Tính hệ thống theo bài

Một phần của tài liệu skkn tìm HIỂU và vận DỤNG NGUYÊN tắc đảm bảo TÍNH hệ THỐNG NHẰM PHÁT TRIỂN tư DUY CHO học SINH TRONG dạy học địa lý 10 (Trang 32 - 44)

2. Tìm hiểu và vận dụng nguyên tắc hệ thống bảo đảm tính hệ thống nhằm phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học Địa lí 10

2.6. Bảo đảm tính hệ thống trong chương trình SGK Địa lí 10

2.6.2. Tính hệ thống theo bài

Để đảm bảo tính hệ thống theo bài sau khi phân tích những nội dung chương trình theo phần, theo chương, người GV cần bắt tay vào việc thiết kế bài dạy đảm bảo tính hệ thống theo hướng tổ chức các hoạt động nhận thức nhằm phát triển tư duy cho học sinh. Khi lập kế hoạch bài dạy, GV cần đặt các câu hỏi sau đây:

+ Mục tính bài học là gì?

+ Cần chuẩn bị và thiết kế đồ dùng dạy học gì? Có những bản đồ và biểu đồ, tranh ảnh nào cần thiết cho tiết dạy?

+ Học sinh cần chuẩn bị những gì?

GV cần chuẩn bị thông tin, tư liệu nào cho HS?

+ Cần thiết kế những hoạt động nào? Tương ứng với mỗi hoạt động cần chuẩn bị phiếu học tập, phiếu giao việc, trò chơi nào cho học sinh?

+ Ở bài học nên chia nhóm HS như thế nào?

+ Nên bố trí các nhóm ngồi theo tưng công việc ra sao?

+ Các bước lên lớp tiến hành như thế nào cho hợp lí và hấp dẫn?

Có thể xem kế hoạch bài dạy là bản thiết kế các hoạt động của GV và HS theo trình tự thời gian một tiết trên cơ sở nội dung bài và các phương tiện dạy học nhằm đạt được mục tiêu của bài học.

Từ đó, GV có thể lựa chọn các hoạt động cho phù hợp với nội dung của bài, các phương tiện dạy học được sử dụng trong bài và trình bày một cách có hệ thống. GV dự kiến thời gian cho từng hoạt động. Và điều khá quan trọng là qua kết quả bài dạy thì GV có thể đoán trước được các tình huống xảy ra, sử dụng tốt nhất thời gian lên lớp dành cho giờ dạy của mình. Nếu như giáo án truyền thống chỉ tái hiện nội dung SGK thì kế hoạch bài dạy chỉ rõ hoạt động của GV và HS trong quá trình dạy học.

Các bước thiết kế bài dạy:

+ Xác định mục tiêu

+ Chuẩn bị các thiết bị dạy học

+ Xác định kiến thức, kỹ năng cơ bản và kiến thức trọng tâm của bài học, mối quan hệ giữa các kiến thức.

+ Tạo nhu cầu hứng thú nhận thức cho học sinh.

+ Xác định hình thức tổ chức dạy học.

+ Xác định phương pháp dạy học.

Đảm bảo tính hệ thống bài học cũng đồng thời phát triển tư duy cho HS thông qua các hoạt động học tập. Thiết kế các hoạt động cho HS là một hoạt động quan trọng. Vì thế, nếu không có các hình thức tổ chức hoạt động dạy học cho HS thì khi lên lớp GV chỉ có cách quay về lối dạy học cũ theo kiểu truyền thụ một chiều, thầy thuyết trình giảng giải, trò ghi chép.

Để thiết kế bài học có hiệu quả, GV nên làm theo trình tự sau:

+ Xác định mục tiêu và nội dung của các hoạt động: các hoạt động của HS trong một bài học thường có 3 chức năng: ôn lại kiến thức cũ để chuẩn bị có kiến thức mới, học nội dung mới, ghi nhớ và lên kế hoạch sắp tới.

+ Dự tính phân chia thời gian cho mỗi hoạt động có ý nghĩa rất lớn. Nó tạo điều kiện cho việc lập kế hoạch chi tiết của bài học một cách khoa học, đồng

thời cũng góp phần xác định trọng tâm, trọng điểm của bài học, từ đó giúp GV thực hiện thành công bài dạy trên lớp.

+ Chuẩn bị phiếu học tập, phiếu giao việc cho HS khi cần thiết.

2.6.2.1. Xác định các PPDH trong bài để đảm bảo tính hệ thống.

Song song với việc đổi mới SGK, đổi mới phương pháp dạy học cũng được đặt ra. Vì chỉ có đổi mới căn bản phương pháp dạy và học chúng ta mới tạo được sự đổi mới trong giáo dục.

Đổi mới phương pháp dạy học là kế thừa, phát triển những mặt tích cực của phương pháp dạy học quen thuộc, đồng thời cần học hỏi, vận dụng một số phương pháp mới phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh hiện tại. Vận dụng nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống trong việc dạy và học bao gồm việc vận dụng các phương pháp dạy học trong một tiết học sao cho HS vừa nắm được kiến thức vừa phát huy được tư duy sáng tạo. Những phương pháp đóng góp to lớn trong việc phát triển tư duy cho học sinh.

Vấn đáp

Vấn đáp (đàm thoại) là phương pháp trong đó GV đặt ra các câu hỏi để HS trả lời, hoặc có thể tranh luận với nhau, qua đó HS lĩnh hội được nội dung bài học. Nhìn chung, các câu hỏi phát triển tư duy cho HS trong quá trình đàm thoại thường tập trung vào hai yêu cầu: bắt HS so sánh hai sự kiện, hiện tượng địa lí đã biết và giải thích các hiện tượng, sự kiện địa lí mới bằng cách vận dụng các kiến thức đã học. Bên cạnh đó, việc kết hợp phương pháp vấn đáp và phương pháp hướng dẫn HS khai thác tri thức từ kênh hình cuãng tạo nên hiệu quả bất ngờ trong hoạt động dạy học. Qua kênh hình HS cũng hứng thú hơn với các câu hỏi đặt ra của GV.

Ví dụ: Khi dạy bài 21 GV cho HS quan sát hình núi An pơ (trang 67) và thảm thực vật sườn Tây núi Cap ca (trang 73). Nhận xét các vành đai thực vật phân bố từ thấp lên cao và tại sao có sự phân bố đó?

Để trả lời được câu hỏi này, HS phải xác định được vị trí địa lí của hai dãy núi này trên thế giới, nắm được các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành

các vành đai sinh vât. Các yếu tố này HS đã học từ các bài trước đó, vì vậy, HS sẽ hệ thống được kiến thức rồi mới đưa ra quy luật địa đới.

Phương pháp dạy học nêu vấn đề

Trong khi xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh gay gắt thì việc phát hiện và giải quyết sớm, hợp lí các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là một năng lực đảm bảo sự thành đạt trong cuộc sống. Do đó, tập cho HS có thói quen đặt ra và giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống được xem như là mục tiêu của giáo dục và đào tạo. Trong phương pháp nêu vấn đề, GV không trình bày tri thức theo một trình tự có sẵn mà có sự sắp đặt các tình huống theo dạng nêu vấn đề, có các mâu thuẫn, kích thích người học phải suy nghĩ và tìm ra cách giải quyết. Thông qua đó, giúp người học nhận thức và lĩnh hội được tri thức mới. Như vậy, điều cốt yếu của phương pháp dạy học nêu vấn đề là tạo ra các tình huống có vấn đề.

Ví dụ: Trong bài 21 SGK Địa lí 10 “Quy luật địa đới, phi địa đới”, sau khi tìm hiểu xong quy luật địa đới GV đặt ra mâu thuẫn: Qua phần quy luật địa đới chúng ta biết rằng các thành phần cảnh quan và địa lí thay đổi theo quy luật vĩ tuyến, nhưng ở các vùng núi cao thành phần cảnh quan và địa lí có sự thay đổi theo độ cao?

Như vậy, ưu điểm của phương pháp dạy học nêu vấn đề là tăng cường phát triển tư duy cho HS một cách sáng tạo, cung cấp năng lực thích ứng với cuộc sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải quyết các vấn đề nảy sinh.

Phương pháp dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ

Đây là phương pháp khá mới so với đa số các GV, phương pháp này giúp cho các thành viên trong nhóm chia sẻ những băn khoăn cũng như kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới, từ đó nhận thức được trình độ hiểu biết của mình. Bài học của GV trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau của HS chứ không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ GV.

Thành công của phương pháp này phụ thuộc vào sự tham gia nhiệt tình của mọi người, đây cũng là phương pháp trung gian giữa việc làm độc lập của

từng HS với việc chung của lớp. Đây cũng là một cách phát triển tư duy cho HS, thông qua việc trao đổi bài, thảo luận HS sẽ nhớ bài rất lâu và nhận thức được nhiều vấn đề.

Phương pháp dạy học theo dự án

Dạy học theo dự án là một hình thức trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp gắn liền với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả. Hình thức làm việc chủ yếu là dựa theo nhóm, kết quả của dự án là những sản phẩm có thể giới thiệu được (các bài viết, tranh ảnh, chương trình hành động cụ thể).

Mục tiêu của dạy học theo dự án là đào tạo con người đáp ứng được với nhu cầu của xã hội mới, tận dụng công nghệ tin học trong giảng dạy và học tập sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Và tiêu chí cuối cùng là phát triển kỹ năng tư duy bậc cao, làm cho việc học thực sự đi đôi với thực hành. Tư duy bậc cao này thể hiện theo 6 cấp độ: biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá.

Ví dụ: Khi dạy bài 36 “Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải”. Hệ thống câu hỏi đảm bảo các mức độ trên:

- Câu hỏi khái quát: Vai trò của ngành giao thông vận tải trong đời sống hiện nay?

- Câu hỏi bài học: Em biết gì về mạng lưới giao thông vận tải nơi em đang ở?

- Câu hỏi nội dung: Thực trạng vấn đề giao thông vận tải ở Đồng Nai?

Ưu điểm và hạn chế? Biện pháp khắc phục?

Qua hệ thống câu hỏi trên, HS sẽ phát triển được tư duy của mình thông qua việc trả lời những câu hỏi từ mức độ thấp lên cao, đồng thời tạo sự hứng thú cho HS thông qua phương pháp dạy học tích cực.

2.6.2.2. Cách thức dẫn nhập

Dẫn nhập hay mở bài là một trong những hình thức quen thuộc khi bắt đầu vào một bài mới, dẫn nhập thông thường cần đảm bảo tính hứng thú cho

HS, định hướng cho hoạt động nhận thức của HS. Vì vậy, để có một cách thức dẫn nhập tốt, gây hứng thú và đảm bảo tính hệ thống trong hoạt động dạy học, người GV cần nói cho HS biết rằng để nắm được bài học, HS phải làm gì, HS giải quyết các vấn đề gì? Mối quan hệ giữa các vấn đề đó như thế nào? Việc thông báo đó giúp HS định hướng được hoạt động nhận thức của mình trong suốt tiết học.

Ví dụ: Khi học bài 17 – Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng. GV thông báo cho HS tên bài học, và GV cho biết thêm muốn tìm hiểu về thổ nhưỡng, cần phải tìm hiểu khái niệm, đặc trưng và các nhân tố hình thành và trong đó nhân tố nào là quan trọng nhất? HS có thể suy nghĩ theo gợi ý của GV trong quá trình lĩnh hội tri thức, GV vừa đảm bảo tính hệ thống vừa định hướng phát triển tư duy cho HS.

Hoặc khi dạy bài 29 - Địa lí ngành chăn nuôi, GV có thể cho HS xem một số món ăn hàng ngày đăng trên các tạp chí.

Hình 2.3. Một số món ăn sử dụng nguyên liệu từ ngành chăn nuôi

G GV hỏi HS nguyên liệu chính của các món ăn này, sau đó vào bài:

“Trong bài 28 - Địa lí trồng trọt, chúng ta đã tìm hiểu về các loại cây trồng chính hiện nay trên thế giới - đó là nguồn cung cấp tinh bột hàng ngày cho chúng ta. Vậy còn chất đạm, chất béo do vật nuôi cung cấp như thế nào? Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.”

2.6.2.3. Hệ thống câu hỏi theo bài

Tùy từng hoàn cảnh cụ thể, thiết bị dạy học và trình độ HS, hình thức tổ chức hoạt động (cá nhân, nhóm, lớp…) mà xây dựng hệ thống câu hỏi cho phù hợp để đạt được mục tiêu chung của bài dạy và phát triển tư duy tích cực cho HS thông qua hệ thống câu hỏi đó.

Ví dụ: Khi dạy bài 16 - Sóng. Thủy triều. Dòng biển, để đặt câu hỏi cho HS, GV phải sưu tầm các tranh ảnh, tài liệu liên quan đến bài học. Dựa vào tranh ảnh, GV đặt câu hỏi:

- Dựa vào sự hiểu biết của bản thân, cũng như thông qua các hình ảnh, hãy diễn tả sự hoạt động của sóng? Nguyên nhân gây ra sóng biển?

- Sóng thần là gì? Ví dụ về đợt sóng thần em biết? Cách nhận biết sóng thần?

GV hình dung ra câu trả lời của HS, những lỗi HS mắc phải để rút kinh nghiệm cho HS.

2.6.2.4. Cách thức chuyển ý

Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên một bài học đảm bảo tính hệ thống liền mạch đó chính là cách chuyển ý giữa các phần trong bài. Đây là phần mấu chốt góp phần tổng kết lại một phần vừa học, đồng thời đưa HS vào kiến thức mới, tránh tạo tâm lí hụt hẫng khi đề cập tới kiến thức mới.

Ví dụ: Khi dạy bài 6 – Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt trời của Trái đất. Khi dạy hết phần I – Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt trời, để chuyển sang phần II, III về các hệ quả chuyển động xung quanh Mặt trời của Trái đất là các mùa trong năm và ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ,

GV có thể chuyển ý như sau: Có lẽ trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, ai cũng từng nghe đến hai câu ca dao:

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

Hai câu ca dao đã trở nên rất quen thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam, vì sao ông cha ta lại đúc kết nên hai câu ca dao này? Ý nghĩa ra sao?

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong phần thứ II.

2.6.2.5. Hệ thống sơ đồ, bảng biểu, số liệu thống kê, hình ảnh, phim minh họa.

Kênh hình trong SGK Địa lí 10 khá đa dạng, gồm nhiều sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh. Trong quá trình biên soạn, kênh hình vừa đảm bảo tính mĩ thuật, tính khoa học và tính sư phạm. Đối với phần Địa lí tự nhiên, kênh hình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình nhận thức của HS.

Sơ đồ

Sơ đồ được xếp vào nhóm kênh hình. Nội dung của sơ đồ có thể biểu diễn theo một trình tự hay một quy trình (sơ đồ sản xuất công nghiệp trang 119), quá trình tương tác lẫn nhau (sơ đồ vòng tuần hoàn nước), một hình vẽ (bài 33)

Chúng ta có thể đưa ra dẫn chứng trong bài 33 – Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

Hình 2.4. Sơ đồ một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Để khai thác hình 33 - Sơ đồ một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trang 132, GV cho HS tiến hành như sau:

- Xác định tên sơ đồ, từ đó có thể hiểu được khái quát nội dung mà sơ đồ thể hiện.

- Đọc sơ đồ: Xác định đối tượng, khái niệm, vấn đề được nhắc đến trong sơ đồ, giải thích các khái niệm, vấn đề chưa rõ ràng.

- Giải quyết các câu hỏi dưới dạng sơ đồ hoặc câu hỏi gợi ý do GV đưa ra.

- Lấy ví dụ chứng minh cho các ý trong sơ đồ.

+ Tên sơ đồ “Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp”

+ Đọc sơ đồ: GV đặt ra câu hỏi:

- Đối tượng nhắc đến trong sơ đồ trên là gì?

- Xác định tên, đặc điểm nhận dạng?

- Nêu ví dụ cụ thể cho từng hình thức ở địa phương em hay trên thế giới?

- Tìm mối liên hệ giữa các hình thức này?

Bản đồ

Bảnđồ là một phương tiện trực quan, một nguồn tri thức địa lí quan trọng.

Qua bản đồ, HS có thể nhìn một cách bao quát hơn những khu vực lãnh thổ rộng lớn, những vùng xa xôi trên bề mặt Trái đất mà chưa bao giờ có điều kiện quan sát.

Về mặt phương pháp, bản đồ được coi là phương tiện trực quan cho HS khai thác, củng cố tri thức và phát triển tư duy cho HS trong khi học Địa lí.

Những kí hiệu màu sắc, cách biểu hiện trên bản đồ là những nội dung Địa lí được mã hóa, trở thành ngôn ngữ đặc biệt – ngôn ngữ bản đồ. Trong chương trình SGK Địa lí 10 ta thấy có nguyên một chương đề cập về bản đồ, cac phép chiếu hình bản đồ, các kí hiệu… Đó chính là cơ sở để HS đọc được bản đồ và có các kĩ năng, kĩ xảo về bản đồ.

Ví dụ: Về bản đồ các đới khí hậu trên Trái đất (hình 14.1 trang 53). Dựa vào bản đồ này GV có thể đặt câu hỏi để khai thác tri thức từ bản đồ như sau:

“Xác định các đới khí hậu trên Trái đất” hay “Nhận xét sự phân hóa khác nhau giữa khí hậu nhiệt đới và khí hậu ôn đới”. Những câu hỏi này vừa giúp HS khai thác tri thức từ bản đồ vừa nhắc lại một phần kiến thức các em đã học từ bài khí hậu.

Hình 2.5. Bản đồ các đới khí hậu trên Trái đất

Biểu đồ

Một điều đặc biệt nữa trong SGK Địa lí 10 chính là hệ thống biểu đồ.

Những số liệu khi được thể hiện thành biểu đồ bao giờ cũng có tính trực quan, làm cho HS tiếp thu được tri thức dễ dàng, tạo hứng thú trong học tập.

Ví dụ: Khi dạy bài 32 - Địa lí các ngành công nghiệp (tiết 1) để dạy phần công nghiệp năng lượng, GV có thể cho HS nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu

Một phần của tài liệu skkn tìm HIỂU và vận DỤNG NGUYÊN tắc đảm bảo TÍNH hệ THỐNG NHẰM PHÁT TRIỂN tư DUY CHO học SINH TRONG dạy học địa lý 10 (Trang 32 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w