2. Tìm hiểu và vận dụng nguyên tắc hệ thống bảo đảm tính hệ thống nhằm phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học Địa lí 10
2.6. Bảo đảm tính hệ thống trong chương trình SGK Địa lí 10
2.6.3. Mối quan hệ liên môn trong dạy học Địa lí 10
Khoa học Địa lí là một trong những bộ môn khoa học thuộc hệ thống các ngành khoa học trên thế giới. Sự phát triển của ngành khoa học Địa lí cũng liên quan mật thiết đến các ngành khoa học khác. Mối quan hệ tương tác, hỗ trợ nhau trong việc sử dụng kết quả nghiên cứu, đảm bảo cho các ngành khoa học phát triển một cách toàn diện trong hệ thống chung và hệ thống các ngành khoa học.
Do đó, kiến thức Địa lí 10 cũng tiếp thu những kiến thức nền tảng của khoa học Địa lí trên cơ sở đảm bảo tính vừa sức đối với HS, cũng như tính hệ thống trong mối quan hệ liên môn.
Khi tìm hiểu, xem xét mối quan hệ liên môn trong SGK Địa 10, GV có thể thấy sự tác động qua lại giữa các bộ môn trong nhà trường phổ thông. Từ đó, GV có thể tự tin truyền tải kiến thức Địa lí với sự phối hợp giữa các bộ môn khác trong nhà trường nhằm đảm bảo tính hệ thống trong dạy học. Việc liên hệ các môn học có liên quan trong bộ môn Địa lí cũng góp phần làm cho các em HS có khái nhìn khái quát về hệ thống tri thức của nhà trường mà các em lĩnh hội. Đây cũng là cách để rèn luyện tư duy một cách logic.
Ví dụ: Khi dạy bài 5 -Vũ trụ - Hệ Mặt Trời và Trái đất – Hệ quả chuyển động quanh trục của Trái đất. Trong phần 3 – Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể - GV có thể sử dụng các kiến thức vật lí để giải thích cho HS hiểu về vận tốc dài, Lực Côriôlit và sự lệch hướng chuyển động đó do tác động của lực Côriôlit.
+ Lực Côriôlit (F): được biểu thị bằng công thức: F =2 . . .sinωm v ϕ
( Lực này do nhà toán học người Pháp G. Côriôlit đưa ra vào năm 1835, vì vậy gọi là lực Côriôlit)
Trong đó: ω: Tốc độ góc của Trái đất m: Khối lượng vật thể
v: Vận tốc chuyển động của vật thể
ϕ : Vĩ độ Địa lí ở nơi vật thể chuyển động.
Ở xích đạo, lực Côriôlit bằng 0 và lực tăng theo sự tăng lên của vĩ độ địa lí.
+ Về vận tốc góc: Bất cứ điểm nào trên bề mặt Trái đất (trừ hai cực) đều quay được một góc như nhau trong cùng một đơn vị thời gian. Đó là vận tốc góc
quay (kí hiệu làΩ) và tính bằng công thức:
2. 2. . 0
24 15 /
r h
T h
π π
Ω = = =
Như vậy: Sau 1 giờ, mọi điểm bất kỳ trên bề mặt đất đều quay được 1 góc 150, ngược lại vận tốc dài ở các địa điểm khác nhau trên bề mặt đất phụ thuộc vào vĩ độ của chúng.
+ Vận tốc dài: Biểu thị chuyển động của một điểm trong một khoảng thời gian xác định phụ thuộc vào vĩ độ địa lí của điểm đó, được tính bằng công thức:
2. .r .
V r
T
= π = Ω
Trong đó: r: bán kính vòng vĩ tuyến chứa điểm đó T: thời gian (tính bằng giây)
Ω : vận tốc góc V: vận tốc dài
Ví dụ: Dạy bài 16 – Sóng. Thủy triều. Dòng biển - Khi giải thích hiện tượng thủy triều GV Giải thích cụ thể hơn bằng Định luật vạn vật hấp dẫn của Issac Newton (1642 – 1727).
Phần “Sóng” - GV có thể đọc bài thơ “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh:
“ Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu Em cũng không biết nửa Khi nào ta yêu nhau”
Hay khi dạy Bài 6 – Hệ quả chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời – GV giải thích hiện tượng tự nhiên qua sự đúc kết từ câu ca dao:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Hay khi dạy bài 9 - Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất (tiết 2) - GV có thể đọc cho HS nghe đoạn thơ sau, để HS có thể hình dung ra vấn đề:
Anh xa em Trăng cũng lẻ Mặt trời cũng lẻ
Biển vẫn cậy mình dài rộng thế Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn
Gió không phải là roi mà đá núi phải mòn Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím Sóng chẳng đi đến đâu nếu không đưa em đến tím Vì sóng đã làm anh
Nghiêng ngả Vì em…
………..
Như vậy, có thể thấy kiến thức Địa lí 10 khá tổng hợp và khá dài, đòi hỏi HS phải biết liên hệ giữa các kiến thức trong nhà trường phổ thông. Như thế vừa
đảm bảo tính hệ thống trong chương trình, vừa đảm bảo tính liên môn, tính khoa học, tính vừa sức và phát triển tư duy cho HS. Vì vậy, để đảm bảo việc dạy học theo tính hệ thống, GV phải trang bị cho mình các kiến thức tối thiểu về môn học mà SGK sử dụng để tiến hành giảng dạy, GV sẽ là người khơi gợi cho HS những kiến thức đó, đồng thời giúp các em hệ thống lại kiến thức mà mình đã học, đồng thời nắm kiến thức mới một cách vững chắc. Đây cũng là một phương pháp học tập tích cực và mang lại hiệu quả cao. HS sẽ không cảm thấy nhàm chán khi học Địa lí vì trong giờ học các em có thể liên hệ với các môn học khác, đồng thời vừa tiếp thu được kiến thức mới. Chính điều này tạo nên sự hứng khởi cho các em trong giờ học. Đây chính là điều GV chú ý trong việc dạy học để đảm bảo tính hệ thống.