể của công nhân, kĩ sư…hay của học sinh).
- Thực hành là cách cụ thể hoá lí thuyết, khẳng định sự đóng góp của cá nhân trong cuộc sống.
Học để chung sống, khẳng định mình.
- Cá nhân bao giờ cũng tồn tại trong mối quan hệ với cộng đồng, sự hiểu biết của cá nhân góp phần nâng cao trình độ nhận thức của nhân loại và cộng đồng, từ đó có mối quan tâm chia sẻ cùng chung sống.
- Những vấn đề trí tuệ của nhân loại trong thời kì hội nhập có tính toàn cầu càng cao, càng cần sự đóng góp của cá nhân
Ví dụ như vấn đề phòng chống AIDS, môi trường, vũ khí hạt nhân, an ninh lương thực…cần sự chung vai gánh vác của toàn nhân loại.
- Học để khẳng định mình là học tập để ứng dụng khoa học vào đời sống, mang lợi ích cho cộng đồng, đời sống vật chất của cộng đồng được nâng cao, cá nhân sẽ được XH đánh giá cao. Như vậy Học vừa để hoàn thiện nhân cách bản thân vừa góp phần vào sự phát triển của XH
c, Mở rộng vấn đề: Xác định mục đích học tập suốt đời.Việc rèn luyện nhân cách và hoàn thện của mỗi cá nhân cần thường xuyên mọi lúc, moi nơi, ở những việc làm cụ thể. Không chỉ học tập mà bất cứ công việc gì cần xác định mục đích rõ ràng.
3- Kết bài – Nêu tác dụng mục đích học tập do UNESCO đề xướng, và liên hệ bản thân
Đề 7: Hãy bày tỏ ý kiến của mình về tiện tượng được nêu trong bài viết “chia chiếc bánh của mình cho ai”
Dàn bài:
1-Mở bài: Trong khi không ít các bạn trẻ hiện nay đang lãng phí chiếc bánh thời gian vào những việc vô ích thì chàng thanh niên trẻ Nguyễn Hữu Ân “tiêu biểu thanh niên trẻ thành phố Hồ Chí Minh năm 2007”lại dành hết thời gian của mình chăm sóc hai người bệnh ung thư giai đoạn cuối.Một câu chuyện lạ lung làm mọi người phải suy nghĩ về cách sử dụng thời gian của mình.
2- Thân bài:
- Nguyễn Hữu Ân đã nêu tấm gương về lòng hiếu thảo, đức hi sinh của người thanh niên + Ngày tốt nghiệp lớp 12 của Ân cũng là ngày mẹ Ân phát bệnh ung thư phải từ Quảng Trị vào Sài Gòn chữa trị.Gia cảnh nghèo, an hem li tàn, là con út Ân phải chăm sóc mẹ. Hết tiền hai mẹ con sống nhờ bữa cơm từ thiện.Một buổi đi học một buổi vào bệnh viện chăm sóc mẹ, cứ thế Ân chăm sóc mẹ mấy tháng trời bằng tất cả tình thương và lòng hiếu thảo.
+ Cảm phục hơn là Ân vừa chăm sóc mẹ ruột vừa chăm sóc bệnh nhân khác đó là bà Nguyễn Thị Phẳng quê ở Buôn Mê Thuốt nằm viện 6 tháng trời mà không có con cái hay người nhà chăm sóc.Ân mang nước, lấy cơm, nhận thuốc, giặt quần áo…những hôm bà Phẳng không ngủ được vì đau đớn ân thức suốt đêm quạt, chăm sóc bà như mẹ ruột.
+ Mẹ mất, Ân nhận bà Phẳng là mẹ, vừa học vừa làm vừa chăm sóc cho bà Phẳng.Nơi gầm giừơng của bà Phẳng là nơi ân học bài
Việc làm của Ân tuy nhỏ nhưng có giá trị giáo dục về lòng thương người, giúp đỡ sẻ chia những người gặp hoàn cảnh bất hạnh
- Ngày nay có nhiều tấm gương như Nguyễn Hữu Ân xuất hiện ở khắp nơi. Họ có thể là những thanh niên tình nguyện, có thể không ao biết tên , họ không để lạ địa chỉ nhưng họ đều